Bạn là người yêu thích nước Nhật và văn hóa Nhật Bản. Bạn từng thấy cộng đồng mạng nhắc đến hai từ Wibu và Weeaboo với nhiều điều ám chỉ. Bạn thắc mắc về ý nghĩa và sự khác biệt giữa 2 từ này? Vậy hãy khám phá bài viết dưới đây để cùng “thông não” ngay nhé!

Wibu là gì?

Wibu là cách đọc tiếng Việt của cộng đồng mạng Việt Nam dành cho từ gốc Weeaboo. Nhìn chung, bản chất và ý nghĩa thuật ngữ Wibu ở Việt Nam và Weeaboo là một, chỉ khác ở chỗ Weeaboo được dùng với người phương Tây với nghĩa “Người Nhật Da Trắng” như đã được giải thích ở trên còn Wibu chỉ được dùng cho người Việt Nam mà thôi.Bạn đang xem: Weeb là gì

Dù hướng tới đối tượng khác nhưng Wibu khi được sử dụng ở Việt Nam vẫn mang tính mỉa mai và khá tiêu cực như từ gốc của nó. Ngoài việc ám chỉ những người Việt Nam hâm mộ văn hóa Nhật một cách quá mức, mất kiểm soát, Wibu còn được dùng cho những người chẳng hiểu gì về Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản mà luôn tự nhận bản thân là có hiểu biết và thích thể hiện.

Đang xem: What is the meaning of weeb là gì, dùng Để Ám chỉ ai? thân nhật bản

*

Ví dụ cho phần định nghĩa Wibu ở trên là có những người cuồng Nhật Bản quá mức và bày đặt “chém” tiếng Nhật như người Nhật, biến tiếng Nhật thành ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày được sử dụng nhiều hơn cả tiếng Việt nhưng sai bét và tự làm bản thân mình trở nên ngu học.

Một ví dụ khác nữa là những người xem vài tập anime hoặc đọc vài chap manga xong tự nhận mình là Otaku một cách đầy tự hào. Họ cũng hay thể hiện những hiểu biết “chắp vá”, qua loa của mình về văn hóa Nhật đầy khoe khoang và lố bịch trên các trang mạng xã hội.

Thật ra, gọi một số thành phần trên là Wibu cũng chả gì xấu, có xấu chỉ là dùng từ này một cách bất hợp lý ngay khi những người bị gọi họ chả làm gì sai.

Dùng thuật ngữ Wibu như thế nào?

Hiện tại thuật ngữ Wibu có thể nói đã và đang rất thịnh hành tại Việt Nam, tuy nhiên do việc chưa nắm rõ bản chất của thuật ngữ và quá trình hình thành Weeaboo do vậy những người hâm mộ vẫn sử dụng thuật ngữ này một cách vô tội vạ.

Xem thêm: Vì Sao Tiktok Là Gì ? Các Kiến Thức Đầu Tiên Về Tiktok Bạn Cần Nắm Được!

Nhưng dù cách nói thế nào, từ này cũng có ý chỉ mỉa mai người khác và mang tính tiêu cực. Vì vậy, khi sử dụng từ này bạn hãy cân nhắc có nên gọi họ như thế không nhé!

Weeaboo là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu về Weeaboo, chúng ta hãy cùng khám phá qua “tiền thân” của từ này – Wapanese. Đây là một thuật ngữ ra đời năm 2002 và bắt đầu phổ biến với cộng đồng từ năm 2005. Wapanese có nghĩa là Người Nhật Da Trắng, được ghép từ hai từ “wannabe” và “white”. Từ này dùng để chỉ một người da trắng bị ám ảnh, hâm mộ, cuồng nhiệt quá mức văn hóa Nhật Bản, thường là Anime, Manga và Hentai.

Quay trở lại với Weeaboo, đây là một thuật ngữ được một quản lý của diễn đàn 4chan cắt nghĩa từ một từ trong bộ truyện tranh có tựa đề Perry Bible Fellowship được sáng tác bởi Nicholas Gurewitch. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng thuật ngữ Weeaboo lại trở nên phổ biến hơn và nhanh chóng thay thế cho từ Wapanese nhằm ám chỉ đến những thứ khó chịu liên quan đến nhóm người này. 4chan đã lựa chọn từ này và áp dụng nó theo một nghĩa tương đối tiêu cực, mang tính sỉ nhục đối với thuật ngữ Wapanese cũng đã từng xuất hiện trên 4chan trước đó.

Đặc điểm của Weeaboo

Theo Urban Dictionary (2005-2015), Weeaboo thường có các đặc điểm:

Bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.Thể hiện nỗi ám ảnh với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản.Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai, dẫn tới phá vỡ ranh giới xã hội.Hiểu biết về đất nước và ngôn ngữ Nhật Bản thông qua các tác phẩm Anime và Manga.

Ngoài ra, Weeaboo còn là thuật ngữ mà những người hâm mộ này sử dụng với những người hâm mộ khác, phân biệt người hâm mộ thông thường và người hâm mộ đến mức “cuồng”.

Xem thêm: Phân Biệt Tham Trị Là Gì – Ý Nghĩa Tham Số, Tham Trị, Tham Biến

Liệu Weeaboo có giống Otaku?

Khác với những đặc điểm của Weeaboo, Otaku là người Nhật mê mẩn thế giới truyện tranh, hoạt hình. Họ thích tìm hiểu, sưu tập, đọc và xem Manga hay Anime thâu đêm suốt sáng, có trí nhớ siêu đẳng với các tác phẩm đó; thậm chí là tưởng tượng “nhập vai” vào các phân cảnh trong truyện hay phim và có hành động, biểu hiện giống với nhân vật mình yêu thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *