Mô hình dữ liệu WCO kết nối các đối tác thương mại

*
Ảnh minh hoạ

     Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ này chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của quốc gia và còn bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật dựng sẵn của EDI. Ngay cả khi, cơ quan Hải quan đặt ra yêu cầu thống nhất về thông tin hàng hóa, các biểu mẫu, các yếu tố dữ liệu và định dạng điện tử thì vẫn tồn tại những cách thức xử lý thông tin, dữ liệu và các chuẩn mực ứng dụng khác nhau.

Đang xem: Mô hình dữ liệu wco là gì, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức wto như

Các chuẩn mực quốc tế về dữ liệu điện tử như Thư mục yếu tố dữ liệu thương mại của Liên Hiệp Quốc (UN/TDED) và UN EDI áp dụng cho hoạt động hành chính, thương mại và vận tải (UN/EDIFACT) được xây dựng theo yêu cầu chung của các lĩnh vực trên chứ không chỉ xây dựng riêng cho lĩnh vực hải quan. Trong chuẩn EDI, không có thư mục riêng về dữ liệu điện tử cho quản lý hải quan phục vụ hài hòa và đơn giản hóa các yêu cầu dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Các thông điệp UN/EDIFACT dùng trong lĩnh vực hải quan (như CUSDEC đối với khai báo hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu và CUSCAR để quản lý lược khai) có thể tương thích thì lại không đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu.

Để giải quyết sự thiếu thống nhất của các hệ thống dữ liệu, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã phát triển một mô hình dữ liệu bao gồm các tập hợp yếu tố dữ liệu được chuẩn hóa, dựa trên các chuẩn mực được chấp nhận trên toàn thế giới và được sắp xếp để giảm thiểu công sức và chi phí thương mại. Mô hình quản lý các dữ liệu do doanh nghiệp và nhà vận tải gửi đến cơ quan Hải quan phục vụ mục đích thông quan hàng hóa tại biên giới. Việc xử lý các luồng dữ liệu trong mô hình tuân thủ các quy định của Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Phiên bản Mô hình dữ liệu WCO 3.0 hiện là bản mới nhất và đã tính đến cả những yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý biên giới. Phiên bản 3.0 được đưa ra nhằm khuyến khích các thành viên WCO ứng dụng một công nghệ thống nhất có thể giúp các quốc gia thực hiện mục tiêu đơn giản hóa và hài hòa thông tin trong bối cảnh triển khai cơ chế Một cửa. Theo WCO, khi áp dụng Mô hình dữ liệu, cơ quan Hải quan sẽ được hưởng nhiều lợi ích.

Trước hết, các dự án triển khai cơ chế một cửa đang ngày càng tăng sẽ được đảm bảo một nền tảng cơ sở dữ liệu bền vững, đáng tin cậy. Dữ liệu thống nhất sẽ hỗ trợ cho việc quản lý doanh nghiệp trong các chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO). Các luồng thông tin sẽ được xử lý trên nền tảng phi giấy tờ góp phần thúc đẩy Sáng kiến của WCO về mạng lưới hải quan toàn cầu (GCN) với mục tiêu làm cho các cơ quan Hải quan xích lại gần nhau hơn.

Câu hỏi mà các Tổng cục trưởng Hải quan đặt ra khi tìm hiểu về Mô hình này thường liên quan đến số lượng các quốc gia đang thực hiện Mô hình dữ liệu. Thực chất của câu hỏi này là ai chấp nhận các đặc tính của Mô hình dữ liệu. Thật không may, đây lại là câu hỏi mà WCO chưa thể trả lời với sự chắc chắn. Thông tin mà WCO đưa ra là nhiều quốc gia đang ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình áp dụng Mô hình dữ liệu. Đây là kết quả có được từ báo cáo của các đoàn công tác khảo sát thực tế về tăng cường năng lực trong chương trình Columbus.

Xem thêm: Căn Hộ Studio Là Gì ? Ưu, Nhược Điểm & Pháp Lý Căn Hộ Studio

Mới đây, WCO đã thực hiện một cuộc thăm dò toàn cầu về phát triển cơ chế Một cửa, kết quả cho thấy 25 trong số 60 quốc gia có ý kiến tham gia đã chấp nhận một phiên bản dữ liệu của WCO. Thêm vào đó, dựa trên thông tin mà UNCTAD chia sẻ với WCO và kết quả phân tích của hai tổ chức này thì dường như hệ thống ASYCUDA World đã sử dụng một phần lớn các yếu tố dữ liệu của phiên bản Mô hình dữ liệu 3.0. Tuy nhiên, kết quả này chưa thể coi là chính thức vì chỉ khi nào WCO thực hiện một cuộc khảo sát riêng cho chủ đề này tại từng thành viên của mình thì mới có thể khẳng định chắc chắn.

Chấp nhận sử dụng Mô hình dữ liệu có nghĩa là thay thế hoặc thay đổi các mô hình thông tin vốn là cốt lõi của bất kỳ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) nào. Thời điểm lý tưởng để áp dụng Mô hình dữ liệu WCO là khi phát triển một hệ thống mới hoặc khi tiến hành đại tu hệ thống hiện có. Vì vậy, các quốc gia có thể áp dụng cách sửa đổi từng bước ứng dụng phần mềm để chúng phù hợp với chuẩn dữ liệu của WCO. Cũng cần ý thức về ảnh hưởng của việc điều chỉnh một hệ thống CNTT để kết nối với các hệ thống CNTT khác của các đối tác thương mại quốc tế. Cơ quan Hải quan chia sẻ thông tin với các bên tham gia quá trình thông quan như các cơ quan chính phủ khác, ngân hàng, cảng vụ… Cộng đồng này cần phải chấp nhận thay đổi tức là phải sử dụng những giao diện chuyển đổi.

Để chấp nhận Mô hình dữ liệu WCO, một quốc gia phải đánh giá thực trạng đáp ứng công cụ mới với sự hỗ trợ của các chuyên gia CNTT. Những quốc gia không phù hợp để áp dụng Mô hình dữ liệu cần thay thế hệ thống CNTT và theo sát  hướng dẫn về hài hòa dữ liệu của WCO. Đây là tài liệu do WCO xây dựng trong đó cụ thể hóa bộ dữ liệu trong bảng đối chiếu giữa hệ thống cũ và mới cũng như mô tả chi tiết hệ thống phục vụ cho quá trình chuyển đổi.

Cho đến nay, nhóm công tác Mô hình dữ liệu WCO đã hoàn chỉnh nhiều bản mô tả hệ thống dưới dạng tài liệu, biểu mẫu. Có thể kể đến những mô tả liên quan đến các mẫu chứng từ hành chính của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) hoặc TIR (sổ điện tử quản lý hàng quá cảnh). Ngoài ra, việc áp dụng chuẩn dữ liệu thống nhất còn giúp thực hiện đúng Hiệp định về trị giá hải quan của WTO.

Xem thêm: Mỗi Người Được Bao Nhiêu Sát Na Là Gì, Sát Na Nghĩa Là Gì

Trong tương lai, WCO sẽ tiếp tục công bố báo cáo về tình hình triển khai của các thành viên, nêu rõ giải pháp khắc phục khó khăn và khuyến nghị về cách thức triển khai, nhất là khi có những điều chỉnh Mô hình dữ liệu hoặc một phiên bản mới ra đời. Theo đánh giá của các chuyên gia, Mô hình dữ liệu của WCO sẽ hoạt động ổn định và bền vững ngay cả khi có sự bổ sung chức năng hoặc đặc tính mới vào hệ thống./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *