Đường thủy nội địa (tiếng Anh: Inland Waterway) là một hình thức phổ biến trong hoạt động vận tải đường thủy.

Đang xem: Là gì? nghĩa của từ waterway là gì, nghĩa của từ waterway trong tiếng việt

Đường thủy nội địa (Inland Waterway) (Ảnh: European Commission)

Đường thủy nội địa (Inland Waterway)

Đường thủy nội địa – danh từ, trong tiếng Anh được gọi làInland Waterway.

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lí, khai thác giao thông vận tải.

Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa

1.Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địabao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.

2. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kĩ thuật.

3. Trách nhiệm tổ chức quản lí, bảo trì đường thuỷ nội địa được phân cấp như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lí, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia;

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quản lí, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương;

c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lí, bảo trì đường thuỷ nội địa chuyên dùng được giao.

4. Tổ chức, cá nhân theoqui định phải bố trí lực lượng quản lí, bảo trì đường thuỷ nội địa.

Xem thêm: Suffix Là Gì ? Hậu Tố (Tiếp Vị Ngữ) (Suffix)

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kĩ thuật, tiêu chuẩn cấp kĩ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và qui định việc tổ chức quản lí đường thuỷ nội địa.

Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa

1. Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, qui hoạch lưu vực sông, các qui hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các ngành khi lập qui hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa, trừ các công trình phòng, chốnglụt, bão,bảo vệ đê.

2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt qui hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở qui hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm: ” Độc Tôn Là Gì – Nghĩa Của Từ Độc Tôn

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt qui hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa của địa phương trên cơ sở qui hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.

5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm công bố qui hoạch và quyết định việc điều chỉnh qui hoạch. (Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *