1. Thuật ngữ Water Resistant

Water Resistant/Water Resist theo nghĩa tiếng Việt là “có sức chịu nước” hay “có sức chống nước”. Đúng theo nghĩa đó, trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ, Water Resistant được dùng để chỉ khả năng chống nước của đồng hồ.Vào những năm 60, người ta tranh cãi về việc sử dụng từ Water Proof hay Water Resistant. Tuy nhiên Water Proof mang nghĩa “không thấm nước”, rất dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng rằng đồng hồ không thể thấm nước trong bất kỳ trường hợp nào. Mà thực tế, trong những điều kiện cá biệt, mọi thứ đều có thể bị rò rỉ.Vì vậy Water Resistant được Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ đã thống nhất sử dụng để biểu thị khả năng chống nước của đồng hồ.

Đang xem: Water resist là gì, Đồng hồ lại có tính năng này

2. Ý nghĩa của những con số mang đơn vị ATM

ATM là chữ viết tắt của đơn vị áp suất atmosphere. Trong đồng hồ, nó thể hiện mức độ chống nước của đồng hồ. Số ATM chính là áp suất của cột nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được.Bar, Ft (feet) hoặc M (meter) cũng thường được sử dụng để thể hiện mức chịu nước của đồng hồ. Bar là đơn vị áp suất giống ATM. Ft và M là đơn vị đo độ dài. Số Ft hoặc số M chỉ độ dài cột nước có áp suất mà đồng hồ có thể chịu được.

*

1 ATM = 1 Bar = 10 M = 33 Ft
1 ATM = 1 Bar = 10 M = 33 FtTùy theo từng quốc gia hay nhà sản xuất mà đồng hồ sử dụng các đơn vị đo khác nhau.

3. Các độ chịu nước của đồng hồ thường gặp

Bao gồm các mức: 1 ATM, 3 ATM, 5 ATM, 10 ATM, 20 ATM. Ý nghĩa của những độ chịu nước lần lượt như sau:

*

1 mẫu đồng hồ của Orient có thông số chống nước 200ATM
Độ chịu nước 1 ATM: Chống vào nước thông thường, có thể sử dụng trong trường hợp rửa tay, đi mưa.Độ chịu nước 3 ATM: Người dùng có thể rửa tay, đi mưa, rửa xe.Độ chịu nước 5 ATM: Có thể rửa tay, đi mưa, rửa xe, đi tắm.Độ chịu nước 10 ATM: Sử dụng các trường hợp thông thường, đã có thể bơi bội, lặn vùng sông nước, không sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước.Độ chịu nước 20 ATM: Đã có thể lặn sông nước, bơi ở biển, chơi thể thao dưới nước, nhưng chưa thể lặn biển.

Xem thêm: Dịch Nghĩa Của Từ Turnkey Là Gì, Dự Án Trao Tay Là Gì

Loại Diver’s watch 200 M: Đồng hồ lặn biển chuyên dụng, sử dụng trong mọi trường hợp.

4. Các cấp độ chống nước của đồng hồ

Người ta phân chia độ chịu nước của đồng hồ ra thành 7 cấp độ khác nhau với độ sâu hay áp lực dưới nước mà chúng chịu được. Các kí hiệu thường dùng để chỉ cho những cấp độ này là BAR, ATM (dành cho áp suất nước tối đa mà đồng hồ chịu được hoặc M (để chỉ độ sâu tối đa mà đồng hồ chịu được):

*

Các hoạt động ứng với sức chống nước của đồng hồ
Water Resistance 3 ATM hay 30m: Ở cấp độ này, đồng hồ của bạn có thể sử dụng ở một số hoạt đồng thường ngày như đi mưa hoặc rửa tay.Water Resistance 5 ATM hay 50m: Ở mức độ này bạn có thể sử dụng đồng hồ khi đi bơi, đi thuyền hay câu cá nhưng cũng ở mức độ sâu giới hạnWater Resistance 10 ATM hay 100m: Đồng hồ có thể sử dụng đi bơi, lướt sóng, thuyền buồm cùng một số môn thể thao dưới nước nhẹ nhàng.Water Resistance 20 ATM hay 200m: Ở cấp độ này bạn có thể sử dụng đồng hồ với những hoạt động hay thể thao mạo hiểm mặt nước hay đi lặn ống thở.Diver’s 100m: Tiêu chuẩn ISO 6425 nhỏ nhất dành cho đồng hồ lặn, những chiếc đồng hồ này có thể lặn cùng với bạn khi bạn đem theo bình dưỡng khí.Ở cấp độ cao hơn là Diver’s 200m hoặc 300m: Đây là cấp độ điển hình cho những mẫu đồng hồ lặn thông thường với khả năng chịu nước ở mức 200m đến 300m.Cấp độ cao nhất cho đồng hồ là Diver’s 300+m: Thường chỉ thấy trong những mẫu đồng hồ chuyên nghiệp khi lặn bão hòa khí.Với các mức độ khác nhau, những chiếc đồng hồ cũng được sử dụng trong những hoàn cành khác nhau.Một điều bạn cũng cần nhớ, đó là 200M ở đồng hồ lặn không giống với 200M ở đồng hồ thông thường. Nó ưu việt hơn, kháng nước tốt hơn do đặc thù công việc của mình.

Xem thêm: Android Tivi Android Là Gì ? Có Tính Năng Nào Thú Vị? Có Nên Mua Không?

5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng đồng hồ dưới nước

Trước khi sử dụng ở môi trường nước, phải chắc chắn núm đồng hồ đã được vặn chặt hoàn toàn. Nước đa phần lọt vào từ núm. Một số đồng hồ được trang bị gioăng ở núm nhằm tránh trường hợp bạn vô tình làm hở núm nhưng bạn cũng nên hạn chế tối đa sơ suất.Tuyệt đối KHÔNG sử dụng núm và nút bấm khi đồng hồ bị ướt hoặc đang tiếp xúc nước.Sau khi đi bơi ở biển, phải vệ sinh ngay lập tức để tránh nước biển ăn mòn đồng hồ.KHÔNG sử dụng đồng hồ khi tắm xông hơi, tắm nước nóng và ở môi trường nhiệt độ quá cao.Trên đây là 1 số kiến thức cơ bản về độ chịu nước của đồng hồ mà Gold Time Watch mang đến cho quý vị , mong rằng chúng sẽ phần nào có ích cho việc lựa chọn đồng hồ của quý vị. Xin chào và hẹn gặp lại !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *