Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ

*

*

I.

Đang xem: 28 cách vuốt trụ là gì, phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ

ĐẠICƯƠNG

Thần kinh trụ xuất phát từ bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, sau khi đi xuống cánh tay, nó quặt ra sau đến rãnh ròng rọc ở khuỷu, vòng quanh mỏm trên lồi cầu và xương trụ để ra phía trước cẳng tay rồi chạy thẳng xuống xươngđậuvàchiara2nhánhtậnlànhánhvậnđộngvànhánhcảmgiác.

Thần kinh trụ chi phối vận động cho các cơ gấp cổ tay trụ, cơ gấp chung các ngón sâu, tất cả các cơ ô mô út, các cơ gian cốt mu tay và gian cốt gan tay, cơ giun 3-4 và cơ khép ngón cái. Về cảm giác, nó chi phối cho mặt lưng cổ tay, lưngbàntay,cạnhtrongbàntay,ngón5vàmặttrongngón4.

Thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon ở cổ tay. Bệnh lý chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay là bệnh lý thần kinh ngoại biên do đè ép phổ biến thứ 2, chỉ sau Hội chứng đường hầm cổ tay. Khi đi qua rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay, thần kinh trụ đi rất nông và không có cơ che phủ nên rất dễ bị tổn thương. Những nguyên nhân như bất thường các cấu trúc giải phẫu, gãy xương cũ hoặc mới, bệnh lý khớp viêm tại vùng khuỷu có thể dẫn đến thần kinh trụ bị chèn ép. Duy trì tƣ thế gấp khuỷu trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại động tác gấp/duỗi khuỷu có thể gây tổn thương thần kinh trụ. Trong khi đó, những người làm nghề đòi hỏi vận động cổ tay nhiều là đối tượngnguycơcủabệnhlýchènépthầnkinhtrụởkênhGuyonvùngcổtay.

Ngoài ra, thần kinh trụ có thể bị tổn thương ở bất cứ đoạn nào trên đường đi của nó do vết thương gây ra bởi hung khí hay đạn bắn. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bảo tồn hay phẫu thuật.Vậtlýtrịliệuvàphụchồichứcnăngthầnkinhtrụbịtổnthươngphụthuộc rấtnhiềuvàophươngphápđiềutrịđượclựachọn.

II.CHẨNĐOÁN

1.Các công việc của chẩnđoán

1.1.Hỏibệnh

– Lý do vào viện: rối loạn cảm giác? liệt? teo cơ?,…

– Bệnh sử: thời gian xuất hiện bệnh, triệu chứng đầu tiên, tính chất triệu chứng, chẩn đoán và điều trị cũ, tiến triển của bệnh, tình trạng hiệntại

– Tiềnsử:đặcđiểmnghềnghiệp,thóiquensinhhoạt,tiềnsửchấnthương,…

1.2.Khám và lượng giá chứcnăng

* Khám lâmsàng

– Quansát:

+ Dấu hiệu “bàn tay vuốt trụ”: teo các cơ gian cốt và cơ giun bàn tay; duỗi khớp bàn ngón và gấp các khớp liên đốt tạo tƣ thế vuốt, rõ rệt ở ngón 4,5.

+ Các ngón tay hơi dạng ra, ô mô út teo nhỏ, bẹt xuống, khe gian cốt lõm xuống để lộ rõ xương bàn tay.

– Khám vận động: Cơ lực: liệt các cơ do thần kinh trụ chi phối. Vị trí tổn thươngthầnkinhtrụcàngcaothìsốcơbịliệtcàngnhiều.

Các nghiệm pháp:

· Yêu cầu bệnh nhân nắm bàn tay: ngón 4, 5 và một phần ngón 3 gấp khônghết.

· Không gấp được đốt cuối ngón 5: bệnh nhân không gãi được ngón út trên mặt bàn trong khi gan bàn tay áp chặt xuống mặtbàn.

· Nghiệm pháp Froment: bệnh nhân kẹp tờ giấy giữa ngón cái và ngón trỏ, do liệt cơ khép ngón cái nên không thể kẹp tờ giấy bằng ngón cái duỗi thẳng mà phải gấp ngón cái ở khớp liên đốt để giữ tờ giấylại.

+ Trương lực cơ: giảm

Khám cảm giác: mất cảm giác ở ngón tay út, mô út và 1/2 ngón nhẫn.

– Khám phản xạ: mất phản xạ trụsấp.

* Lượng giá chứcnăng:

Lượng giá chức năng chi trên của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi DASH (Disabilities of Arm, Shoulder and Hand). Bộ câu hỏi này được dùng để đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử dụng tay và mức độ ảnh hưởng của tay bệnh đến công việc và các hoạt động thể thao, nghệ thuật. Bệnh nhân trả lời các câu hỏi dựa vào các hoạt động thực tế của họ trong 1tuầntrướcđó.Mỗihoạtđộngsẽđượcchođiểmtừ1đến5tùyvàomứcđộkhó khăn khi thực hiện hoạt động đó. Sử dụng công thức cho sẵn để tính chỉ số DASH, từđólượnggiáđượcmứcđộgiảmkhảnăngsửdụngchitrêncủabệnhnhân.

1.3.Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng

– XQuang: giúp phát hiện gãy xương, can xương hoặc các bất thường kháccủaxươnggâychènépthầnkinhtrụ.

– MRI: trong một số trường hợp, MRI giúp phát hiện một số tổ chức gây chèn ép thần kinh trụ ở rãnh thần kinh trụ vùng khuỷu hoặc ở kênh Guyon vùng cổ tay. Ví dụ: u bao hoạt dịch vùng cổ tay, mỏm móc của xương móc chèn ép thần kinhtrụ.

– Khảo sát chẩn đoán điện: điện cơ đồ (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp xác định thần kinh bị tổn thương, định khu vị trí tổn thương và giúp theo dõi quá trình hồi phục của thần kinh trụ. Thường kết quả khảo sát chẩn đoánđiệnvẫnbìnhthườngtronggiaiđoạnsớmcủabệnh.

2.Chẩn đoán xácđịnh

– Biến dạng “bàn tay vuốttrụ”

– Mấtđộngtácgiạngvàkhépcácngón,khépngóncái,gấpđốtxangón4-5

– Mất cảm giác ở ngón tay út, mô út và 1/2 ngón nhẫn.

– Mất phản xạ trụsấp

– Kếtquảkhảosátchẩnđoánđiệnphùhợpvớitổnthươngthầnkinhtrụ.

3.Chẩn đoán phân biệt:Tổn thương rễ C8, T1 hoặc tổn thương đám rối đoạn thân dưới, bó trong: yếu một số cơ không do thần kinh trụ chi phối. Ví dụ: C8 cũng chiphốithầnkinhcho cáccơgấpngóncáidài,dạngngón cáingắn,đốingóncái trongkhiđóthầnkinhtrụthìkhông.Đođiệncơgópphầngiúpchẩnđoánphânbiệt.

4.Chẩn đoán nguyênnhân

– Tổnthươngthầnkinhtrụởkhuỷutay:

+ Bất thường các cấu trúc giải phẫu, gãy xương cũ hoặc mới, bệnh lý khớp viêm tại vùng khuỷu có thể dẫn đến thần kinh trụ bị chèn ép.

Xem thêm: Stretching Là Gì ? Các Bài Tập Giãn Cơ Đơn Giản Cho Người Mới !

+ Duy trì tư thế gấp khuỷu trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại động tác gấp duỗi khuỷu.

+ Bệnh phong

– Tổn thương thần kinh trụ ở cổ tay: thường gặp Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở kênh Guyon:

+ Những người làm nghề đòi hỏi vận động cổ tay nhiều.

+ Tiền sử chấn thương vùng cổ tay

+ U bao hoạt dịch cổ tay.

– Ngoài ra, thần kinh trụ có thể bị tổn thương ở bất cứ vị trí nào trên đườngđicủanódohungkhíhaycácvậtsắcnhọnkhácgâyra.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

– Tổn thương thần kinh trụ nói riêng và thần kinh ngoại biên nói chung đượcchiathành3mứcđộnặngkhácnhautheoSeddon.Tháiđộxửtríphụthuộc nhiều vào mức độ tổn thương:

+ Độ 1: Điều trị bảo tồn. Thường hồi phục hoàn toàn.

+ Độ 2: Điều trị bảo tồn là lựa chọn ban đầu. Nếu không có dấu hiệu phục hồi thần kinh sau một thời gian điều trị thì nghĩ đến phẫu thuật thăm dò và điều trị. Thường bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn.

+ Độ 3: Phẫu thuật là bắt buộc. Thần kinh sẽ không hồi phục nếu không được phẫu thuật nối thần kinh. Quá trình phục hồi phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và khả năng tái phân phối thần kinh sau phẫu thuật.

2.Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng

2.1.Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ởkhuỷu

– Hướng dẫn bệnh nhân tránh các động tác sinh hoạt làm đè ép hay kéo căng thần kinh trụ. Sử dụng miếng đệm vùng khuỷu, bọc nệm cho tay ghế, tránh động tác gấp khuỷu lâu trong sinh hoạt. Sử dụng nẹp đêm hỗ trợ để tránh tư thế gấp khuỷu kéo dài khingủ.

– Xem xét điều trị phẫu thuật đối với những trường hợp không cải thiện triệu chứng sau 2-3 tháng điều trị bảo tồn, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có rối loạn cảm giác liên tục hoặc có teo, yếu cơ. Thường phẫu thuật giải chèn ép đối với trường hợp thần kinh trụ bị chèn tại đường hầm thần kinh trụ. Trong khi đó đối với thần kinh trụ bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ thì phương pháp phẫu thuật được chọn là chuyển vị trí thần kinh trụ. Nếu triệu chứng của bệnh kéo dài chưa quá 1 năm và chưa có teo cơ thì kết quả phẫu thuật thường khả quan.

2.2.Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở kênhGuyon

– Điều trị bảo tồn đối với những trường hợp chấn thương nhẹ bằng cách tránhcácđộngtáclàmchấnthươngthêm,mangnẹpcổtayhỗtrợ.

– Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì nghĩ đến phẫu thuật. Thường phẫu thuật cắt bỏ mỏm móc của xương móc kết hợp với giải phóng thần kinh trụ bị chèn ép. Trường hợp bệnh nhân có u bao hoạt dịch hay một tổ chức gì khác ở trong hay gần kênh Guyon gây chèn ép thần kinh trụ thì cũng cần phải phẫuthuật.

2.3.Đốivớithầnkinhtrụbịtổnthươngdochấnthương

– Giai đoạn cấp:ngay sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật

+ Bất động chi tổn thương: thời gian tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.

+ Vận động: tần suất và cường độ tập cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.

+ Mang máng thần kinh trụ: nhằm dự phòng biến dạng “bàn tay vuốt trụ”.

+ Tư vấn cho bệnh nhân biết cách bảo vệ an toàn cho vùng thương tổn, đặc biệt là sau phẫu thuật nối thần kinh. Tránh gây tổn thương cho vùng chi bị mất cảm giác.

– Giai đoạn hồi phục:khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh

+ Tái rèn luyện vận động: tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến

+ Giảm tình trạng tăng cảm giác: quá trình tái chi phối thần kinh thường đi kèm với tình trạng tăng cảm giác. Cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều vật làm bằng chất liệu khác nhau để giảm tình trạngtrên.

+ Tái rèn luyện cảm giác: giúp bệnh nhân học cách nhận biết đồ vật khi

sờ.

– Giai đoạn mãn tính:quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt đỉnh, một số

chức năng vận động và cảm giác không còn khả năng phục hồi thêm được nữa.

+ Tiếp tục sử dụng dụng cụ chỉnh hình để dự phòng co rút gân cơ.

+ Sử dụng dụng cụ trợ giúp cho chi trên trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

+ Dự phòng tổn thương cho vùng chi bị giới hạn vận động và cảm giác.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu tái chi phối thần kinh về vận động cũng như cảm giác để có thái độ xử trí thích hợp.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Sophisticated Là Gì ? Nghĩa Của Từ Sophistication Trong Tiếng Việt

– Sau khi ra viện, bệnh nhân cần đƣợc tái khám định kỳ để đánh giá mức độ tái chi phối thần kinh, thay đổi chương trình tập luyện phục hồi chức năng theo từng giai đoạn, cũng như để phát hiện những tình trạng không mong muốn nhưcorútgâncơ,biếndạngchi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *