VLAN là gì?Có bao nhiêu loại VLAN? Đường Trunk trong VLAN là gì? Có bao giờ bạn đặt ra cho mình các câu hỏi như thế khi được nghe thuật ngữ VLAN rất nhiều lần? Thực tế cho thấy mặc dù mạng VLAN được sử dụng phổ biến, nhưng lại có rất ít người biết về loại công nghệ thông minh. Nếu muốn được khai sáng, bạn nhất định không thể bỏ qua các thông tin bổ ích dưới đây.
Đang xem: Vlan là gì, làm thế nào Để cấu hình một vlan trên switch? virtual lan
VLAN là gì?
Trước khi đi sâu tìm hiểu thuật ngữ VLAN là gì, ta phải biết được LAN là gì? LAN là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Local Area Network. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ một mạng cục bộ. Thuật ngữ trên còn được định nghĩa là tất cả các máy tính cùng hoạt động trong một miền quảng bá. Khi này bạn cần nhớ rằng, trong khi các Router hay bộ định tuyến có tác dụng chặn tin quảng bá, thì Switch – Bộ chuyển mạch lại chuyển tiếp dữ liệu.
Dựa vào định nghĩa về LAN ta tiếp tục có thêm một định nghĩa về VLAN. Theo các chuyên gia trong ngành, VLAN là một mạng LAN ảo. Nhưng nếu xét về mặt kỹ thuật, VLAN còn được hiểu như là một miền quảng bá do chính các Switch tạo ra. Nếu như đối với các mạng thông thường, Router sẽ đóng vai trò tạo miền quảng bá, thì trong VLAN Switch vẫn có khả năng đảm nhận chức năng tương tự.
Thông thường việc cấu hình VLAN sẽ được thực hiện khi mạng máy tính của người dùng quá lớn và lưu lượng truy cập quá nhiều. Đôi khi mọi người sử dụng VLAN với một lý do đơn giản là mạng máy tính mà họ đang thao tác đã và đang sử dụng VLAN.
Mở rộng hơn, mạng VLAN sẽ được ứng dụng trong những trường hợp dưới đây:
Hệ thống máy tính trong mạng LAN đạt hơn 200 máy.
Bên trong mạng LAN lưu lượng quảng bá của người dùng đã đạt mức quá lớn.
Người dùng có nhu cầu gia tăng bảo mật các dữ liệu trong quá trình làm việc nhóm.
Hệ thống máy tính kết nối chậm vì có quá nhiều bảng tin quảng bá.
Nhóm làm việc sử dụng chung các ứng dụng cần phải thuộc cùng một miền quảng bá.
Người dùng có nhu cầu chuyển đổi Switch đơn thành nhiều Switch ảo.
Phân loại VLAN
Để nắm được cách phân loại VLAN là gì, chúng ta cần căn cứ vào cấu tạo của từng mạng VLAN. Nói đúng hơn chính cách thức tạo nên VLAN sẽ hỗ trợ người dùng phân loại mạng máy tính ảo. Tính đến thời điểm hiện tại, có hai mạng VLAN phổ biến là Static VLAN hay VLAN tĩnh và Dynamic VLAN hay VLAN động.
Static VLAN (VLAN tĩnh)
Static VLAN là loại VLAN được tạo ra bằng cách gắn các cổng Switch vào một VLAN. Cách làm này tương tự như việc một thiết bị được kết nối vào mạng và nó tự mình công nhận bản thân là VLAN của cổng đó.
Trong trường hợp người dùng cần thay đổi các cổng và có nhu cầu truy cập vào một VLAN chung, quản trị viên phải khai báo cổng cho VLAN trong lần kết nối tiếp theo.
Xem thêm: Thương Hàn ( Typhoid Fever Là Gì, Typhoid Fever Là Gì
Dynamic VLAN (VLAN động)
Không giống như Static VLAN, Dynamic VLAN được cấu tạo từ phương thức khác biệt. Vậy Dynamic VLAN là gì? Loại VLAN này được tạo thành ra sao?
Được biết Dynamic VLAN là loại VLAN được tạo ra bằng cách sử dụng những phần mềm điển hình như Ciscowork 2000. Khi này người dùng sẽ sử dụng VLAN Management Policy Server (VMPS) để đăng ký các cổng Switch kết nối tới VLAN tự động. Quá trình kết nối được thực hiện dựa trên địa chỉ MAC nguồn của loại thiết bị được kết nối tới cổng.
Tương tự như mô hình thiết bị mạng, Dynamic VLAN hoạt động truy vấn một cơ sở dữ liệu dựa trên VMPS của các VLAN thành viên còn lại.
Cấu hình VLAN
Để tiến hành cấu hình VLAN trên Router, người dùng cần thực hiện một trình tự kỹ thuật với các bước làm khác nhau. Quy trình cấu hình VLAN thường được tiến hành tuần tự như sau:
Bước 1: Xác định các VLAN cần được cấu hình bên trên Router.
Bước 2: Tiến hành kết nối các thiết bị qua cổng interface đã chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bước 3: Thực hiện cấu hình VLAN trên Router theo thứ tự từ trên xuống
Cấu hình Switch: Access
Cấu hình Hostname: Switch#enable,Switch#conft, Switch(config)#hostname Access, Access(config)#.
Cấu hình VLAN :
Access(config)#VLAN 2Access(config-VLAN)#name teacherAccess(config-VLAN)#exitAccess(config)#VLAN3Access(config-VLAN)#namestudentAccess(config-VLAN)#exitAccess(config)#VLAN 4Access(config-VLAN)#namemanagerAccess(config-VLAN)#exit, Access(config)#Cấu hình Interface:
Access(config)#interface VLAN 2Access(config-if)#ip address 192.168.2.100 255.255.255.0 // ip quản trị VLAN 2Access(config-if)#no shutdown // kích hoạt interface VLAN 2Access(config)#exitAccess(config)#Access(config)#interface VLAN 3Access(config-if)#ip address 192.168.3.100 255.255.255.0 // ip quản trị VLAN 3Access(config-if)#no shutdown // kích hoạt interface VLAN 3Access(config)#exitAccess(config)#Access(config)#interface VLAN 4Access(config-if)#ip address 192.168.4.100 255.255.255.0 // ip quản trị VLAN 4Access(config-if)#no shutdown // kích hoạt interface VLAN 4Access(config)#exitAccess(config)#Tiếp đến bạn cần gán VLAN cho từng interface ứng với VLAN như sau:- Gán interface f0/1, f0/2 cho VLAN 2
– Gán Interface f0/3, f0/4 tới VLAN 4
– Gán Interface f0/5, f0/6 tới VLAN 3
Bước 4: Kiểm tra Switch Access bằng cách dùng lệnh: ccess#show VLAN brief. Tiếp tục kiểm tra cấu hình trên Switch bằng lệnh: show running-config Access#show running-config
Bước 5: Tiếp tục cấu hình VLAN để có thể thấy được các máy tính trong các VLAN khác. Việc cần làm khi này là cấu hình Deafault Gateway cho VLAN và hoàn tất cấu hình VLAN trên Router.
Đường Trunk trong VLAN
Khái niệm VLAN trunking là gì được hiểu giống như một kỹ thuật xây dựng đường trunk trong VLAN. Trong đó đường Trunk là một đường dẫn cho phép truyền dẫn các luồng dữ liệu thuộc nhiều VLAN khác nhau. Nhờ vào đường Trunk tiện dụng, người dùng không cần sử dụng các loại dây giao tiếp cho các VLAN.
Hiện tại VLAN trunking có hai loại tiêu chuẩn là 802.1Q và ISL. Cụ thể hơn:
802.1Q là chuẩn quốc tế được sử dụng cho những loại thiết bị đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau.
ISL là chuẩn độc quyền của các thiết bị trực thuộc một hãng duy nhất là Cisco.
Thông thường đường Trunking 802.1Q được sử dụng phổ biến hơn, vì nhiều thiết bị của người dùng không phải là sản phẩm của Cisco.
Được biết để dữ liệu của VLAN được truyền dẫn một cách chính xác, VLAN trunking sẽ thêm trường thông tin vào bên trong Header của các Frame. Các Frame này sẽ nằm ở lớp Data Link hay còn gọi là Tag (thẻ chứa số thứ tự của VLAN hay VLAN ID).
Thêm một điểm cần lưu ý về các đường trunk trong VLAN là tính năng Native VLAN được trang bị. Đây là tính năng hỗ trợ truyền tải dữ liệu mà không cần thêm Tag. Tính năng thông minh thường được dùng để cấu hình cho các VLAN thiên về tốc độ nhanh và có khả năng xử lý cao.
Xem thêm: Tổng Hợp Về Chuẩn Hóa Dữ Liệu Là Gì ? 1Nf, 2Nf, 3Nf & Bcnf Với Các Ví Dụ
Hy vọng rằng với những thông tin mà gocnhintangphat.comchia sẻ ở trên, bạn sẽ hiểu rõ được VLAN là gì? Các loại VLAN phổ biến và cách cấu hình VLAN. Dựa vào đây người dùng sẽ có được sự chủ động khi truy cập và truyền tải thông tin trên mạng máy tính.