EBV là một trong những loại virus thuộc họ herpes phổ biến nhất ở người. Nước bọt là con đường lây nhiễm chủ yếu nên bệnh EBV còn được gọi là bệnh nụ hôn.

Đang xem: Nguyên nhân nhiễm virus ebv là gì, virus epstein

1. EBV là gì?

Epstein-Barr Virus (EBV) còn được gọi là herpesvirus 4 (HHV-4) là một trong tám loại virus Herpes gây bệnh phổ biến nhất ở người.

*

Hình 1: Cấu trúc virus EBV

DNA của EBV trong máuđược xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân (mononucleosis).

Một số bệnh ung thư đặc biệt như u lympho của hệ thần kinh trung ương, u lympho Burkitt, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin, ung thư biểu mô vòm họng và các tình trạng liên quan đến virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) cũng có liên quan đến virus này.

Loại virus này được cho là có liên quan đến khoảng hơn 200.000 trường hợp ung thư mỗi năm. Những người nhiễm virus cũng có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh tự miễn, đặc biệt là hội chứng Sjogren lupus ban đỏ hệ thống, dermatomyositis, viêm khớp dạng thấp, và bệnh đa xơ cứng.

Người mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng giống như bị cảm lạnh. Với những người bị nhẹ các triệu chứng xuất hiện thường là mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau họng, sổ mũi. Tuy nhiên ở một số người có hệ thống miễn dịch kém thường có những triệu chứng nặng hơn như sốt cao kéo dài, nổi hạch ở cổ và nách, amidan bị phù nề, gan và lách phình to,…

2. Xét nghiệm phát hiện EBV được thực hiện khi nào?

Một người bệnh khi đến khám ở một cơ sở y tế sẽ thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiêm phát hiện EBV khi:

Người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng: sốt phát ban, đau nhức mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết, amidan viêm sưng phủ giả mạc trắng, vàng,…

Bác sĩ muốn xác định bệnh nhân có đang mắc bệnh không.

Một phụ nữ có thai xuất hiện các triệu chứng giống như cúm và bác sĩ muốn xác định xem các triệu chứng có phải là do virus này gây ra hay do vi sinh vật khác nhưToxoplasma goldii, CMV,Rubella, Herpes Simplex,…

Có nghi ngờ người bệnh có tiếp xúc với nước bọt hay dịch sinh dục của người nhiễm virus.

Nghi ngờ bệnh nhân tái nhiễm virus có EBV VCA IgG tăng.

*

Hình 2: Triệu chứng có lớp phủ màu trắng ở amidan trong bệnh bạch cầu đơn nhân

3. Có những xét nghiệm nào được thực hiện để chẩn đoán EBV?

3.1. Xét nghiệm kháng thể EBV VCA IgA (Epstein Barr virus Viral Capsid Antigen IgA)

Xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích phát hiệnkháng thể IgA kháng với kháng nguyên vỏ của Epstein Barr virustrong huyết thanh/huyết tương.

Giá trị bình thường:

âm tính.

> 0,9 S/CO: dương tính.

EBV VCA IgAgóp phần quan trọng trong chẩn đoán phát hiện sớm nhiễm virus EBV (thời gian từ 2 -4 tuần). Virus này còn liên quan đến bệnh lý tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh lý ung thư biểu mô mũi hầu họng, Hodgkin's lymphoma, Burkitt's lymphoma vậy nên việc chẩn đoán phát hiện sớm là rất cần thiết.

Xét nghiệm EBV IgA có ý nghĩa trong các trường hợp tái nhiễm virus có sự gia tăng VCA IgG.

Xét nghiệm được thực hiện trong huyết thanh/huyết tương bệnh nhân và có độ nhạy: 98.6%, độ đặc hiệu: 97.5%.

Xem thêm:

*

Hình 3: Hình ảnh các tế bào máu trong bệnh u lympho hodgkin

3.2. Xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên vỏ IgM và IgG

Trong giai đoạn cấp tính, VCA IgM xuất hiện sớm và có thể biến mất sau 4 – 6 tuần hoặc kéo dài đến vài tháng. VCA IgG cũng có thể xuất hiện sớm và xuất hiện cùng với VCA IgM. Đạt cao nhất sau khi nhiễm 2 – 4 tuần và giảm dần rồi tồn tại suốt đời.

Giá trị bình thường

VCA IgM:

10 – 14,4 U/ml: nghi ngờ cần kiểm tra lại sau 4 – 6 tuần.> 14 U/ml: dương tính.

VCA IgG:

> 1,0 COI: dương tính.

Từ những kết quả thu được có những trường hợp xảy ra sau:

VCA IgG (-)

VCA IgG (+)

VCA IgM (-)

Chưa bị nhiễm

Đã từng bị nhiễm

VCA IgM (+)

Bị nhiễm cấp tính

3.3. Xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên D (EA-D IgG)Trường hợp VCA IgM (+) và VCA IgG (+) tăng mạnh có nghĩa là người bệnh nhiễm virus mạn tính đang tái phát.

EA-D IgG có thể sẽ xuất hiện trong 3 – 4 tuần đầu và biến mất sau 3 – 4 tháng. Tuy nhiên kháng thể này không thường xuyên có, việc kháng thể EA-D IgG có mặt là một dấu hiệu nhiễm virus đang hoạt động.

Nếu VCA IgG (+) kết hợp với EA-D IgG (+) đồng nghĩa với việc người bệnh đang nhiễm virus cấp tính.

3.4. Kháng thể kháng kháng nguyên nhân 1 của EBV (EBNA-1 IgG)

EBNA-1 IgG không xuất hiện trong 3 – 4 tuần đầu ở giai đoạn nhiễm cấp mà xuất hiện dần sau 2 – 4 tháng sau khi xuất hiện triệu chứng khởi phát nên được xem là nhiễm EBV đã qua. Ở hầu hết những người nhiễm EBV mạn tính và suy giảm miễn dịch EBNA-1 IgG thường cho kết quả âm tính.

Trong trường hợp VCA – IgM (-), VCA – IgG (+) và kháng thể EBNA-1 IgG cũng (+): có nghĩa là người bệnh từng bị nhiễm virus trước đây.

3.5. Xác định EBV – DNA: bằng phương pháp PCR

Xét nghiệm EBV-DNA có thể giúp chẩn đoán và theo dõi những người bệnh có nguy cơ phát triển các rối loạn lympho liên quan đến virus.

4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm

Lipid máu, tan máu hoặc mẫu bị nhiễm vi khuẩn có thể gây ra kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.

Một người mắc phải các vi sinh vật khác như Toxoplasma gondii hay một trong các virus dòng herpes khác như CMV cũng có thể cho kết quả các VCA dương tính giả.

Các xét nghiệm VCA cũng có thể âm tính giả ở những người mới mắc bệnh hoặc ở trẻ dưới 2 tuổi nhiễm virus.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh EBV nên các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Hiện nay cũng chưa có vacxin nào để phòng bệnh nên biện pháp chủ yếu để phòng tránh bệnh chính là tránh tiếp xúc với nước bọt của người bệnh.

Để có kết quả chính xác nhất bạn nên đến với cơ sở y tế có chất lượng và uy tín.

Xem thêm: ” Chuyên Khoa Tiếng Anh Là Gì, Bác Sĩ Chuyên Khoa Tiếng Anh Là Gì

Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa gocnhintangphat.com với những trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu ngoài hoạt động dưới sự kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 luôn tự tin mang đến một kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *