Nội dung bài viết

Quy trình thực hành chăn nuôi theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt an toàn

Chăn nuôi thủy cầm (ngan – vịt) là một nghề truyền thống lâu đời của nông dân Việt Nam. Nhờ điều kiện sinh thái thuận lợi nên Việt Nam là một trong 06 nước và vùng lãnh thổ nuôi nhiều ngan – vịt nhất Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh, Indonesia và Đài Loan).

Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một lợi thế, nhưng để ngan – vịt nuôi có chất lượng thịt thơm ngon, trứng an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao thì người nông dân phải biết áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi tốt. Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAHP là lựa chọn hàng đầu cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân chăn nuôi ngan -vịt.

Đang xem: Tiêu chuẩn vietgahp là gì, có dễ nuôi hay không các yêu cầu Đối với cơ sở sản xuất

VietGAP là gì?

VietGAP ( viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

VietGAHP chăn nuôi là gì?

*

Tiêu chuẩn VietGAHP chăn nuôi là gì?

Tiêu chuẩn VietGAHP Chăn nuôi (VietGAHP – Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các quy trình này khuyến khích áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rũi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe, khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm.

Quy trình thực hành chăn nuôi theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt an toàn

Áp dụng VietGAHP chăn nuôi là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ngan – vịt an toàn.

1. Lựa chọn địa điểm xây chuồng trạiVị trí xây dựng chuồng trại.Bố trí mặt bằng xây dựng.2. Bố trí khu chăn nuôiBố trí khu chăn nuôi đầu hướng gió.Khu nuôi tân đáo, khu nuôi cách ly, xử lý gia cầm ốm, chết, chứa phân.Nơi xuất bán gia cầm.Bể chứa phân.Bố trí khu hành chính.Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi.

*

Bố trí chuồng trại phù hợp

3. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôiThiết kế chuồng trại ( kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng).Thiết kế khu chăn nuôi gồm có: Khu nuôi tân đáo, khu nuôi cách ly gia cầm bị bệnh, khu xử lý chất thải, khu tiêu huỷ, chôn, đốt xác gia cầm chết, nhà xưởng và công trình phụ, hệ thống vệ sinh sát trùng.Thiết kế kho: Kho chứa thức ăn và nguyên liệu, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, kho chứa dụng cụ chăn nuôi.Thiết bị chăn nuôi: Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống, trang bị bảo hộ lao động,…4. Con giống và quản lý giốngCon giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.Quản lý giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.

Xem thêm: Hiệp Định Vcfta Là Gì – Hiệp Định Thương Mại Việt Nam

*

Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng

5. Quản lý nguyên liệu/thức ăn, nước uống và nước vệ sinhNguyên liệu và thức ăn thành phẩm khi nhập kho bảo quản phải có ẩm độ theo quy định hiện hành.Nguồn nước và nước uống phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).6. Quản lý đàn gia cầm theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịtNhập gia cầm: Gia cầm nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin. Tốt nhất nên nhập từ các cơ sở đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.Xuất gia cầm: Cần phải bố trí khu vực xuất bán gia cầm ở phía cuối trại và có lối đi riêng để hạn chế lây nhiễm cho toàn trại. Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo gia cầm không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.Vận chuyển gia cầm: Sử dụng phương tiện, mật độ vận chuyển thích hợp để hạn chế tối đa stress cho gia cầm.7. Quản lý dịch bệnhGiám sát dịch bệnh: Lập kế hoạch tiêm phòng vắn xin, theo dõi tình hình dịch bệnh, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm … để có biện pháp xử lý thích hợp.Thực hiện việc tiêm phòng vaccin cho đàn gia cầm theo lịch đã quy định.Ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng gia cầm, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc. Không bán gia cầm trong thời gian trị bệnh và cách ly thuốc.8. Bảo quản và sử dụng thuốc thú yVắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng.Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn với nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.

*

Khu bảo quản và sử dụng thuốc thú y

9. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trườngChất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng.Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường.Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt.Hạn chế sử dụng nước rửa chuồng.Gia cầm chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường và không được thải gia cầm chết ra môi trường xung quanh.10. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khácDùng vôi bột hay thuốc sát trùng để kiểm soát côn trùng trong khu vực trại.Phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bả, bẫy chuột để kiểm soát các rủi ro. Ghi chép lại số lượng chuột bị diệt, thường xuyên kiểm tra để xử lý chuột chết khi đặt bã chuột.Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu chăn nuôi gia cầm.11. Quản lý nhân sựAn toàn lao động.Điều kiện làm việc.Phúc lợi xã hội cho người lao động.Đào tạo, tập huấn trước khi làm việc.12. Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩmCơ sở, tổ chức và cá nhân chăn nuôi gia cầm phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về hóa chất, nguyên liệu thức ăn, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm.Sổ ghi chép phải được lưu lại ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn gia cầm được bán hay chuyển đi nơi khác, hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.13. Kiểm tra nội bộTrang trại phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.Chủ các trang trại sản xuất phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.14. Khiếu nại và giải quyết khiếu nạiTổ chức, cá nhân chăn nuôi phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.Trong trường hợp có khiếu nại, nhà sản xuất phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.

Lợi ích của Chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn VietGaHP được đánh giá rất cao. Cơ hội rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.Chất lượng và giá cá của sản phẩm luôn ổn định.Tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến. phân phối.Tạo lập ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.Tạo ra mối liên kết bền vững giữa 4 nhà : nhà nông, nhà khoa học, nhà nông nghiệp, nhà quản lý.

*

Trình tự xây dựng và áp dụng chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt

Đánh giá vùng sản xuất .Lấy mẫu kiểm nghiệm.Đào tạo nhận thức về VietGAHP.Đào tạo kiểm tra viên nội bộ.Xây dựng hệ thống hồ sơ VietGAHP.Hướng dẫn áp dụng VietGAHP.Hướng dẫn ghi chép hồ sơ lưu trữ hồ sơ và đánh giá nội bộ.Hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá chứng nhận VietGAHP.Hỗ trợ cơ sở đón đoàn đánh giá, chứng nhận VietGAHP.Tư vấn cơ sở khắc phục các điểm không phù hợp trong quá trình đánh giá chứng nhận. Hoàn tất hồ sơ khắc phục để gửi Tổ chức chứng nhận để cấp giấy chứng nhận VietGAHP.Tiếp nhận Giấy chứng nhận VietGAHP.

Xem thêm: Thuật Ngữ Nghề Bếp: Junior Sous Chef Là Gì ? Công Việc Của Sous Chef Là Gì?

Thời gian thực hiện: 50-55 ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *