Viện dẫn được hiểu là đưa ra, dẫn ra để minh hoạ hoặc làm chỗ dựa cho lập luận theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, khi chúng ta đưa ra một quan điểm, ý kiến nào đó chúng ta cần có dẫn chứng để bảo vệ cho luận điểm của mình.Bạn đang xem: Viện dẫn là gì
Viện dẫn là gì?
Viện dẫn được hiểu là đưa ra, dẫn ra để minh hoạ hoặc làm chỗ dựa cho lập luận theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, khi chúng ta đưa ra một quan điểm, ý kiến nào đó chúng ta cần có dẫn chứng để bảo vệ cho luận điểm của mình, lúc này, người đưa ra quan điểm cần viện dẫn các chứng cứ, số liệu để làm căn cứ chứng minh cho luận điểm của mình là đúng và có tính khả thi, có tính thực tế.
Đang xem: Là gì? nghĩa của từ viện dẫn là gì, nghĩa của từ viện dẫn nghĩa của từ viện dẫn
Viện dẫn được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực như văn chương, toán học, khoa học, luật pháp,… Ngoài viện dẫn là gì? thì việc viện dẫn như thế nào cũng cần được quan tâm, vì nếu lựa chọn căn cứ để viện dẫn không chính xác có thể khiến cho quan điểm của chúng ta từ đúng đắn trở thành sai trái.
Yêu cầu đối với hoạt động viện dẫn
+ Hoạt động viện dẫn cần đảm bảo tính chính xác của tài liệu được viện dẫn. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc viện dẫn tài liệu, số liệu chứng minh.
Vì tài liệu, số liệu đó được sử dụng làm căn cứ chứng minh cho luận điểm nào đó, nên cần có tính chính xác mới có tính thuyết phục đối với người nghe.
+ Tài liệu được viện dẫn phải liên quan đến nội dung cần được chứng minh, làm sáng tỏ.
Hoạt động viện dẫn tài liệu được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống thường nhật, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, Luật Hoàng Phi xin phép được chia sẻ hoạt động viện dẫn trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm viện dẫn trong soạn thảo văn bản hành chính và viện dẫn án lệ trong quá trình xét xử vụ án.
Trước khi tìm hiểu cách thức viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đúng quy chuẩn, chúng ta cần hiểu thế nào là văn bản hành chính.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt Vnc Server Là Gì ? Tổng Quan Về Virtual Network Computing
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau:Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Viện dẫn văn bản pháp luật trong văn bản hành chính
Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì khi viện dẫn lần đầu văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cần trình bày đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu nội dung phần văn bản cần viện dẫn.( Riêng đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh).
Từ lần viện dẫn thứ hai trở đi, chỉ cần ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
Cách viết Phần, Chương,Mục, tiểu mục, Điều, Khoản, điểm khi viện dẫn quy phạm pháp luật:
Trong khi soạn thảo văn bản hành chính, nếu người soạn thảo cần viện dẫn cụ thể một phần quy phạm pháp luật cần phải viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, , tiểu mục, điều.
Viện dẫn án lệ trong quá trình xét xử vụ án:
Mục đích của việc viện dẫn là đưa ra dẫn chứng để chứng minh, bảo vệ cho quan điểm của người trình bày, do đó trong quá trình xét xử vụ án, người tham gia tố tụng, hội đồng xét xử được quyền viện dẫn án lệ như là căn cứ chứng minh cho luận điểm của mình.
Hoạt động viện dẫn án lệ cần tuân thủ quy định của pháp luật về việc sử dụng, áp dụng án lệ để đảm bảo những vụ án có tình tiết tương tự nhau sẽ được giải quyết như nhau.
Xem thêm: ” Wintergreen Là Gì – 12 Công Dụng Của Tinh Dầu Lộc Đề Xanh
Trên đây là những thông tin mà Luật Hoàng Phi muốn gửi tới bạn đọc về chủ đề Viện dẫn là gì? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp.