Danh từ để chỉ Phó ( sau trưởng) trong tiếng Anh thường được hay sử dụng nhất là Vice và Deputy. Tuy nghĩa giống nhau nhưng không phải sử dụng như thế nào cũng được cả. Cách phân biệt 2 từ này như sau:
Phân biệt Vice và Deputy
#Vice
Dùng để chỉ những người nắm giữ chức vị ” Phó ” nhưng Phó ở cấp cao hơn như Phó Chủ tịch hay Phó Giám Đốc, có thể thay thế cho sếp chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ của tổ chức khi sếp vắng mặt
Ex: Vice President, Vice Director
#Deputy
Dùng để chỉ những người nắm giữ chức vị ” Phó ” nhưng Phó ở cấp thấp như Phó phòng, Phó ban, chỉ phụ trách một hoặc vài mảng chuyên trách với quyền lực hạn chế hơn
Ex: Deputy manager
Ngoài cặp đôi Vice # Deputy, trong dịch thuật còn gặp rất nhiều cặp khiến các bạn thắc mắc, cùng ERA tìm hiểu thêm nhiều cặp khác nhé.
Đang xem: Khác nhau giữa vice director là gì, làm sao Để trở thành general director g
PHÂN BIỆT CEO & COO
#CEO (Chief Executive Officer)
Một từ rất quen thuộc ở Việt Nam, có thể dịch ra là “Tổng Giám Đốc” hay “Giám đốc điều hành”, người ra quyết định cho mọi hoạt động của công ty, người lèo lái công ty đi đến thành công hay cũng có thể là thất bại
#COO (Chief Operations Officer)
Chức vụ thấp hơn CEO, có thể hiểu nôm na là ” Phó tổng” , là cánh tay phải cho CEO, là người san sẻ bớt công việc cho CEO, là người làm việc với các cấp khác trong công ty và trực tiếp báo cáo lại cho CEO. Với những công ty vừa và nhỏ thường không cần COO, chủ yếu thường có ở các công ty , tập đoàn lớn và cũng tùy thuộc vào mô hình quản trị của các công ty.
Một số chức danh khác trong bộ máy hoạt động công ty
#CFO (Chief Financial Officer)
Là giám đốc quản lý tài chính cho doanh nghiệp (Giám đốc tài chính), là người nghiên cứu, phân tích, xây dựng kế hoạch tài chính, từ đó đưa ra những dự đoán về tiềm năng cũng như những rủi ro cho công ty. 4 nhiệm vụ quan trọng mà CFO phải thực hiện đó là : Steward, Operator, Strategist, Catalyst
#CPO (Chief Product Officer)
Là giám đốc sản xuất, người chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động sản xuất được diễn ra đúng kế hoạch, là người quản lý các lao động trực tiếp, các phòng ban trực thuộc, máy móc thiết bị liên quan.
Xem thêm: Phân Biệt File Powerpoint Có Đuôi Pptx Là Gì, Làm Thế Nào Để Mở Tập Tin
#CCO (Chief Customer Officer)
Là giám đốc kinh doanh, người điều hành việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty, giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng gia tăng phát triển. Chức vụ này cực kỳ quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau giám đốc điều hành CEO.
#CHRO (Chief Human Resources Officer)
Là giám đốc nhân sự, người tìm kiếm, đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực cho công ty, biến họ trở thành nguồn tài nguyên quý báu của doanh nghiệp
#CMO (Chief Marketing Officer)
Là giám đốc Marketing, người xây dựng và phát triển hình ảnh cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Công việc của một CMO rất đa dạng và thường phải liên kết rất nhiều bộ phận khác, do đó CMO phải là người giỏi cả về chuyên môn lẫn quản lý. CMO là một vị trí quan trọng trong công ty.
Xem thêm: Thiết Bị Chuyển Mạch Switch Là Gì, Khái Niệm Vai Trò Và Đặc Điểm?
Tùy theo từng công ty sẽ có những cách dùng phân biệt khác nhau.Các bạn có thể chia sẻ thêm những thông tin mà mình biết được thông qua phần bình luận bên dưới nhé.