Vibrio Parahaemolyticus (Vibrio para.)là nguyên chính gâybệnh hoại tử gan tụy cấp(hội chứng chết sớm (EMS)) trên tôm).
Đang xem: Vibrio là gì về vi khuẩn vibrio cholerae gây bệnh tả Ở người
Đặc điểm:
Vibrio Para. thuộc dòng vi khuẩn Vibrio spp nói chung, có kích thước siêu nhỏ0.3-0.5 x 1.4-2.6 μm.
Sống ký sinh trong đường ruột tôm
Vibrio Para. là vi khuẩn gram âm (có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh).
Cơ chế gây bệnh trên tôm
Chúng ký sinh trong đường ruột và tiết ra độc tố khiến gan sưng hoặc teo lại, gây chết hàng loạt từ 90 – 100% ao nuôi.
Vi khuẩn Vibrio Para.
Ngoài ra Vibrio Para.còn có khả năng ký sinh vào các loài giáp xác và động vật thủy sinh khác nên bà con nuôi tôm cần phải lưu ý.
Đối với những ao nuôi có khuẩnVibrio Parahaemolyticussẽ rất khó kiểm soát và khả năng tôm bị nhiệm bệnh chết sớm là rất cao. Vì thế, việc kìm hãm sự phát triển của loại vi khuẩn này trong ao là biện pháp giảm thiểu tối đa thiệt hại cho vụ nuôi.
Các dấu hiệu bệnh lý
Khi nhiễm bệnh do Vibrio, trên cơ thể vật nuôi thường xuất hiện mòn đuôi, đường ruột, đen mang, đỏ thân, phát sáng. Tôm nhiễm bệnh thường bơi lội nhanh nhẹn, không định hướng và thân tôm trắng mờ đục. Những con tôm sắp chết thường bơi trên mặt nước hoặc gần bờ.Tôm bệnh nặng có màu xanh lục phát sáng khi nhìn trong bong tối, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, ruột rỗng.
Xem thêm: Toxocara Canis Là Gì – Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo
Phương pháp ức chế vi khuẩnVibrio Para.trong ao nuôi
Từ lâu, bà con vẫn tin dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, chúng là loại vi khuẩn Gram âm với lớp màng bao sinh học có khả năng chống lại tác dụng của các loại thuốc kháng sinh. Nên hiệu quả trong sử dụng kháng sinh gần như bằng không, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại tôm. Vì thế, bà con cần sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu cải tảo ao, chọn giống, cho đến chăm sóc tôm trong suốt quá trình nuôi.
Chọn giống
Một trong các phương pháp tiếp cận để ngăn ngừa dịch bệnh là sử dụng giống tôm sạch bệnh (SPF). Các giống tôm này được cải thiện về hệ gen, có khả năng kháng lại một số bệnh nhất định, đồng thời đảm bảo không mang mầm bệnh. (Lotz, 1997).
Quản lý ao và chăm sóc tôm
Dựa vào đặc điểm của chúng là ký sinh (trên đường ruột tôm) hoặc các vật chủ trung gian (giáp xác hoặc động vật thủy sinh). Do vậy, trong quản lý ao nuôi chúng ta phải loại bỏ các vật chủ trung gian gây bệnh.
Sử dụng chế phẩm sinh học và các biện pháp xổ ký sinh trùng
Chế phẩm sinh học là biện pháp khác để kiểm soát dịch bệnh và đã được áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm sinh học, với cơ chế hoạt động chủ yếu là cạnh tranh loại trừ đã tích cực góp phần kiềm chế sự xâm lấn của các mầm bệnh tiềm năng trong đường ruột. Chế phẩm sinh học giúp sản sinh ra các chất kháng khuẩn, cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với vi sinh vật gây bệnh, đồng thời điều chỉnh hệ miễn dịch của tôm. Việc kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi và loại trừ các mầm bệnh giúp ngăn ngừa dịch bệnh có hiệu quả hơn nhờ hệ miễn dịch được tăng cường và cạnh tranh loại trừ
Biện pháp xổ ký sinh trùng
Sử dụng các hoạt chất đặc biệt chiết xuất từ thảo dược có khả năng làm giảm độ bám dính của vi khuẩn trên thành ruột và dạ dày, từ đó loại trừ sự hiện diện của chúng trong đường ruột.
Cho đến nay, việc sử dụng các vi sinh vật có lợi kết hợp biện pháp xổ ký sinh trùng trong việc ngăn chặn mầm bệnh trên tôm đã được chứng minh. Các kết quả từ thực tế sử dụng cho thấy việc sử dụng kết hợp 2 sản phẩm MegaKill và MegaGut có hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio Para. trong đường ruột tôm, đồng thời kết hợp Megalact để kiểm soát Vibrio trong môi trường.
Quy trình sử dụng sản phẩm:
Trộn vào thức ăn:
Trộn 5-7g MegaKill/kg thức ăn, ngày 1 cữ sáng, sử dụng liên tục trong 3-4 ngày.Tiếp theo, trộn 5-7 ml MegaGut/kg thức ăn, ngày 2 cữ, liên tục trong 5 ngày.
Sau đó, lặp lại quy trình trên. Trường hợp phát hiện khuẩn đường ruột thì có thể sử dụng liều gấp đôi.
Xem thêm: Bánh Mì Whole Wheat Flour Là Gì, Bánh Mì Nào Tốt Nhất, Bánh Mì Nào Tốt Nhất
Xử lý môi trường bằng Megalact
Sử dụng gói 227g Megalact cho ao 1.500- 2.000 m3. Sục khí với mật rỉ đường từ 5-7 tiếng, sau đó tạt đều khắp ao. Sử dụng vào lúc sáng sớm (8-9h sáng). Định kỳ 5 ngày/ 1 lần.Đối với ao nhớt, nước keo, độ trong giảm thì sử dụng 2 liều liên tục, cách nhau 2 ngày.