Nếu bạn chưa biết “chủ nghĩa vị lai” là gì thì có thể tham khảo trên Wikipedia. Nhưng mình xin trích tóm tắt khái niệm của nó như sau (“vị lai” nghĩa là “vì tương lai”):

“Chủ nghĩa vị lai hay trường phái vị lai (tiếng Anh: Futurism, tiếng Pháp: Futurisme) là một trào lưu văn học và nghệ thuật bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Trường phái này vứt bỏ truyền thống và tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là văn minh đô thị, máy móc và vận tốc.”

Nếu chỉ đọc qua khái niệm của nó như vậy thì xem ra nó cũng không có gì đáng bàn? Nó là một chủ nghĩa chỉ tôn sùng thế giới văn minh hiện đại trong hiện tại và tương lai? Nhưng khi bạn đọc thêm về tuyên ngôn của chủ nghĩa vị lai sẽ bị sốc vì những tư tưởng khá cực đoan của nó, mình xin trích vài ý trong bản tuyên ngôn như:

Lòng dũng cảm, sự táo bạo, sự nổi loạn sẽ là những yếu tố chủ yếu của nền thơ ca của chúng tôi.

Đang xem: Vị lai là gì, trường phái vị lai là gì

Chúng tôi muốn ca ngợi chiến tranh – công việc dọn vệ sinh duy nhất của thế giới – ca ngợi chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa yêu nước, hành vi phá hoại của những người vô chính phủ, ca ngợi những ý tưởng đẹp mà vì chúng người ta có thể chết, và ca ngợi sự khinh bỉ phụ nữ.Chúng tôi muốn phá huỷ các nhà bảo tàng, các thư viện, các viện hàn lâm thuộc bất cứ loại nào, và chúng tôi muốn đấu tranh chống lại luân thường đạo lý, chống lại phong trào nữ quyền và chống lại bất cứ một thái độ hèn nhát mang tính cơ hội và vụ lợi nào.

Chủ nghĩa vị lai xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1909, trong các lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, thi ca… và nó nhanh chóng kết thúc vào năm 1914 (năm chiến tranh thế giới lần 1 nổ ra). Nhưng đến năm 1994 thì một số lập trình viên lại phục hưng nó lại và cho ra tuyên ngôn vị lai trong nghề lập trình.

Cá nhân mình thấy chủ nghĩa vị lai này cực đoan quá, đọc tuyên ngôn của nó mà giống như là mục tiêu của lực lượng hồi giáo IS vậy: nào là coi chiến tranh là cách duy nhất để vệ sinh thế giới, ca ngợi sự khinh bỉ phụ nữ… đọc lên mà muốn nổi da gà. Nhưng nếu loại bỏ đi những thứ cực đoan này thì nó có vẻ cũng có phần giống chủ nghĩa sáng tạo, tránh đi theo lối mòn? Bạn thử đọc bài viết sau đây về chủ nghĩa vị lai trong lập trình nhé!

“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác.” ~ Abutalib

Paul Heberli và Bruce Karsh đã đề xuất một cái gì đó mà họ gọi là lập trình vị lai vào năm 1994:

Chúng tôi tin rằng có một cơ hội tuyệt vời cho các nguyên tắc vị lai sẽ được áp dụng vào khoa học của lập trình máy tính. Chúng tôi phản ứng chống lại bầu không khí tôn giáo nặng nề bao trùm mọi khía cạnh của lập trình máy tính. Chúng tôi tin rằng đây là lúc để giải phóng khỏi những ràng buộc của quá khứ, và ăn mừng một sự phục hưng trong nghệ thuật lập trình máy tính.

Chúng tôi thấy nhiều hệ thống máy tính hiện nay là vô cùng lãng phí và không hiệu quả. Phần cứng máy tính đã tăng tốc độ thực thi hơn 200 lần trong 20 vừa năm qua, trong khi việc thiết kế phần mềm có rất ít tiến bộ được tạo ra kể từ sự phát minh ra chương trình con. Chúng tôi muốn nhìn thấy khoa học của lập trình phát triển một cách nhanh chóng như các lĩnh vực công nghệ khác.

Chúng tôi tin rằng giáo dục đại học đang dành quá nhiều thời gian để truyền đạt những giáo điều, thay vì nên dạy về lý thuyết của việc thiết kế phần mềm để giúp các lập trình viên tạo ra những chương trình tốt. Các trường đại học nên cung cấp cho sinh viên ít giáo lý hơn, và thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tạo ra và phân tích các chương trình nhỏ, nhanh, hữu ích và hiệu quả.

Xem thêm: Hành Trình Chữa Bệnh Của Người Có Mái Tóc Đanh Là Gì, Hành Trình Chữa Bệnh Của Người Có Mái Tóc Sư Tử”

Vị lai là một phong trào nghệ thuật chủ yếu của Ý trong những năm đầu thế kỷ XX; bản tóm tắt ngắn gọn nhất mà tôi đã tìm thấy là trang tài liệu về vị lai này:

Vị lai là một phong trào nghệ thuật quốc tế được hình thành lần đầu tiên ở Ý vào năm 1909. Nó đã (và đang) tạo ra một sự mới mẻ tương phản lại tính đa cảm và ủy mị của chủ nghĩa lãng mạn.

*

Chủ nghĩa vị lai yêu tốc độ, tiếng ồn, máy móc, ô nhiễm, và các thành phố; họ chấp nhận thế giới mới thú vị được đặt lên họ hơn là thói giả nhân giả nghĩa thưởng thức những tiện nghi hiện đại của thế giới trong khi lại lớn tiếng tố cáo các lực lượng đã tạo ra chúng. Lo sợ và tấn công lại công nghệ đã trở thành bản chất thứ hai của nhiều người trong xã hội ngày nay; những tuyên ngôn vị lai cho chúng ta thấy một triết lý khác.

Bản tuyên ngôn năm 1994 của các lập trình viên vị lai hoàn toàn dựa trên bản tuyên ngôn 1910 của các họa sĩ vị lai. Nhưng có lẽ là lời giải thích tốt nhất về lập trình vị laithực sự là gì nằm trong bản ghi chú về lập trình vị lai này:

Chúng ta TỪ CHỐI

BẢN SAO của các công việc đã được thực hiện trước đây.Phần mềm NGƯỜI DÙNG CÓ KHẢ NĂNG CẤU HÌNH.Tài liệu GIẤY.Bất kỳ chương trình nào gây LÃNG PHÍ BỘ NHỚ quý giá của người sử dụng.Bất kỳ chương trình nào gây LÃNG PHÍ THỜI GIAN quý giá của người sử dụng.Quản trị hệ thống và các ADMINISTRATOR.Bất cứ cái gì thực hiện nhằm tiện lợi cho các lập trình viên nhưng gây phí tổn cho người sử dụng.Khả năng mở rộng, mô đun hóa, lập trình có cấu trúc, sử dụng lại code, thiết kế top-down, các loại tiêu chuẩn, và “PHƯƠNG PHÁP” hướng đối tượng.Tất cả các hình thức bổ sung của SỰ VÔ ÍCH và LÃNG PHÍ THIẾU TRÁCH NHIỆM.

Đây là một tập các mục tiêu đáng ngưỡng mộ. Quan tâm đặc biệt là sự tôn kính vị lai dành cho các chương trình tự động sinh ra code; điều này báo trước sự phục hưng của các ngôn ngữ lập trình dynamic, mười năm sau đó. Rõ ràng tương lai là bây giờ.

Cốt lõi của triết lý vị lai rằng tôn giáo và tín điều của tất cả các loại cần được xem xét nghiêm túc, và là một điểm quan trọng. Tôi đã viết nhiều lần về việc chấp nhận một cách mù quáng “những kinh nghiệm khôn ngoan” trong phát triển phần mềm là phản tác dụng nếu không muốn nói là hết sức nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng bạn phải liên tục đặt câu hỏi về hiện trạng, và có một sự hoài nghi về cái gọi là best practices. Nhưng điều này cũng có thể dẫn tới việc đi quá xa. Tôi cố tình bỏ qua những câu cuối cùng của bản tóm tắt về chủ nghĩa vị lai trong trang tài liệu ở trên:

Thái quá thì tất cả chúng sẽ trở thành Phát xít.

Xem thêm: Giao Tiếp Uart Là Gì ? Ứng Dụng Của Uart Giao Tiếp Uart Là Gì

Bạn phải cẩn thận để việc bác bỏ giáo điều đó thì chính nó không trở thành một loại giáo điều. Đôi khi, một danh sách liệt kê các best practices có thể cũng hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *