GIỚI THIỆU Lãnh đạo BộChức năng nhiệm vụCơ cấu tổ chứcLịch sử phát triển TIN TỨC Thời sựHoạt độngQuốc tếPhát triển nguồn nhân lựcThông tin họp báoBản tin Thị trường Nông Lâm Thủy sản VĂN BẢN PHÁP LUẬT Văn bản pháp quyVăn bản điều hànhVăn bản hợp nhất Thống Kê Báo cáo tổng hợpĐiều tra TKQG Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệpChế độ báo cáo thống kêCơ sở dữ liệu thống kê ngành Công ThươngĐiều tra TKQG về Thương mại điện tử Media VideoAudioAlbum Quy chế Liên hệ
“Nội dung 1: Trong những năm gần đây, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng với các con số ấn tượng, thành quả này có sự đóng góp của nền kinh tế tư nhân. Chính hoài bão, niềm tin và khát vọng xây dựng những thương hiệu mạnh của người Việt là động lực chính để kinh tế tư nhân theo đuổi con đường của họ, Vingroup là cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam, với Thaco là trở thành tập đoàn đa ngành chủ yếu là ô tô của Việt Nam và mang tầm ASEAN, với Sungroup là khát vọng và mong muốn biến Việt Nam trở thành một cường quốc du lịch. Đây là một cách thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam, một chuyên gia kinh tế cho rằng muốn có Việt Nam hùng cường thì dựa vào những tập đoàn tư nhân lớn và coi đây là lực lượng tiên phong, bứt phá trong tương lai. Vậy Bộ trưởng nghĩ gì về câu nói trên, trong thời gian sắp tới có những chính sách cụ thể gì trong lĩnh vực của mình để kinh tế tư nhân liên tục phát triển và Việt Nam có được “những người khổng lồ” đúng nghĩa?
Nội dung 2: theo số liệu thống kê cho thấy mỗi Hiệp định thương mại tự do FTA mới mà Việt Nam tham gia thường xảy ra tình trạng hàng các nước nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh, nhưng hàng xuất khẩu Việt Nam vào các nước luôn chậm, thậm chí mất vài năm. Bộ trưởng lý giải như thế nào về tình trạng này? Giải pháp khắc phục ra sao?”
Nội dung câu trả lời:
1. Về nội dung liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân (KTTN)
Thành tựu của khu vực KTTN:
Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong đó có trên 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân, đóng góp hơn 40% GDP mỗi năm. Trong số này có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Phát triển KTTN là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực…
KTTN liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng từ 40-43%; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động. Đóng góp của khu vực KTTN trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43% GDP. Thương hiệu của khu vực tư nhân đã không chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực và quốc tế; đã xuất hiện những tập đoàn KTTN có quy mô lớn cả về vốn và công nghệ (như các doanh nghiệp Thaco, Vingroup… mà đại biểu đã nêu).Bạn đang xem: Vcfta là gì
Hạn chế:
– Số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất ít. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2017, cả nước mới chỉ có hơn 80.000 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang hoạt động và có kết quả sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, riêng quận Oita, một trong 23 quận của thành phố Tokyo, Nhật Bản có hơn 3000 doanh nghiệp chế tạo, tỉnh Kanagawa có 60.000 doanh nghiệp chế biến chế tạo, gần tương đương với số doanh nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.
Đang xem: Hiệp Định vcfta là gì, hiệp Định thương mại việt nam
– Năng lực sản xuất công nghiệp của khu vực KTTN còn yếu, mới chỉ ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công nghiệp của các DNTN là gia công lắp ráp, sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, tạo kiểu dáng, marketing… phần lớn được thực hiện bởi đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân rất khó có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đang tăng trưởng nhanh.
– Các doanh nghiệp tư nhân phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, rất ít doanh nghiệp tư nhân vươn được ra thị trường nước ngoài. Ngay cả ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
– Chưa xuất hiện nhiều những doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp có quy mô khu vực và quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt các ngành kinh tế, công nghiệp và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Nguyên nhân những hạn chế của khu vực KTTN trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta:
– Việt Nam nhìn chung chưa có một hệ sinh thái công nghiệp, chưa có một xã hội sản xuất để tạo môi trường thuận lợi cho ngành cơ khí phát triển, thể hiện ở việc: Công nghiệp chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư của xã hội do các ngành công nghiệp thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, yêu cầu gia nhập thị trường khắt khe hơn các ngành dịch vụ khác; Mất cân đối trong tình trạng đào tạo nguồn nhân lực – đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật cho các ngành công nghiệp, dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
– Môi trường pháp lý đối với khu vực KTTN chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán và chồng chéo. Môi trường kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự thuận lợi, đặc biệt là lãi suất còn cao và chưa ổn định, gây ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào công nghiệp.
– Thiếu thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTN, hình thành các doanh nghiệp tư nhân lớn:
– Đảm bảo môi trường phát triển cho các doanh nghiệp tư nhân:
+ Chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại thị trường nhằm phân bổ nguồn lực quốc gia hợp lý, tập trung tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư từ khu vực KTTN vào sản xuất công nghiệp.
+ Đẩy mạnh công tác đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính nhằm tháo gỡ các rào cản thị trường cho các doanh nghiệp; bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh, hạn chế các hành vi gian lận thương mại.
+ Đảm bảo đối xử công bằng trong việc xây dựng và thực thi chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cũng như các chính sách về kinh doanh giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ System Là Gì ? Các Bộ Phận Cấu Thành Lợi Ích Ra Sao
– Phát triển hệ thống doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp:
Thông qua các chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như cơ khí chế tạo, công nghiệp ô tô, dệt may, da – giày, công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ phát triển thị trường và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp tư nhân nội địa:
+ Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các DNNVV cần phải được Nhà nước hỗ trợ cho đến khi có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và trở thành đối tác sản xuất đáng tin cậy đối với chuỗi sản xuất toàn cầu; trong đó đặc biệt là hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hệ thống quản trị sản xuất, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, công nghệ mới và nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tiềm năng: Xây dựng các chính sách để hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số doanh nghiệp có tiềm năng có thể phát triển thành các tập đoàn có tầm cỡ khu vực và quốc tế đóng vai trò dẫn dắt ngành và hệ thống SMEs trong nước phát triển; trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), phát triển thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
2. Về nội dung liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu ở các nước có Hiệp định thương mại tự do FTA mới mà Việt Nam tham gia
Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, tới nay Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực, 01 FTA đã ký kết và chờ phê chuẩn (FTA Việt Nam – EU). Các FTA này đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Qua tổng hợp theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá chúng ta đã tận dụng, khai thác có hiệu quả các cam kết mở cửa thị trường từ các FTA này cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường đó thời điểm trước khi có FTA. Trong đó, nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng rất cao sau khi thực thi Hiệp định như Chi-lê (tăng gấp 3,6 lần sau 5 năm thực thi Hiệp định VCFTA, tốc độ tăng bình quân 28,9%/năm), Ấn Độ (tăng gấp 15,6 lần sau 9 năm thực thi Hiệp định AIFTA, tốc độ tăng bình quân 35,6%/năm), Hàn Quốc (tăng gấp 21,6 lần sau 12 năm thực thi Hiệp định AKFTA, tốc độ tăng bình quân là 29,2%/năm), Trung Quốc (tăng gấp 14,3 lần sau 14 năm thực thi Hiệp định ACFTA, tốc độ tăng bình quân là 20,9%/năm)…
Đối với nhập khẩu, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác FTA cũng gia tăng nhanh, tuy nhiên tốc độ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Chẳng hạn, đối với các thị trường nêu trên: nhập khẩu từ Chi-lê chỉ bằng 97% khi bắt đầu thực hiện Hiệp định VCFTA (tốc độ bình quân là -0,5%/năm), nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 2,53 lần sau 9 năm thực hiện Hiệp định AIFTA (tốc độ tăng bình quân là 10,9%/năm), nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 12,2 lần sau 12 năm thực thi Hiệp định AKFTA (tốc độ tăng bình quân là 23,2%/năm). Riêng tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đúng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc (tăng gấp 14,3 lần sau 14 năm thực thi Hiệp định ACFTA, tốc độ tăng bình quân là 20,9%/năm).
Cũng có những Hiệp định FTA mà trong 1-2 năm đầu khi thực thi Hiệp định, kim ngạch nhập khẩu có thể tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do đầu tư của nước đối tác vào Việt Nam, cũng như tác động chuyển dịch thương mại, theo đó doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang nhập khẩu từ các nước đối tác FTA. Tác động chuyển dịch thương mại này thường nhanh hơn tác động tạo lập thương mại, khai thác các FTA để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, xuất khẩu sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, minh chứng ở số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước đối tác FTA trong một khoảng thời gian dài. Thực tế trong những năm qua, các FTA đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát.
Để đảm bảo tận dụng được FTA để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và mạnh ngay từ những năm đầu thực thi Hiệp định, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến công tác triển khai thực hiện Hiệp định ngay sau khi Hiệp định được ký kết và đi vào có hiệu lực, chẳng hạn như đối với Hiệp định CPTPP, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương đều ban hành Kế hoạch thực hiện CPTPP của Bộ, ngành, địa phương mình. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã chú trọng và triển khai các hội nghị, hội thảo và tập huấn chuyên sâu các cam kết quan trọng trong các lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ hàng hóa và dịch vụ – đầu tư tại một số cụm tỉnh, thành phố trên cả nước để các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp có thể hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu đúng về cam kết FTA, hỗ trợ tích cực trong quá trình thực thi FTA, từ đó tận dụng được tối đa các cơ hội mà các Hiệp định FTA mang lại.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là khai thác được các thị trường xuất khẩu thì bên cạnh bài toán về đàm phán mở cửa thị trường, phải giải quyết được bài toán về chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế thì vấn đề về chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa để bảo đảm đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe trở thành yêu cầu có ý nghĩa quyết định. Ta có những kinh nghiệm và bài học rất lớn về vấn đề này từ thực tiễn những năm qua. Trên thực tế, vẫn còn nhiều mặt hàng chưa được các doanh nghiệp kiểm soát tốt về chất lượng, bị các nước nhập khẩu cảnh báo về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật như chè, tôm, cá tra…
Xác định được yêu cầu này, Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, quyết liệt để cơ cấu, tổ chức lại sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa của ta. Bộ Công Thương đang tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – là cơ quan chủ trì về công tác quản lý chất lượng, kiểm dịch động thực vật và an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản cùng phồi hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng triển khai đồng bộ, quyết liệt một số nội dung sau: tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân không chỉ về tiêu chuẩn của nước nhập khẩu mà còn về phương thức sản xuất, nuôi trồng phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn đó; lập cơ sở dữ liệu về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các doanh nghiệp tham khảo.
Xem thêm: Tfw Là Gì, Và Bạn Sử Dụng Nó Như Thế Nào? What Is The Meaning Of Tfw
Bộ Công Thương xin trân trọng cảm ơn Đại biểu Trịnh Ngọc Phương và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.