Từ khi quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên mang tên Vanguard 500 ra đời năm 1976, rất nhiều quỹ đầu tư thụ động khác xuất hiện và chứng tỏ sự ưu việt của mình.Bạn đang xem: Vanguard là gì
Quỹ đầu tư lớn nhất thế giới tiếp tục đầu tư cổ phiếu | |
Quỹ ETF là gì? |
Ba lý do ủng hộ chiến lược của Vanguard 500
Theo John Bogle, Chủ tịch Tập đoàn Vanguard và nhà sáng lập Quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên tại Mỹ (Quỹ Vanguard 500), các nhà đầu tư nên đổ tiền vào các quỹ đầu tư chỉ số có chiến lược đầu tư thụ động, với mục tiêu bám sát tỷ lệ lợi nhuận của chỉ số lớn trên thị trường thay vì tham gia vào các quỹ chủ động lựa chọn cổ phiếu dựa trên các phân tích về kinh tế, ngành và công ty.
Đang xem: Vanguard là gì, nghĩa của từ vanguard
Chẳng hạn, Quỹ đầu tư chỉ số Vanguard 500 do Bogle sáng lập ra chỉ mua các cổ phiếu trong danh sách S&P 500 nhằm tập trung bám sát tỷ lệ lợi nhuận của chỉ số S&P 500. Ông Bogle đưa ra ba lý do ủng hộ chiến lược này:
Thứ nhất, phí giao dịch: Các quỹ đầu tư chủ động có khối lượng giao dịch lớn, thường xuyên mua qua bán lại các cổ phiếu theo các phân tích của mình, khiến cho các quỹ này phải trả một khoản phí giao dịch lớn hơn nhiều so với các quỹ đầu tư thụ động.
Thứ hai, thuế bán cổ phiếu: Vì các quỹ đầu tư chủ động giao dịch nhiều nên cũng phải trả thuế nhiều hơn các quỹ thụ động.
Chẳng hạn như ở Việt Nam, phí giao dịch cổ phiếu khoảng 0,15-0,2% giá trị giao dịch (GTGD), cộng thêm thuế bán cổ phiếu chiếm 0,1% GTGD, như vậy mỗi chu trình mua-bán cổ phiếu, nhà đầu tư mất 0,4-0,5% GTGD. Giao dịch càng nhiều thì phí và thuế càng lớn, càng ăn sâu vào lợi nhuận của quỹ. Như tiến sĩ Alexander Elder nói trong cuốn sách nổi tiếng “Trading for a living”, mục tiêu của nhà đầu tư là giao dịch sao cho đúng đắn, không phải giao dịch thường xuyên.
Thứ ba, phí quản lý và quản trị quỹ: Vì việc quản lý các quỹ chủ động vất vả hơn so với các quỹ thụ động nên các khoản phí cũng cao hơn.
Tại Mỹ, theo số liệu của Investment Company Institute, chi phí hoạt động trung bình hàng năm của một quỹ đầu tư chỉ số thụ động chỉ là 0,09% giá trị quỹ trong khi chi phí này của một quỹ chủ động là 0,63% giá trị quỹ.
Những sự khác biệt tưởng chừng nhỏ này có thể tích tụ lại, tăng dần theo cấp số nhân của công thức lãi gộp và có tác động rất lớn khi đầu tư trong dài hạn 20 đến 30 năm. Ông Bogle cũng lập luận, việc phân tích ngành và phân tích công ty để chọn ra được một vài công ty tốt, cổ phiếu tốt thường tính chất “hên xui”, giống như mò kim đáy bể. Dùng nhiều mô hình phức tạp để ước lượng, tính toán chưa chắc đã tốt hơn là cứ ăn theo lợi nhuận chung của thị trường. Cho dù một quỹ đầu tư chủ động nào đó có chọn được toàn cổ phiếu tốt đi chăng nữa thì sau khi trừ đi thuế, phí giao dịch, phí quản lý, quản trị quỹ, lợi nhuận mà quỹ chủ động mang lại cũng không hơn được quỹ đầu tư thụ động. Để minh chứng cho lập luận của mình, trong cuốn sách “The Little Book of Common Sense Investing” (tạm dịch: Sổ tay Đầu tư đơn giản), John Bogle trình bày hai ví dụ thực tế: “Thành tích” kinh doanh của tất cả 355 quỹ đầu tư chủ động hoạt động từ 1970 đến 2006 so với suất sinh lợi của chỉ số S&P 500. Xem thêm: Thành Ngữ “Money Does Not Grow On Trees Là Gì Trong Tiếng Anh? |
Trong số 132 quỹ còn lại, có tới 60 quỹ là có tỷ suất sinh lợi thấp hơn suất sinh lợi của chỉ số S&P 500 ít nhất là 1%/năm. Như vậy là có tổng cộng 283 quỹ, chiếm gần 80%, không thể chứng tỏ được sự ưu việt của mình so với việc đầu tư vào danh mục thị trường.
Còn lại 72 quỹ, trong đó có 48 quỹ là có suất sinh lợi tương đương với S&P 500, chênh lệch không quá 1%/năm.
Với 24 quỹ còn lại, có 15 quỹ là có suất sinh lợi lớn hơn S&P 500 không quá 2%/năm.
Trong số 9 quỹ có suất sinh lợi vượt trội so với thị trường từ 2%/năm trở lên, có 6 quỹ đã qua thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao đang trong giai đoạn thoái trào.
Như vậy, từ 355 quỹ đầu tư hoạt động vào năm 1970, chỉ còn lại 3 quỹ, tức là chỉ 0,8% con số ban đầu, là Davis New York Venture, Fidelity Contrafund, và Franklin Mutual Shares là có suất sinh lợi cao hơn hẳn chỉ số S&P 500 và tiếp tục tăng trưởng sau 36 năm.
Cuộc thi đầu tư do tờ New York Times tổ chứcNăm 1993, tờ New York Times tổ chức một cuộc thi đầu tư giữa 5 chuyên gia tài chính nổi tiếng thời đó để xem họ sẽ đầu tư 50.000 đô la của khách hàng vào các quỹ đầu tư chủ động như thế nào thu được lợi nhuận lớn nhất sau 20 năm. Mốc được dùng để so sánh là suất sinh lợi của quỹ đầu tư chỉ số thụ động Vanguard 500, mô phỏng biến động của chỉ số S&P 500. Đến tháng 6/2000, tức là 7 năm sau ngày bắt đầu cuộc thi, tờ New York Times công bố diễn biến của cuộc thi như sau: Tờ New York Times thừa nhận rằng không có vị chuyên gia tài chính nào đem lại lợi nhuận cao hơn Quỹ đầu tư chỉ số Vanguard 500 nhưng không nói rõ lợi nhuận nếu đầu tư vào Quỹ Vanguard 500 là bao nhiêu. Bogle lập tức viết thư gửi cho Ban Biên tập tờ báo và nêu con số lợi nhuận đó là 138.750 USD, tức là cao hơn gần 57% so với mức lợi nhuận trung bình của 5 chuyên gia đầu tư vào các quỹ chủ động kể trên. Không lâu sau, tờ New York Times đột ngột chấm dứt cuộc thi mà không giải thích lý do tại sao, mặc dù vẫn còn 13 năm nữa mới đến hồi kết thúc. Tại thời điểm đó, phần thắng áp đảo đang thuộc về Quỹ đầu tư chỉ số Vanguard 500 của Bogle. |
Tại thời điểm giữa năm 2000, cả năm vị chuyên gia tài chính đều có tỷ suất sinh lợi đầu tư thấp hơn Quỹ thụ động Vanguard 500.
Xem thêm: Water Chestnut Là Gì ? Nghĩa Của Từ Water Chestnut Trong Water Chestnut Là Gì |
Nhận thức nhà đầu tư dần thay đổi
Ngay cả nhà đầu tư cổ phiếu huyền thoại Peter Lynch, người chèo lái đưa quỹ Fidelity Magellan Fund đạt được những thành công vang dội trong giai đoạn 1977-1990, cũng đã từng phải thừa nhận: “Trong 10 năm, chỉ số S&P tăng trưởng 343,8% trong khi lợi nhuận trung bình của các quỹ đầu tư cổ phiếu chỉ là 283%. Rõ ràng đầu tư vào quỹ chỉ số là có lợi hơn”.
Người hùng của Warren Buffett – huyền thoại đầu tư John Bogle qua đời ở tuổi 90Ba lời khuyên đầu tư vô giá từ John Bogle – người hùng của Warren Buffett Ba lời khuyên đầu tư vô giá từ John Bogle – người hùng của Warren Buffett Chuyên mục: Blogs