Vải Cashmere là một loại vải đã xuất hiện từ rất lâu, nổi tiếng về độ bền, đẹp và đắt. Chất liệu Cashmere có thể làm ra rất nhiều sản phẩm khác nhau như: quần áo, găng tay, khăn choàng,…và các đồ nội thất trong gia đình chẳng hạn như chăn, thảm,… Vậy vải Cashmere là gì? Tại sao vải Cashmere lại có giá thành đắt đỏ như vậy? Hãy cùng gocnhintangphat.com tìm hiểu chi tiết hơn về chất liệu vải cashmere trong bài viết dưới đây. 

*

Vải Cashmere là gì? Chất liệu vải cao cấp dành cho giới thượng lưu.

Đang xem: Tìm hiểu về vải cashmere là gì, loại vải dành cho giới thượng lưu

 

Vải Cashmere là gì?

 

Vải Cashmere còn được gọi với cái tên là len cashmere, được tạo ra bằng những lớp lông mềm nhất của con dê. Vải cashmere được xem là một loại vải có chất lượng vượt trội bởi độ đẹp, bền và đắt tiền. Chất liệu vải này chỉ thường dành cho những người giàu có, đại gia mới có thể dùng được. 

Nguồn gốc của vải Cashmere

 

Vải Cashmere bắt nguồn từ tên đất nước Kashmir thuộc Ấn Độ. Trong quá khứ, loại vải này thường chỉ dành riêng cho vua và quý tộc. Những chiếc khăn choàng dệt từ len Cashmere đã trở thành món đồ không thể thiếu cho các vị hoàng đế ở thời kỳ trước. 

Vải cashmere luôn đem đến sự mềm mượt và bền đẹp của những sợi tơ, làm hài lòng bất cứ ai chạm vào dù đó là một người khó tính nhất. Để được như vậy, vải được dệt nên từ vùng lông mềm của những con dê ở vùng núi Himalaya. Chính vì thế, so với những loại vải khác thì sản lượng của vải cashmere mỗi năm là vô cùng ít. 

Đặc trưng của vải Cashmere

 

*

 

Giá thành của những sản phẩm làm từ vải Cashmere trên thị trường hiện nay không hề rẻ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua các món đồ này. Lý do chính nằm ở chất lượng của sợi cashmere, một vài đặc điểm nổi bật có thể kể đến như sau: 

Về độ mềm mịn, sợi cashmere đứng đầu trong tất cả các loại lông cừu tự nhiên.Vải có trọng lượng siêu nhẹ, tương đương với các loại vải lụa cao cấp.Vải có độ ấm cao hơn gấp 6 lần so với các loại len thông thường.Các món đồ làm từ vải cashmere có thể giữ nguyên màu sắc sau nhiều năm sử dụng.Vải rất bền theo thời gian. 

Các loại vải len Cashmere

 

Tương tự như như những loại vải khác, cashmere cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào môi trường sống của các chú dê được lấy lông sẽ cho ra những loại sợi khác nhau. Trong đó, lông dê ở dãy Hy Mã Lạp Sơn sẽ cho ra những sợi len cashmere tốt nhất vì môi trường ở đây lạnh hơn nên lông sẽ mọc tốt hơn để có thể giữ ấm chúng. Sợi len được sản xuất từ lông dê tại đây là siêu mềm và sang trọng bậc nhất.

*

Việc phân loại vải cashmere không hề dễ dàng. Để xác định chất lượng vải, người ta thường dựa theo độ mịn của sợi lông tìm thấy trên sợi và độ dài của sợi tóc. Dựa vào đó, vải cashmere được xác định làm 3 loại chất lượng như sau: 

Loại A: Sợi cashmere của loại này sẽ mỏng và dài nhất. Đường kính của sợi cực nhỏ, có thể xuống thấp đến 14 micron và có độ dài tới 36mm. Những sản phẩm làm từ vải cashmere loại A có độ bền lâu nhất.Loại B: Loại này thường có đường kính sợi khoảng 19 micron, cũng là loại vải tốt nhưng không thể bằng loại A.Loại C: Loại này có chất lượng thấp nhất, đường kính sợi vải dày khoảng 30 micron. Giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều so với cashmere chất lượng loại A và B. 

Vì sao các sản phẩm từ vải Cashmere lại đắt tiền?

 

Giá thành đắt đỏ của vải cashmere ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến 4 yếu tố quan trọng sau đây: 

Thứ nhất: Dê sinh sống ở vùng núi Himalaya thường thay lớp áo lông tự nhiên vào mùa đông, chúng ta có thể tìm thấy sợi cashmere vướng trên mỏm đá hoặc bụi cây. Vì vậy, công đoạn thu gom sợi len cashmere tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Xem thêm: Stop Loss Là Gì – Cách Đặt Stop Loss

Thứ hai: Các sợi lông chỉ có thể được dệt thủ công để tạo nên vải Cashmere mà không thể sử dụng đến máy móc.Thứ ba: Thông thường, phải cần đến lông của 2 chú dê và trải qua quy trình phức tạp mới sản xuất ra được một chiếc áo.Thứ tư: Sản lượng len cashmere vô cùng thấp vì điều kiện nuôi dưỡng và lượng lông dê cho ra quá ít để sản xuất ra len cashmere.

Xem thêm: Uốn Ván ( Tetanus Là Gì – Bệnh Uốn Ván Nguy Hiểm Thế Nào

Thứ năm: Để làm ra vải cashmere phải trải qua những khâu sản xuất khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau, từ đó mức giá từng loại len cũng bị ảnh hưởng.Thứ sáu: Để có thể nuôi được những chú dê cung cấp lông cần rất nhiều chi phí, môi trường ngày càng khắc nghiệt khiến chi phí nuôi cũng tăng cao hơn. 

*

 

Ứng dụng của vải Cashmere

 

Vải cashmere có thể được sử dụng cho hầu hết mọi sản phẩm quần áo nhẹ, từ áo khoác đến khăn choàng, khăn quàng cổ… Nổi tiếng với chất lượng giữ nhiệt tốt, cải cashmere rất thích hợp cho những trang phục mùa đông, giúp người mặc giữ ấm mà không gây nặng nề, cồng kềnh. Cashmere còn có thể được dùng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như: tất, găng tay, mũ,… 

Bên cạnh đó, cashmere cũng được sử dụng trong một số đồ nội thất gia đình, điển hình là những chiếc chăn. 

Sử dụng, bảo quản và vệ sinh vải Cashmere đúng cách

 

Cách sử dụng

 

Được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên nên len cashmer không thích ứng với các chất tẩy cao. Nó cũng không thích hợp với nước hoa vì có chứa các chất hóa học (điển hình như cồn) sẽ làm biến đổi cấu trúc sợi len cashmere. Hơn nữa, nước hoa cũng rất dễ thu hút côn trùng, dễ khiến cho quần áo cashmere bị đục thủng. Ngoài ra, để các trang phục cashmere không bị nhăn nhàu, bạn nên cho chúng thời gian ngỉ ngơi, ít nhất là 24h để sợi len được phục hồi và không bị giãn. 

*

 

Cách giặt ủi

 Nên giặt quần áo cashmere với nước có nhiệt độ bình thường.Nên giặt bằng tay với xà phòng chuyên dụng là cách tốt nhất.Sau khi giặt nên vuốt đều nhẹ nhàng lên bề mặt vải, không nên vắt mạnh tay hoặc chà xát mạnh sẽ khiến sợi vải bị giãn.Chỉ nên xả sạch bằng nước lạnh, không nên sử dụng nước xả.Có thể đặt áo trên một chiếc khăn tắm khô sạch rồi cuộn lại, ấn nhẹ cuộn khăn để thấm hết nước trong áo.Nên để áo khô tự nhiên trên mặt phẳng với nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng của mặt trời và mọi nguồn nhiệt.Không nên sử dụng móc để treo quần áo cashmere lên, điều này sẽ làm giãn và xấu vãi. 

Phương pháp bảo quản

 

Cách bảo quản tốt nhất cho các sản phẩm Cashmere chính là gập phẳng phiu. Bạn có thể đặt trong túi nhựa kín để bảo quản tránh côn trùng xâm nhập vào. Và không nên treo quần áo Cashmere bằng móc để tránh bị kéo giãn và mất form. 

Cách xác định chất lượng vải Cashmere

 

*

 

Cách đơn giản nhất để xác định chất lượng vải Cashmere đó là hãy sử dụng ngón tay. Bạn chỉ cần chạm vào các sản phẩm cashmere rồi cảm nhận. Với loại vải có chất lượng cao, sợi len dài, khi chạm bạn sẽ cảm thấy sự mềm mịn trên đầu ngón tay của mình. Dù cashmere chất lượng không nằm ở loại A thì chúng cũng rất mềm mịn nhưng không phải là tốt nhất. 

Ngoài cách sử dụng xúc giác, bạn cũng có thể kiểm tra khả năng co giãn và đàn hồi của sợi vải. Bạn chỉ cần kéo nhẹ sản phẩm để kiểm tra vải cashmere có bị biến dạng hay không, từ đó có thể xác định được chất lượng vải. 

Một cách nữa là bạn có thể kiểm tra màu sắc của len cashmere. Nếu sợi vải cashmere không được xử lý đầy đủ trong quá trình sản xuất chúng sẽ bị thô, làm cho các sản phẩm cashmere có màu đen tối. 

Những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết về len Cashmere

 

*

 Vải cashmere mềm và dày có thể giữ ấm cho người mặc rất tốt, ngay cả khi nhiệt độ xuống đến -40 độ C dủ vải chì dày vài milimetNhững sản phẩm được làm từ cashmere vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu sau nhiều năm sử dụng.Để có thể sản xuất một chiếc áo len cỡ trung bình, ít nhất cần len từ 3 đến 5 con dê.Mỗi một con dê cashmere có khả năng sản xuất từ 110 đến 170gr lông tiêu chuẩn mỗi năm. Đây là một trong nhưng lý do chính khiến cho chất liệu này đất tiền.Sợi cashmere có độ mịn lớn hơn gấp 6 lần so với tóc người.Cashmere là chất liệu được các quý tộc trong Đế chế La Mã sử dụng. Bắt đầu từ thế kỷ 18, chất liệu vải này đã trở nên phổ biến trong các gia đình hoàng gia Châu Âu và quý tộc.Các gia đình ở vùng Kashmir vẫn dệt và kéo sợi cashmere bằng tay, họ có thể cho ra các sản phẩm Cashmere chất lượng cao.Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu cashmere thô cần thiết để sản xuất ra len cashmere. 

Trên đây là những thông tin về vải cashmere là gì, nguồn gốc, đặc tính cũng như các sử dụng và bảo quản chất liệu vải này. Hy vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về vải cashmere. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *