*

Một vấn đề không còn mới mẻ về mặt lí luận nhưng lại rất cần thiết trong hoạt động quản lí là vấn đề uy tín của người lãnh đạo. Thuật ngữ “uy tín” rất quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong tổ chức. Song để trở thành người lãnh đạo có uy tín thực sự trong tập thể và sử dụng uy tín đó để nâng cao hiệu quả quản lí thì là một công việc không dễ dàng.

Đang xem: Khái niệm về uy tín là gì, uy tín” trong tiếng anh: Định nghĩa, ví dụ

Đối với người lãnh đạo, uy tín là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên trong hoạt động quản lí tổ chức bởi vì:

Uy tín như một yếu tố tâm lí xã hội quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật quản lí. Nó có một vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có uy tín càng cao thì ảnh hưởng của người đó với tổ chức càng lớn, tính chất ám thị và thuyết phục đối với những người dưới quyền càng tăng lên.

Nếu người lãnh đạo không có uy tín thì mọi lời nói và mệnh lệnh của anh ta sẽ không được cấp dưới thực hiện một cách có hiệu quả.

Khái niệm và phân loại uy tín lãnh đạo

1.Khái niệm : Uy tín của người lãnh đạo là hệ thống những thuộc tính nhân cách của người lãnh đạo được các thành viên trong tổ chức thừa nhận và tôn trọng.

Nói đến uy tín là nói tới sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người dưới quyền – đó là sự ảnh hưởng được người khác thừa nhận và tôn trọng. Sự ảnh hưởng này sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành công trong việc quản lí tổ chức.

Phân tích khái niệm uy tín lãnh đạo, chúng ta cần chú ý đến hai khía cạnh chính. Đó là sự ảnh hưởng và sự thừa nhận. Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được xay dựng trên cơ sở của trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, các phẩm chất đạo đức, tính cách, phong cách lãnh đạo…

Sự thừa nhận của các thành viên trong tổ chức đối với người lãnh đạo là sự thừa nhận về quyền lực trong hoạt động quản lí, thừa nhận sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với họ.

Uy tín xuất phát từ giá trị niềm tin của cộng đồng hoặc cá nhân vào những việc làm và những thành công của người sở hữu uy tín. Nên uy tín không tự nhiên hình thành hoặc không thể gây dựng một cách khiên cưỡng, ép buộc (nếu như muốn duy trì uy tín lâu bền hoặc chính danh) mà cá nhân hoặc tổ chức có uy tín phải nỗ lực phấn đấu thực sự, bằng tất cả tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết, bằng cộng hưởng triệt để “tâm” và “tài” mới có thể vươn lên, khẳng định uy tín trong cộng đồng. Nói đến uy tín không thể không đề cập đến nét tâm lý con người trong việc khát khao vươn lên để khẳng định giá trị bản thân; và nói rộng hơn, một tập thể, tổ chức, chế độ luôn có nhu cầu khẳng định tính ưu việt, giá trị văn minh, văn hóa hiện hữu để làm chuẩn mực cho tập thể, tổ chức, xã hội khác học tập và làm theo. Uy tín càng cao, sự lan tỏa trong xã hội, thế giới càng rộng, và càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện những kế hoạch, những chiến lược hành động và thực thi hiệu quả. Tạo nên uy tín trước hết được xem xét ở phương diện năng lực cá nhân và khả năng hành động hiệu quả của cá nhân đó khi đương đầu với thử thách. Việc đầu tư tạo lập, gây dựng, phát triển uy tín có giá trị không chỉ đối với cá nhân, tổ chức mà có tác động tích cực tới cộng đồng, vì những lợi ích thiết thực mà bản thân cá nhân, tổ chức có uy tín mang lại.

2. Phân loại uy tín lãnh đạo

*

Trong Tâm lí học Xô viết, uy tín được phân loại thành: uy tín thật và uy tín giả.

– Uy tín thật là uy tín được xây dựng trên sự thừa nhận và tôn trọng của các thành viên trong tổ chức đối với người lãnh đạo Uy tín thật sẽ giúp người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến những người thừa hành và các quyết định quản lí của người lãnh đạo sẽ được cấp dưới thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.

– Uy tín giả là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được xây dựng không phải dựa trên năng lực thực sự và đạo đức của người lãnh đạo, mà nó được xây dựng trên những yếu tố mang tính chất thủ đoạn. Điều này được thể hiện rõ qua một số loại uy tín giả sau:

Uy tín giả do quyền lực: Người lãnh đạo tạo nên uy tín của mình nhờ sử dụng quyền lực được giao và nhiều khi còn lạm dụng quyền lực này để doạ nạt những người dưới quyền, chính vì vậy mà làm cho cấp dưới sợ hãi, phải tuân phục. Thực tế cho thấy: Sẽ là một sai lầm lớn, nếu một người lãnh đạo nào đó cho rằng thành công trong quản lí của mình được xác định bằng quyền lực và uy tín của bản thân được tạo nên bằng quyền lực. Thành công của người lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào sự ảnh hưởng của người đó với cấp dưới và lòng tin, sự kính phục của cấp dưới đối với người lãnh đạo.

+ Uy tín gia trưởng: Người lãnh đạo tự coi mình cao hơn và có quyền lực với mọi người, có quyền ban phát cho mọi người.

+ Uy tín giả do khoảng cách: Uy tín được tạo nên do người lãnh đạo luôn giữ một khoảng cách nhất định với những người dưới quyền.

+ Uy tín dân chủ giả hiệu: Uy tín được tạo ra do tác phong chan hoà kiểu mị dân, giả tạo và hình thức.

Ngày nay có sự thay đổi nhất định về các giá trị tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Thành tích công tác, quá trình cống hiến, sự cần mẫn, tận tuỵ không còn là những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo nữa.Uy tín của người lãnh đạo hôm nay chỉ có thể được tạo nên bằng trình độ chuyên môn tốt, khả năng tổ chức giỏi và bằng nhân cách trong sáng và mẫu mực.

3.

Xem thêm: Đường Glucose Là Gì – Mua Đường Glucose Ở Đâu

Các yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh đạo

Uy tín là hệ thống các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo. Do vậy, có nhiều yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Có thể nêu ra một số yếu tố cơ bản sau:

Trình độ chuyên môn giỏi

Trong phần quyền lực, chúng ta đã phân tích về vai trò của yếu tố tri thức trong việc tạo nên quyền lực. Đối với uy tín của người lãnh đạo cũng như vậy. Tri thức mà cụ thể hơn là trình độ chuyên môn là một trong những thành tố quan trọng hàng đầu để tạo nên uy tín của người lãnh đạo.

Nếu trong tổ chức, người lãnh đạo có chuyên môn yếu hơn những người dưới quyền thì người lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lí của mình. Vì, người lãnh đạo rất khó khăn trong khâu kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cấp dưới. Nếu người lãnh đạo có chuyên môn giỏi hơn họ thì anh ta có thể biết và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của cấp dưới, cũng như những sai phạm mà họ mắc phải. Thứ hai, người lãnh đạo rất khó khăn trong việc giao nhiệm vụ một cách phù hợp cho cấp dưới. Có thể nói, người lãnh đạo rất khó thuyết phục, cảm hoá được cấp dưới và các thành viên trong tổ chức khi anh ta có trình độ chuyên môn kém hơn họ.

Trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp người lãnh đạo biết được công việc của Cấp dưới, giúp họ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Trình độ chuyên môn giỏi là cơ sở quan trọng tạo nên quyền lực của người lãnh đạo trong tổ chức, từ đó tạo nên ảnh hưởng của anh ta đối với những người thừa hành.

Kết quả điều tra của một số công trình nghiên cứu cho thấy yếu tố trình độ chuyên môn được đánh giá cao trong những yêu cầu đối với người lãnh đạo.

Năng lực tổ chức

Đây là một yếu tố quyết định nữa tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Bởi lẽ, kết quả hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức của người lãnh đạo. Một người lãnh đạo có năng lực quản lí tốt thì sẽ tạo nên hiệu quả hoạt động cao của tổ chức, làm cho tổ chức phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. Đây là một cơ sở quan trọng để những người dưới quyền thừa nhận và tôn trọng người lãnh đạo Hay nói cách khác, uy tín của người lãnh đạo được tạo nên trong tổ chức.

Các phẩm chất đạo đức

Cùng với năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn, các phẩm chất đạo đức góp phần quan trọng tạo nên uy tín người lãnh đạo. Để tạo nên uy tín, người lãnh đạo cần có một phẩm chất đạo đức cơ bản sau:

Công bằng trong đánh giá, khen thưởng hay xử phạt

Đối với những người dưới quyền, sự công bằng của người lãnh đạo là sự đánh giá, đối xử đúng với kết quả mà cấp dưới đã hoàn thành. Để thực hiện được như vậy, người lãnh đạo phải dựa vào hoạt động thực tế của cấp dưới để nhận xét, không nên dựa vào quan hệ, lời nói của họ một cách thuần tuý.

Trong mỗi tập thể thường có những cá nhân làm ít nói nhiều và cũng có những người làm nhiều mà nói ít, không muốn phô trương thành tích của mình. Do vậy, người lãnh đạo phải khách quan, sáng suốt trong ứng xử, trong việc quan tâm đến mọi người.

Sự khách quan và công bằng của người lãnh đạo trong đánh giá, khen ngợi và xử phạt sẽ làm cho những người thừa hành phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào người lãnh đạo, nội bộ giảm xung đột vì vấn đề lợi ích.

Quan tâm đến người khác

Đây là một phẩm chất đạo đức cần thiết nữa của người lãnh đạo Công ti Hewlett Packard là một công ti kinh doanh rất thành công ở Mĩ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân thành công của công ti này. Họ đã thăm dò ý kiến của 20 người quản lí cao nhất của công ty, thì 18 người tuyên bố ngay không cần đắn đo suy nghĩ rằng: Công ti của mình thành công là do đã đưa ra được triết lí hướng vào con người, quan tâm đến con người.

Bill Hewlett người sáng lập ra công ti nói về quan điểm này như sau: “Quan tâm và có thái độ tôn trọng với mỗi cá nhân, thừa nhận thành tích của mỗi người. Điều này có vẻ như chân lí nhàm chán, nhưng chúng tôi thành tâm tin tưởng vào triết lí này và chúng tôi đã đúng”. Do biết quản lí công ti, do biết quan tâm đến mọi người mà Bill Hewlett và những người lãnh đạo khác tạo được uy tín cao trong công ti của mình.

Thái độ quan tâm của người lãnh đạo sẽ tạo ra tình cảm ấm cúng trong quan hệ với các thành viên của tập thể, động viên, khích lệ được họ làm việc. Trước đây, trong cơ chế cũ, nhiều người lãnh đạo chỉ quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của tập thể một cách chung chung, trừu tượng, mà ít quan tâm đến lợi ích cá nhân của người lao động, chỉ chú trọng đến hình thức động viên, khen thưởng tinh thần mà ít quan tâm đến lợi ích vật chất của họ.

Do vậy, ít động viên được tính tích cực sáng tạo của các thành viên tập thể, làm cho họ không gắn bó nhiều với tập thể của mình. Thực tế cuộc sống cho thấy, ở cơ quan nào, doanh nghiệp nào người lao động được quan tâm chu đáo, kịp thời thì ở đó họ gắn bó với tập thể, năng suất lao động được nâng cao, người lãnh đạo có uy tín trước tập thể. Sự quan tâm đến cấp dưới thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: Quan tâm đến lợi ích thiết thực của mọi người, quan tâm đến những yêu cầu và nguyện vọng của họ, tạo điều kiện cho mọi người được phát triển và thăng tiến, giúp đỡ họ trong lúc khó khăn…

Tránh thái độ ra lệnh thô bạo trong quan hệ

Trong quản lí tập thể người lãnh đạo rất nên tránh thái độ ra lệnh thô bạo trong quan hệ. Khi người lãnh đạo ra lệnh cho cấp dưới phải làm cái này, phải làm cái kia nhằm tạo ra cái uy của mình thì người đó khó có thể nhận được sự sáng tạo, tâm trạng thoải mái, hào hứng của những người thực hiện.

Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, phong kiến, của cơ chế quan liêu, bao cấp, nên có một số người lãnh đạo trong một số tổ chức của chúng ta mang phong cách gia trưởng, độc đoán. Thay cho tài thuyết phục và khuyên nhủ cấp dưới thì họ lại dùng mệnh lệnh và điều tai hại là họ lầm tưởng những mệnh lệnh độc đoán đó sẽ làm tăng uy tín và vị trí lãnh đạo của mình trong tập thể.Thái độ thô bạo của người lãnh đạo đối với cấp dưới như lăng nhục, xúc phạm sẽ gây ra những hậu quả rất lớn

Như vậy, uy tín của người lãnh đạo không phải được tạo nên bởi quyền lực được trao, mà phải được tạo nên bằng chính năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn và các phẩm chất đạo đức của người đó. Uy tín của người lãnh đạo không phải được tạo ra bằng sự áp đặt, khống chế mà bằng sự cảm nhận, sự kính phục, và tôn trọng của những người dưới quyền đối với nhân cách của người lãnh đạo. Chỉ có uy tín như vậy mới có ảnh hưởng tốt đến các thành viên trong tập thể, có sức ám thị và cảm hoá họ.

Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Theme Là Gì ? Nghĩa Của Từ Theme

*

Tóm lại: Bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải có một uy tín nhất định, chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn. Uy tín là sự tín nhiệm mà người cán bộ có được bằng chính năng lực, phẩm chất và tài năng của mình trong thực thi nhiệm vụ được giao. Sự nỗ lực chủ quan của người cán bộ lãnh đạo trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín của họ. Do vậy, trước hết người lãnh đạo phải gương mẫu, có lối sống trong sạch, tận tụy hy sinh vì tập thể. Đã là cán bộ lãnh đạo, phải có tầm hiểu biết rộng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, có quan hệ mực thước, ứng xử có văn hóa với quần chúng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *