Thực ra hôm nay rảnh rỗi thì định ngồi edit tiếp, nhưng mà cuộc sống tự dưng nó nảy sinh ra một số vấn đề khiến mình bức xúc nên phải lên gocnhintangphat.com viết bài.

Đang xem: Anh nhìn cô trong sự Ủy khuất là gì, nghĩa của từ khuất trong tiếng việt

Mình đã post bài trong VNS và đã chửi thề trong Facebook, nhưng chung quy thì vẫn chưa hết bức xúc. Vẫn là chuyện dùng tiếng Việt. Bạn nào biết mình lâu lâu rồi thì có thể hiểu, nhưng những ai mới vào gocnhintangphat.com của mình và chưa biết mình là người thế nào thì có thể thấy mình ăn nói chướng mắt. Chuyện đó, bạn có thể góp ý, có thể lơ đi, nhưng dù gì cũng thông cảm nhé.

Mục đích mình viết bài, không phải để xả tức, mà là kêu gọi mọi người, nên chú ý hơn đến ngôn ngữ của bản thân.1. Bản chất của Đam Mỹ và phong cách ngôn ngữ QT

Đối với mình thì Đam Mỹ không phải cái gì đó quá cao siêu. Nó là một dạng fiction mà thôi, chỉ có điều Đam Mỹ nhờ có QT và CCP mà dịch nhanh hơn nên được ưa chuộng. Nếu tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp có QT hay CCP thì mọi chuyện đã khác.

Đã là fiction thì nó luôn đứng giữa ranh giới của nghệ thuật và giải trí. Những bộ nào thật sự hay, thật sự ý nhị, mình cho là nghệ thuật. Những bộ nào chưa có gì sâu sắc lắm, mình cho là giải trí. Chẳng hạn như, mình rất thích đọc truyện của Lăng Báo Tư, vì truyện của chị Tư luôn dung hòa giữa ý nghĩa nhân đạo và tính giải trí. Đọc truyện của Công Tử Hoan Hỉ có lẽ nhiều người thấy đều đều, nhàm chán, nhưng mình cảm thấy mang rất nhiều ý nghĩa. H văn thì 70% là giải trí. Nói tóm lại, Đam Mỹ cũng chỉ là một sản phẩm của trí tuệ văn học. Mình không đề cao Đam Mỹ, mình không hạ thấp Đam Mỹ, chỉ có điều mình nghĩ nên đánh giá đúng.

Nếu Đam Mỹ đã là fiction, người viết Đam Mỹ, giỏi thì được khen là nhà văn, chán thì sẽ gọi là người viết. Edit Đam Mỹ chẳng khác gì một người dịch bình thường với sự hỗ trợ của siêu kim từ điển. Thế nên mình nghĩ mọi người nên hạn chế tung hô Đam Mỹ, tác giả và editor. Cũng như không nên hạ thấp bất kỳ ai, tác phẩm nào.

QT là một chương trình gì đó rất thần thánh. Là một bước tiến cao cấp so với google translate. Nhưng QT không thể là con người. Có nhiều bộ truyện, sau khi qua tay đại ca QT đã trở thành có văn phong không ai nhận ra được. Và bộ Đam Mỹ edit chúng ta được đọc hay hay dở là do văn phong của editor.

Chính vì vậy, mình thấy không nên, rất không nên dùng bất cứ cái gì từ QT ngoại trừ để edit Đam Mỹ. Chúng ta là con người, chúng ta không thể bắt chước và thua một phần mềm chỉ nặng chưa tới 3MB.

Qua những điều trên thì có thể kết luận rằng Đam Mỹ hay QT không phải là cái gì thần thánh, hay ho để bắt chước, để sử dụng ngôn ngữ của nó hay bất kỳ một từ nào trong giao tiếp, sinh hoạt, hay thậm chí cả trong văn bản ngoài văn bản edit.

2. Tiếng Việt không phải là Hán Việt

Trong bản edit của mình, mình đã hết sức cố gắng dịch nghĩa tất cả mọi từ/cụm từ ra tiếng Việt thuần. Nếu có từ ngữ nào chưa dịch được, mình ghi chú thích.

Xem thêm: Chứng Minh Thư Là Gì – Tất Tần Tật Về Chứng Minh Nhân Dân Tiếng Anh

Không phải tự dưng mà mình lại phải mệt não đi làm thêm một công đoạn là tra từ điển, tìm từ tiếng Việt phù hợp và ghi chú thích cho bản edit của mình.

Có thể mình không có trình độ edit. Có thể văn phong của mình nhạt nhẽo. Điều đó không sao cả, con người còn có thể phát triển. Nhưng mình không muốn phải xấu hổ với bản thân vì chưa cố gắng hết sức cho bản edit của mình. Cũng như không hổ thẹn vì làm người Việt Nam mà không có cố gắng sử dụng tiếng Việt.

Tiếng Việt hay Hán Việt, cái nào có trước, cái nào là một bộ phận của cái nào, không quan trọng. Quan trọng là chúng là hai thứ hoàn toàn khác nhau. “Bạch mã” chắc chắn khác với “ngựa trắng”. Người ta có thể nói “bạch mã hoàng tử” thay vì “hoàng tử cưỡi ngựa trắng”, nhưng không thể nói “con ngựa trắng đằng kia thật đẹp” thành “con bạch mã đằng kia thật đẹp”. Sự có thể hay không thể không phải là có quyền nói hay không có quyền nói, mà là sự phù hợp, đúng đắn trong ngữ cảnh. “hoàng tử cưỡi ngựa trắng” hay “con bạch mã đằng kia” đều là sản phẩm của sự lệch lạc trong cách sử dụng ngôn ngữ.

Có một câu chuyện rất vớ vẩn và cũng rất buồn thế này. Hồi đó mình chưa đọc Đam Mỹ bao giờ, chỉ đọc sách truyện Trung Quốc. Những người dịch sách đều phải rất giỏi mới dịch được, họ hiếm khi để lại một từ Hán Việt hay phiên âm nào. Vì thế Hán Việt mình chỉ biết chứ không bao giờ dùng đến. Một hôm, bạn mình nhảy vào YM để chat và nói: “Cô làm tôi thật ủy khuất.”. Thật khó hiểu và thật kệch cỡm làm sao. Chẳng khác nào câu “Cô làm tôi thật upset”. Không phải mình không đủ trình độ để hiểu “ủy khuất” nghĩa là gì. Nhưng đó không phải là tiếng Việt, và mình từ chối sử dụng.

Đó là một vài ví dụ về sự khác nhau hoàn toàn giữa TIẾNG VIỆT và HÁN VIỆT. 3. Tại sao phải dùng Tiếng Việt?

Lý do thì có rất nhiều, nhưng câu trả lời đơn giản nhất chỉ là, vì bạn là người Việt. Người Việt chỉ có một ngôn ngữ mẹ đẻ duy nhất, đó là Tiếng Việt. Không phải vô tình mà từ khi bạn sinh ra, cha mẹ đã dạy cho bạn tiếng Việt chứ không phải Trung, Hàn, Anh , Pháp hay thậm chí là Hán Việt.

Mình luôn tôn trọng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thực sự có sức mạnh, mà nhiều người không thể hiểu được. Nếu không tính ngôn ngữ QT *=))* thì mình đang học hai ngoại ngữ là Anh và Đức. Nhưng chẳng bao giờ mình lại nói: “Hôm nay trời mưa so much” hay “Bộ phim này rất fantatisch”. Đó không chỉ bởi vì mình trân trọng ngôn ngữ của chính dân tộc mình, ngôn ngữ mà bố mẹ hay ông bà đã dạy cho mình, mà còn vì mình phải tôn trọng chính bản thân. Làm gì cũng phải chỉn chu, nghiêm chỉnh, mà ít nhất là ăn nói cũng phải đúng đắn. Dù có văng tục thì mình cũng sẽ dùng tiếng Việt. Ít khi mình dùng ngoại ngữ, chỉ trong trường hợp không muốn người khác hiểu những gì mình đang nói, nhưng là thứ ngoại ngữ nghiêm túc chứ không nửa nạc nửa mỡ.

Dường như những ai hiểu thực sự hoặc sống trong một môi trường với ngoại ngữ mới có thể hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ. Cô của mình đã đi Nga rất nhiều năm, nhưng trước mặt người Việt, trừ khi giảng dạy, cô chưa bao giờ nói một từ tiếng Nga. Hai con của cô nói tiếng Nga, cô trả lời bằng tiếng Việt. Có lẽ khi phải dùng ngoại ngữ quá nhiều, bạn sẽ phát cuồng lên và nhớ tiếng mẹ đẻ da diết. Lúc này ngôn ngữ không chỉ là ngôn ngữ, mà nó còn là một phần của bản thân, một sợi dây kết nối toàn dân tộc, và là công cụ đơn giản, thân thiết nhất để có thể giao tiếp với những người xung quanh.

Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Văn Đồng nói phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ mà còn tượng trưng cho một nét văn hóa khiến hàng triệu người Việt Nam phải hy sinh để giành lại được, để bảo vệ trước sự đồng hóa của Trung Quốc và Pháp. Nó là một cái gì đó vô cùng thiêng liêng. Vậy mà nhiều người lại quay lưng với sự hy sinh của người khác, nhổ toẹt vào cái khối thiêng liêng ấy. Họ đáng ra phải cảm thấy xấu hổ.

Xem thêm:

Phạm Quỳnh cũng nói, tiếng ta còn, nước ta còn. Thực sự, nếu không thể dùng ngôn ngữ của chính mình, bạn sẽ là ai, sẽ thuộc về nơi nào khi bố mẹ bạn là người Việt nhưng bạn không thể hòa nhập với cộng đồng người Việt. Nước Mĩ, nước Đức có thể tiếp nhận bạn, nhưng trong dòng máu của bạn lại không có Mĩ hay Đức. Đó là một sự lạc lõng khủng khiếp. Người ăn mày còn được sống trong đất nước của mình, còn có chốn về, nhưng bạn thì không. Nếu Việt Nam toàn người như vậy, chúng ta thật sự mất nước. Hoặc chịu sự mất mát khủng khiếp như dân tộc Mông Cổ. Họ không còn tự do nữa, khi họ không tìm được ngôn ngữ của tổ tiên.

Dùng bất kỳ ngôn ngữ nào thay thế cho Tiếng Việt để giao tiếp giữa người Việt với nhau, đó không chỉ là sự bất lực về ngôn ngữ mà còn là một sự sỉ nhục chính bản thân mình. Vì vậy mình luôn mong ở đất nước Việt Nam này, sẽ không có ai sử dụng thứ phế phẩm, là loại ngôn ngữ pha tạp nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *