Sở hữu trang web hấp dẫn là điều rất quan trọng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tính thẩm mỹ mang uy tín cho website, nghĩa là việc cung cấp trải nghiệm người dùng chính là chìa khóa. Để đạt được điều này, bạn cần tiến hành thực hiện website usability testing.
Đang xem: Thuật ngữ usability là gì, những lưu Ý khi thiết kế usability
Bài viết này sẽ giải thích việc kiểm thử website usability testing là gì và cách thức thực hiện.
Usability Testing là gì?
Usability Testing (Kiểm thử khả năng sử dụng) là một loạt hành động để kiểm thử xem trang web dễ sử dụng như thế nào từ góc độ của người dùng cuối cùng.
Thử nghiệm này liên quan đến nhóm đại diện sẽ đưa ra phản hồi về chất lượng trang web. Càng nhiều vấn đề được tìm thấy thì bạn càng cần nhiều cải tiến.
Không chỉ vậy, hầu hết mọi người đến trang web vì những nhu cầu cụ thể. Ví dụ như đặt vé hoặc tìm một phần thông tin nào đó. Họ thường dành thời gian rất hạn chế để làm điều đó. Nếu trang web của bạn không thực hiện được những nhu cầu đó một cách dễ dàng và nhanh chóng, họ sẽ chuyển sang trang web khác.
Khi tập trung vào việc mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất, usability testing cần bao gồm toàn bộ quy trình phát triển của việc tạo trang web. Để làm được, usability testing nên diễn ra:
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về thiết kếKhi bạn cần hiểu rõ khách hàng trong quá trình phát triểnKhi có ý kiến trái ngược nhau về thiết kếKhi bạn cần đánh giá mọi thứ sau khi ra mắt
Tóm lại, bạn thực hiện usability testing trong các giai đoạn “brainstorm”, tạo mẫu và đánh giá.
Trong mỗi giai đoạn kiểm thử, người tham gia sẽ làm việc với các chuyên gia. Họ được gọi là Researcher UX và Designer UX – người sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình usability testing.
Tùy loại thử nghiệm, có thể có cả thử nghiệm không được kiểm soát. (Chúng ta sẽ nói thêm một chút về các loại usability testing sau)
Nói chung, usability testing được thiết kế để yêu cầu người tham gia thực hiện một số nhiệm vụ nhất định và ghi chú lại những phát hiện.
Ví dụ: bạn có thể yêu cầu người tham gia đặt chuyến bay một chiều rẻ nhất từ Sân bay Quốc tế JFK ở New York đến Sân bay Quốc tế Heathrow ở London vào một ngày cụ thể. Sau đó xem quá trình này diễn ra suôn sẻ như thế nào.
Có những thông số cơ bản được sử dụng để thực hiện usability testing. Các nhà nghiên cứu không chỉ dễ dàng thu thập kết quả mà còn cải thiện độ chính xác của kết quả.
Thân thiện với người dùng
Nếu trang web của bạn được thiết kế tốt, sẽ có nhiều người tham gia hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Hiệu quả
Càng ít thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ, bản thiết kế của bạn càng tốt.
Lỗi
Rất rõ ràng phải không, các nhà phát triển web sẽ sửa lỗi trước khi hoàn thành project. Ngoài ra, trong quá trình kiểm thử, những người tham gia sẽ giúp bạn phát hiện lỗi ngữ pháp hoặc lỗi thiết kế nhanh chóng.
Hài lòng
Nếu những người tham gia hoàn thành các nhiệm vụ nhưng đưa ra những phàn nàn, bạn phải cải thiện mức độ hài lòng.
Có những loại Usability Testing phổ biến nào?
Có nhiều loại usability testing, nhưng chúng tôi muốn đề cập đến ba loại có liên quan nhất trong số đó.
Usability Testing In-Person hoặc In-House
Loại thử nghiệm khả năng sử dụng này được thực hiện on-site, được kiểm soát và quan sát bởi các nhà nghiên cứu.
Mặc dù người tham gia có thể là nhân viên của bạn, được thuê để thực hiện thử nghiệm nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng người mới để có được kết quả không thiên vị.
Có một số kỹ thuật phổ biến cho loại thử nghiệm khả năng sử dụng này:
Eye tracking — cho biết những người tham gia đang nhìn vào đâu trên một trangCard sorting — tốt cho việc xây dựng cấu trúc và navigation hoặc labeling
Usability Testing từ xa không kiểm soát
Loại kiểm thử khả năng sử dụng này không trực tiếp và cũng không được kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu để xử lý vấn đề.
Sử dụng phương pháp này, bạn có thể dùng những công cụ của riêng mình online và tiếp cận nhiều người tham gia mà bạn cần từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ bạn có thể nhận được kết quả nhanh hơn, mà bài kiểm tra này cũng sẽ thuận tiện nhất cho người tham gia.
Có nhiều dịch vụ trực tuyến sẽ giúp bạn tiến hành những thử nghiệm như vậy. Với eye tracking, bạn có thể thử Gazepoint hoặc RealEye để thu thập dữ liệu về những gì mọi người nhìn thấy qua webcam.
Đối với loại kiểm thử card sorting, Optimal Workshop có thể giúp bạn tìm hiểu cách người tham gia tổ chức nội dung. Và với A/B testing, bạn có thể thử Convert and VWO để xử lý kiểm thử.
Usability Testing từ xa được kiểm soát
Loại kiểm thử khả năng sử dụng này là kết hợp của kiểm thử từ xa trực tiếp và không được kiểm soát.
Lợi ích khi tiến hành loại kiểm thử này là bạn có thể nhận được kết quả đạt chất lượng cao một cách nhanh chóng. Trong khi đó vẫn giữ cho người tham gia cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn không có công cụ tốt nhất để kiểm thử từ xa, bạn có thể gặp những kết quả không rõ ràng. Mặt khác, kiểm thử trực tiếp có thể mất nhiều thời gian để đạt được kết quả hơn.
Đối với loại kiểm thử khả năng sử dụng này, bạn có thể thử Loopback hoặc nâng cao hơn là Userlytics.
Xem thêm: Tử Bình Là Gì ? Cách Xem Tướng Đoán Mệnh Qua Tứ Trụ Cách Xem Tướng Đoán Mệnh Qua Tứ Trụ
Ba loại phương pháp kiểm thử khả năng sử dụng này đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy bạn nên chọn loại tốt nhất cho trang web của mình.
Bây giờ, hãy tiếp tục tìm hiểu cách thực hiện usability testing.
6 bước tiến hành Website Usability Testing
Có 6 bước để tiến hành kiểm thử khả năng sử dụng trang web:
Bước 1 – Xác định những gì thông số cần đo lường
Ở bước khởi đầu, bạn cần xác định rõ những gì bạn muốn đạt được khi thử nghiệm, và nhắm vào mục tiêu nào của website.
Chẳng hạn, bạn chỉ muốn biết người dùng sẽ đặt vé thành công như thế nào? Hay bạn muốn tìm hiểu thiết kế mới có cải thiện trải nghiệm người dùng không?
Chúng tôi luôn khuyên mọi người tại một thời điểm chỉ test 1 thứ. Nhưng điều quan trọng hơ là xác định rõ mục tiêu để có thể đo lường bài kiểm thử tốt.
Bước 2 – Xác định phương pháp tốt nhất
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, phương pháp bạn dùng để kiểm thử khả năng sử dụng là rất quan trọng.
Nếu bạn muốn thực hiện một loạt kiểm thử liên quan đến cùng một người, bạn có thể thực hiện kiểm thử trực tiếp tại chỗ. Nhưng, nếu bạn muốn có được kết quả nhanh chóng nhưng vẫn giữ được chất lượng cao với những người tham gia từ khắp nơi trên thế giới, bạn có thể sử dụng kiểm thử khả năng sử dụng từ xa được kiểm soát.
Ví dụ: với Loopback, bạn có thể tạo liên kết để người tham gia truy cập. Sau đó, bạn có thể yêu cầu họ cài đặt ứng dụng và bắt đầu kiểm thử. Bạn có thể để người kiểm thử làm những gì họ muốn nhưng bạn vẫn có quyền kiểm soát những phần cần kiểm tra hoặc kiểm soát hành động được thực hiện.
Bước 3 – Tạo một kịch bản cho nhiệm vụ và thiết lập tỷ lệ thành công
Kịch bản cho nhiệm vụ này giống như những gì chúng tôi đã đề cập trước đó về việc book chuyến bay rẻ nhất một chiều vào một ngày nhất định.
Khi bạn thiết lập kịch bản, bạn cần xác định tỷ lệ thành công của mình.
Nếu bạn muốn lấy việc tìm đúng trang booking là một chỉ số, bạn cần xác định xem là tất cả bốn hộp trên phải luôn đúng hay vẫn có thể chấp nhận lỗi ở một trong các hộp đó.
Ngoài ra, bạn có thể lấy giới hạn thời gian hoàn tất làm chỉ số thành công.
Bước 4 – Tìm người tham gia
Việc kiểm thử khả năng sử dụng mà bạn thực hiện phải có hiệu quả và đạt năng suất. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm những người tham gia phù hợp là một yếu tố rất quan trọng.
Thông thường, năm người tham gia là con số lý tưởng cho mỗi phiên kiểm thử. Chính vì lý do dễ quản lý, không tốn chi phí so với bên thứ ba. Tuy nhiên, tùy vàoo giai đoạn phát triển và phương pháp kiểm thử sẽ quyết định số lượng người tham gia.
Đối với giai đoạn phát triển ban đầu, bạn có thể sử dụng phương pháp Hallway. Phương pháp này là chọn người ngẫu nhiên để kiểm thử trang web của mình. Với phương pháp này, trước tiên bạn có thể không cần nghiên cứu về người dùng lý tưởng.
Mặt khác, ở giai đoạn phát triển sau này, nếu bạn chọn ra những người tham gia gần với user persona của bạn, bạn có thể tạo ra kết quả chính xác hơn. User persona là hình mẫu phản ánh người dùng thực sự bao gồm đặc điểm, nhu cầu và mục tiêu của họ.
Bước 5 – Tiến hành kiểm thử
Mặc dù bạn có thể sử dụng người tham gia ngẫu nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều kỹ thuật tùy ý cho một phiên kiểm thử.
Khi tiến hành thử nghiệm, các nhiệm vụ và thứ tự cần nhất quán – ngay cả đối với tester từ xa không kiểm soát. Việc gửi hướng dẫn rõ ràng và súc tích cho những người tham gia cũng hữu ích hơn.
Bạn có thể thông báo thời gian kiểm thử, cách họ nhận xét về những phát hiện, và mục tiêu của bài kiểm thử.
Bước 6 – Phân tích và báo cáo kết quả
Tùy loại kiểm thử, bạn có thể tóm tắt các phát hiện và sắp xếp báo cáo theo mục tiêu của mình. Bạn có thể phân tích kết quả theo phương pháp phân tích định tính hoặc tương quan.
Nếu bạn tự thực hiện website usability testing, bạn có thể tạo bản đồ hướng đi của khách hàng. Điều này rất quan trọng để lấy thông tin đáng giá. Nó giúp bạn nhìn ở góc độ người dùng hơn.
Một phương pháp khác là sử dụng bảng tính để phân loại những thứ như ưu và nhược điểm, các vấn đề lớn và nhỏ, các vấn đề bình thường và quan trọng, v.v. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho bất kỳ cải tiến nào cho trang web.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ của bên thứ ba, bạn có thể chọn loại kết quả bạn sẽ nhận được.
Kết luận
Kiểm thử Website usability rất quan trọng đối với công ty bạn. Nó có thể giúp được thiết kế tốt nhất và tập trung vào trải nghiệm người dùng.
Xem thêm: Hiểu Đúng Nghĩa Và Trọn Vẹn Cà Phê Specialty Coffee Là Gì ? Định Nghĩa Của Các Chuyên Gia Về Cà
Có ba loại test website usability mà bạn có thể chọn, dựa trên nhu cầu và mục tiêu. Cụ thể là kiểm thử khả năng sử dụng in-person hoặc in-house, kiểm thử khả năng sử dụng không kiểm soát từ xa và kiểm thử khả năng sử dụng từ xa được kiểm soát.
Sau khi chọn phương thức, bạn có thể thực hiện kiểm thử khả năng sử dụng bằng 6 bước sau:
Xác định những gì cần đo lườngXác định phương pháp tốt nhấtTạo kịch bản cho nhiệm vụ và đặt tỷ lệ thành côngTìm người tham giaTiến hành kiểm thửPhân tích và báo cáo kết quả
Bây giờ, không còn cớ nào khiến website cho trải nghiệm người dùng không tốt nữa rồi. Hãy thực hiện website usability testing ngay thôi!