*

*

Tin tức Văn bản Số liệu báo cáo Tài liệu hướng dẫn Tài liệu chuyên môn Tài liệu truyền thông Hợp tác quốc tế Dự án ADB Nghiên cứu khoa học Hỏi đáp

Ngày 16/10, nhằm chia sẻ và góp ý kết quả các nghiên cứu liên quan đến Hợp đồng xã hội và triển khai thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng (CCRD) tổ chức họp nhóm kỹ thuật mở rộng tại Hà Nội.

“Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS là quá trình thông qua đó các nguồn lực của nhà nước được sử dụng để cung cấp vốn cho các thực thể nằm ngoài bộ máy nhà nước (hay gọi là các đơn vị ngoài nhà nước) cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS”. Đây là một khái niệm mới ở Việt Nam, tuy nhiên bản chất của khái niệm này tương đồng với các cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Đang xem: Nghĩa của từ unaids là gì, nghĩa của từ unaids, unaids in viet nam

*

Cuộc họp do PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS và bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Quốc gia UNAIDS đồng chủ trì. Tham dự cuộc họp có đại diện đến từ Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố: Nghệ An, Khánh Hòa, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh; đại diện một số Vụ thuộc Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch – Đầu tư; Bộ Tài chính; đại diện các tổ chức UNAIDS, USAID, Vusta, USAID/SFA, SCDI, CCRD, VNSW, VNPUD, Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng cùng đại diện các Phòng thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

*

Tại cuộc họp lần này, các đại biểu được nhóm nghiên cứu độc lập đến từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ báo cáo về “Tổng quan cơ chế, chính sách thực hiện Hợp đồng xã hội đối với dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, trong đó có đưa ra kết quả nghiên cứu, các giải pháp, kết luận, kiến nghị cũng như lộ trình thực hiện hợp đồng xã hội trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

*

Bên cạnh đó. Nghiên cứu viên đến từ Đại học Y tế công cộng chia sẻ về: Nghiên cứu chi phí và chi phí hiệu quả của mô hình cung cấp dịch vụ HIV/AIDS dựa vào cộng đồng do nhóm cộng đồng (CBO/CSO) cung cấp. Ý nghĩa, mục tiêu của Nghiên cứu nhằm ước tính chi phí và phân tích chi phí hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ HIV/AIDS dựa vào nhóm CBO/CSOs; Phân tích chi phí; Phân tích chi phí hiệu quả và các bàn luận kết luận.

*

Cũng tại cuộc họp, đại diện đến từ Nghệ An đã báo cáo về Mô hình thí điểm hợp đồng xã hội về cung cấp dịch vụ HIV/AIDS tại cộng đồng. Nghệ An là là một trong 10 tỉnh có số lượng người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Nguồn viện trợ cắt giảm, dịch HIV vẫn có xu hướng tăng. Chưa có mô hình tài chính bền vững cho các dịch vụ cộng đồng do CBO cung cấp. Chính vì vậy, việc thí điểm mô hình hợp đồng xã hội, tiến tới sử dụng ngân sách Nhà nước để đảm bảo tính bền vững của các dịch vụ cộng đồng là hết sức cần thiết. Mô hình hợp đồng xã hội cơ cấu gọn nhẹ, hợp đồng rõ ràng, chi trả theo hiệu suất tìm ca mới, khuyến khích CBO chủ động sáng tạo trong tìm ca. Do nhóm CBO sàng lọc đối tượng tốt nên đạt tỷ lệ dương tính cao (gần 10%, so với tỷ lệ khoảng 3% của cơ sở y tế). Tỷ lệ chi phí mô hình này thấp hơn so với chi phí của chương trình dự phòng của tỉnh hiện đang áp dụng.

Xem thêm: Widget WordPress Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Widget Trong WordPress

*

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã ghi nhận sự đóng góp tích cực của các tổ chức dân sự xã hội (CSO), các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai hợp đồng xã hội do chưa có cơ chế hợp đồng chính thức, tính bền vững của các CBO còn thấp, tư cách pháp nhân nhiều CBO chưa có, năng lực chuyên môn còn chưa cao. Về phía các cơ quan Nhà nước, cần kiện toàn các văn bản pháp quy, trong đó xây dựng các gói dịch vụ và điều kiện cần có mà các tổ chức xã hội có thể cung cấp; ban hành văn bản hướng dẫn triển khai hợp đồng xã hội trên toàn quốc. Các tổ chức cộng đồng cần nâng cao năng lực chuyên môn, đăng ký tư cách pháp nhân. Ngoài triển khai thí điểm hợp đồng xã hội tại Nghệ An, cần mở rộng thí điểm ra nhiều tỉnh khác trên toàn quốc.

Xem thêm:

Cuộc họp đã thu hút được sự quan tâm cũng như rất nhiều các ý kiến góp ý của đại biểu tham dự.

*

Bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Quốc gia UNAIDS đánh giá đây là cuộc họp hiệu quả với nhiều góp ý tốt

*

Bà Nguyễn Mai Hương, Giám đốc trung tâm CCRD, đơn vị đồng hành trong việc triển khai các nghiên cứu và thí điểm về Hợp đồng xã hội

*

Ông Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc dự án Vusta đánh giá cao kết quả các nghiên cứu

*

Bà Tiêu Thu Vân, Nguyên Giám đốc TT PC HIV/AIDS TP.HCM cho biết Thành phố Hồ Chí Minh luôn tạo điều kiện tốt nhất của các CBO trong khuôn khổ luật pháp cho phép

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *