(NLĐO)- Đáp lại việc các luật sư cho rằng việc áp dụng các quy chuẩn theo Luật Hàng hải với ụ nổi là không đúng, đại diện Viện KSND lên tiếng: “Không phải là tàu biển thì là mớ rau à?”, đồng thời “phê” Vinalines đã 5 năm trời này vẫn không biết ụ nổi neo đậu ở đâu.

*

Hai vị đại diện Viện KSND tiếp tục xác định bị cáo Dương Chí Dũng trong hành vi cố ý làm trái giữ vai trò chủ mưu; Mai Văn Phúc vai trò cầm đầu, các bị cáo khác đều là đồng phạm. “Nếu các bị cáo làm đúng chức trách, vai trò của mình thì ụ nổi 83o M không thể đưa về Việt Nam được”- kiểm sát viên đanh thép.

Đang xem: Bán rẻ như cho Ụ nổi là gì, nghĩa của từ Ụ nổi trong tiếng việt

Về vốn vay của Vinalines và các vốn vay có phải của nhà nước hay không, đại diện Viện KSND khẳng định Vinalines là DN nhà nước, 100% vốn điều lệ là của nhà nước, toàn bộ tài sản từ cơ sở vật chất đến vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đều là tài sản của nhà nước.
Do đó, Dương Chí Dũng là đại diện vốn của DN, là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nguồn vốn của công ty. Nếu làm ăn thua lỗ thì nhà nước phải chịu, mất vốn. “Các luật sư đã nhầm khi cho rằng chỉ vốn qua kho bạc mới là vốn nhà nước mà còn là các dòng vốn huy động khác, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng và vốn đầu tư khác do nhà nước quản lý. Do vậy, vốn của Vinalines là vốn của nhà nước”- đại diện Viện KSND phân tích.
Với 9 triệu USD vay của Citibank để mua ụ nổi, khi Vinalines chấp nhận vay thì phải quản lý nó với tinh thần và trách nhiệm là quản lý tài sản của nhà nước, vì cái đầu tư đó là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước.
Toàn bộ tiến trình mua ụ nổi khi nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam chưa được chấp nhận phê duyệt; Bộ GTVT cũng chưa hề có văn bản nào trình lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Toàn bộ việc mua ụ nổi này không đúng với chỉ đạo của Chính phủ, không đúng với chỉ đạo thì là cố ý làm trái chứ không thể nói là thiếu trách nhiệm được.

Xem thêm: Ngày Đèn Đỏ Là Gì ? Những Kiến Thức Về Sức Khỏe Cần Nắm Được

Về tranh cãi ụ nổi là tàu hay không phải là tàu, đại diện Viện KSND phân tích: “Vấn đề là quản lý nhà nước đối với loại ụ nổi này như thế nào. Một tài sản hàng triệu đô, chẳng nhẽ vào Việt Nam rồi không có quy định nào quản lý à? Không phải là tàu biển thì là mớ rau à? Phải có quản lý nhà nước. Cơ sở pháp lý là Luật hàng hải và các văn bản dưới luật điều chỉnh”.
Vị này dẫn chứng, toàn bộ trong hồ sơ trình của các bị cáo đến thủ tục thanh toán trên giấy tờ đều thể hiện ụ nổi No 83M đều mở ngoặc “Sau đây gọi là tàu”. Trong biên bản giám định của bị cáo Lê Văn Dương khi lập cũng ghi rõ, biên bản giám định kiểm tra trước khi mua tàu. Các thủ tục đăng ký ụ nổi này là tàu biển, có tên trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Tất cả hồ sơ pháp lý, tờ trình của Vinalines đều áp dụng Nghị định 49 để mua ụ nổi. Vinalines mua không tuân thủ theo luật đấu thầu là trái quy định của Nhà nước.
Với nhóm bị cáo cửa khẩu Vân Phong, Viện KSND TP Hà Nội phân tích, tại Hải quan có 3 công chức chi cục không làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Hải quan không chỉ để tính thuế mà còn làm lính canh, ngăn cản các loại hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia xâm nhập vào Việt Nam.
Hậu quả của việc ăn chia theo thỏa thuận này thể hiện bằng con số 1,67 triệu US. “Con số chính xác đến 3 số sau dấu phẩy ấy phía sau, về đến Việt Nam cũng hoàn toàn chính xác như thế. Chứng từ thể hiện tiền làm thủ tục liên quan đến ụ nổi mà sao các luật sư còn phải thắc mắc về việc này?”-VKSND lý luận.
Ngoài đối đáp lại các luật sư, Viện KSND TP Hà Nội cũng lên tiếng nói về đại diện của Vinalines trong vai trò là bên bị hại: “Đến nay đã 5 năm trời, Vinalines đến đây bảo tôi không biết, thậm chí nó (ụ nổi No 83M) neo đậu chính xác ở đâu. Nếu tất cả các cơ quan nhà nước đều quản lý kiểu đó thì nền kinh tế của đất nước này sẽ đi đến đâu?”.
Vị này tiếp lời: “Giờ phải tính cho được hậu quả của Vinalines. Cái ụ nổi này mất 5 năm trời không đẻ được cái gì cả. Chúng ta phải nói trách nhiệm nó ở chỗ đấy chứ đừng nói nó ở chỗ khác”.

*

*

Lấy mã mới

Mã xác nhận không đúng.

Xem thêm: Chất Nhũ Hóa Là Gì ? Các Sản Phẩm Thực Phẩm Hay Sử Dụng Là Gì?

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Báo người lao động điện tử

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *