Thu Tứ, “Tưng tửng, tưng tửng…”
Ðâu đó trong Tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư nhắc “giọng văn tưng tửng của mình” và cho biết để văn có giọng tưng tửng người viết cần dùng những lời “dân dã, không quan cách”. Thế nào là lời quan cách? Đại khái, nói cách quan thì lời không để lồ lộ ý, lời trịnh trọng, cầu kỳ bao bọc ý lại như áo mũ cân đai hia hốt bao bọc da thịt tóc tai quan! Lời quan nghe xong rồi phải đoán ý.Còn thế nào là lời “dân cách”? Hình như quan cách ba miền không khác nhau: hễ đã làm quan thì đều nói năng một lối. Nhưng dân cách mỗi miền mỗi khác. Nền nếp sinh hoạt ở Nam bộ khiến cư dân không cần phải ăn nói rào trước đón sau cẩn thận như ngoài Bắc. Người Việt miền Nam cứ hễ nghĩ sao là nói luôn ra vậy. Phong cách dân dã Nam bộ là gọn, thẳng.Như thế, tưng tửng là gọn, thẳng.(Giọng tưng tửng dễ gây cảm tưởng người nói không lấy làm quan trọng điều mình nói, hay bất cần phản ứng của người nghe, hay cả hai. Có thể thế thật, như một kết quả của hoàn cảnh sinh tồn tương đối dễ dàng.) *Chợt nhớ một số văn nghệ phẩm miền Nam. Trong truyện ngắn Con Cá Chết Dại của Sơn Nam, Hai Ty mê Hồng mà chưa có dịp làm quen, bữa đó đứng trên bờ rạch thấy Hồng bơi xuồng ngang qua, Hai chưa kịp chào hỏi thành lời đã hăm nhảy xuống rạch để níu xuồng Hồng lại! Trong Lý Con Sáo Sang Sông của Nguyễn Ngọc Tư, Út Thà sắp lấy chồng mà không phải lấy người thương là Phi. Bữa nhóm họ, Út tỉnh bơ một xuồng một mái chèo qua thăm Phi, ngồi nhậu mắm lóc với Phi, rồi chợt nói: “Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết?”.
Đang xem: Là gì? nghĩa của từ tưng tửng là gì vietgle tra từ
Xem thêm: Đẽ Đàng Là Gì ? Gợi Ý Đáp Án Trò Chơi Vui Của Giới Trẻ Đẽ Đàng, Đẽ Củi Là Gì
Xem thêm: Những Hiểu Biết Về Voice Ip Là Gì ? Voip Có Ưu Và Nhược Điểm Là Gì
Trong rất nhiều hài kịch Nam bộ, diễn viên nói năng gọn lỏn…Hình như Hai Ty, Út Thà, diễn viên hài, người Việt miền Nam cho là “tửng”. Có thể chắc chắn tửng là “gọn lỏn”. Tửng hình như không hàm ý đùa, vì Hai Ty hăm nhảy rạch là do “mết” Hồng, Út Thà chèo xuồng qua thăm Phi là vì yêu Phi, chứ Hai với Út đâu có cà rỡn. Nhưng thế tại sao khi xem hài kịch, khán giả lại cười… chết bỏ? Thiết tưởng chỉ do người viết kịch đã khéo léo vận dụng cái đặc điểm “bất ngờ” của tửng. Tửng bất ngờ vì quá tự nhiên, quá thẳng!Tửng là gọn lỏn và thẳng băng.*Hiểu như trên thì phù hợp với qui luật láy âm nhẹ nghĩa trong tiếng Việt.Tửng có tính ngoại lệ, chỉ thấy ở một số ít người Việt miền Nam. Người viết hài kịch Nam thường khai thác tửng để gây tác dụng hài.Tưng tửng nhẹ hơn tửng, là một nét điển hình trong phong cách dân dã Nam bộ. Người viết văn miền Nam có thể cố ý viết giọng tưng tửng cho văn mình đậm đà màu sắc địa phương.*Còn điều này kể cũng lạ. Một mặt, Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ (1960), Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức (do Lê Ngọc Trụ hiệu đính) (1970), tất cả đều không có tửng hay tưng tửng. Bấy nhiêu học giả lẽ nào để sót? Đây là tiếng mới lọt lòng vài thập kỷ nay chăng?Mặt khác, cái phong cách rất đặc thù Nam bộ này chắc đã thành hình từ trước thời Sơn Nam bắt đầu ngửi “Hương rừng Cà Mau”…Phong cách thì cũ, từ chỉ phong cách thì mới, lẽ nào?!