Từ ghép là gì? Thực chất kiến thức về từ ghép chúng ta đã học từ lớp 4 và được mở rộng thêm ở chương trình lớp 6. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ đến khái niệm, định nghĩa của từ ghép, cách nhận biết và sử dụng đúng. Cùng khám phá bài viết dưới đây để nắm rõ các thông tin về từ loại này nhé.

Đang xem: Định nghĩa từ ghép là gì, từ ghép là gì từ ghép là gì

Từ ghép là gì?

*

Khái niệm từ ghép được hiểu như thế nào?

Định nghĩa từ ghép là gì? Từ ghép theo sách tiếng việt lớp 4 có thể hiểu rằng đây là từ loại được tạo thành bởi 2 từ đơn. Tuy nhiên, điều kiện của 2 từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa bổ sung cho nhau.

Các trường hợp thường thấy về từ ghép là được hợp thành từ 1 danh từ và 1 động từ, 1 danh từ và 1 tính từ hoặc 2 động từ với nhau.

Ví dụ: Các từ ghép được với từ khăng, từ sét là: khăng khăng, chơi khăng, sấm sét, đất sét, tiếng sét…

Vậy còn từ xét ghép với từ nào để tạo thành từ ghép? Đó là từ: xét nét, xét xử hay xem xét…

Các loại từ ghép

Xét theo mặt nghĩa, có các loại từ ghép là: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

*

Phân loại từ ghép

Từ ghép chính phụ

Đây là loại từ có phân ra rõ ràng từ chính và từ phụ. Từ chính bao quát nghĩa của cụm từ, từ phụ có vai trò bổ sung thêm giúp ý nghĩa được rõ ràng, xác thực hơn. 

Ví dụ: bánh kem, miến gà, biển cả…

+ Đối với từ bánh kem, bản thân từ “bánh” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được vấn đề đang được đề cập. Tuy nhiên, khi ghép với từ kem sẽ nhấn mạnh rằng đây là chiếc bánh kem, bánh ngọt hay bánh gato dùng trong các bữa tiệc sinh nhật.

+ Từ ghép với từ miến là từ “gà”. Khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ giúp người nghe biết rõ đây là loại miến gì. Ngoài ra, từ miến cũng có thể ghép với các từ khác như: miến gạo, miến dong…

+ Còn trường hợp các từ ghép với từ biển như: biển cả, biển lớn, biển khơi… cũng được coi là từ ghép chính phụ, nhằm chỉ rõ đặc điểm của vùng biển đó.

Không chỉ từ ghép thuần việt chính phụ mà một số trường hợp đặc biệt, từ ghép hán việt chính phụ cũng được áp dụng nhiều vào cuộc sống như: gia sư, học viện, cách mạng, thủ môn, bạch mã…

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập được tạo thành 2 hoặc nhiều từ, tuy nhiên chúng bình đẳng và không được phân rõ ràng chính phụ về mặt ngữ pháp. 

Ví dụ: 

+ Khăn ghép với từ gì, từ nào để tạo thành từ ghép đẳng lập? Câu trả lời đó có thể là: khăn áo, khó khăn…

+ Từ ghép với từ công như: công tư, công kích, công bằng… cũng là từ ghép đẳng lập.

+ Các từ ghép với từ khăng 

+ Từ ghép với từ khăng là khăng khít là từ ghép thuộc dạng này mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm: Value Chain Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Chuỗi Giá Trị

Cách nhận biết từ ghép

*

3 dấu hiệu nhận biết từ ghép

Từ ghép và từ láy là bộ phận quan trọng thuộc từ phức. Tuy nhiên, giữa hai từ loại này lại có điểm khác biệt rất rõ rệt. Nếu như từ láy là sự lặp lại của một phần nguyên âm, phụ âm hoặc toàn bộ tiếng thì từ ghép được ghép từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về mặt tiếng.

Từ ghép Từ láy
+ Các tiếng tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: hoa quả, nhà cửa, phòng học…

+ Có thể có hoặc không 1 trong các tiếng trong từ đó mang nghĩa.

Ví dụ: lung linh, hoa hoét, lấp ló…

+ Không có sự liên quan về âm giữa các tiếng tạo thành.

Ví dụ: mùa vụ, giáo viên, quần áo…

+ Có sự liên quan về việc phát âm: âm đầu, âm vần hoặc giống nhau toàn bộ.

Ví dụ: xanh xanh, ào ào, lẩm bẩm…

Ngoài ra, để nhận biết các từ ghép thì bạn cũng có thể thực hiện việc đảo trật tự từ, đổi vị trí giữa các tiếng. Trường hợp đảo và vẫn đảm bảo từ đó có nghĩa thì đây chính là từ ghép. Ngược lại, không có nghĩa hoặc ý nghĩa không rõ ràng thì từ đó chính xác là từ láy âm.

Xem thêm: Vector Là Gì? Đặc Trưng Cơ Bản Của Ảnh Vector Là Gì ? Phân Biệt Vector Và Bitmap

Trên đây là những thông tin về từ ghép là gì, phân loại từ ghép cũng như việc tổng hợp lại kiến thức về sự khác biệt giữa từ ghép và từ láy lớp 4. Hy vọng qua chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về loại từ ghép từ láy, để từ đó vận dụng một cách chính xác nhất vào các trường hợp của thực tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *