Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Đang xem: Truy nã là gì, quy Định truy nã trong tố tụng hình sự? quy Định của pháp luật về truy nã 2021

Truy tìm và truy nã là hai cụm từ được sử dụng tương đối phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nội hàm cũng như ý nghĩa của hai khái niệm này.

Để hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Phân biệt truy tìm và truy nã?

Truy tìm là gì? Truy nã là gì?

Trước hết, chúng cần tìm hiểu định nghĩa của 2 cụm từ này, từ đó tìm ra điểm khác biệt giữa chúng. Nhìn chung, hai khái niệm này là một trong những cách thức được các lực lượng chức năng tìm kiếm các đối tượng nhất định phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Bên cạnh đó, truy tìm cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhằm mục đích chỉ việc tìm kiếm một người hoặc một vật.

Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định truy nã nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình.

*

Phân biệt truy tìm và truy nã

Tiêu chí Truy tìm Truy nã
Định nghĩa – Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử

– Trong các lĩnh vực khác, truy tìm được hiểu là việc tìm kiếm người hoặc vật.

Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định truy nã nhằm phát hiện, tìm hiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình
Phạm vi Thuật ngữ truy tìm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Được áp dụng trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
Chủ thể – Trong hoạt động điều tra:

Được thực hiện bởi cơ quan điều tra.

– Trong các lĩnh vực khác: Được thực hiện bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào.

Chỉ được thực hiện bởi cơ quan điều tra
Đối tượng truy tìm – Trong hoạt động điều tra: nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng,..

– Trong lĩnh vực khác: người hoặc vật cần tìm kiếm.

Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
Căn cứ ra quyết định, thông báo – Trong hoạt động điều tra: Khi cần tìm kiếm các đối tượng để phục vụ công tác điều tra.

– Trong lĩnh vực khác: Khi có nhu cầu tìm kiếm.

Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Thuộc các đối tượng mà pháp luật quy định.

Xem thêm: Luôn Có Cảm Giác Tuyệt Vọng Là Gì ? Tuyệt Vọng Tiếng Anh Là Gì

– Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;

– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

Qua bảng trên, ta thấy được chủ thể ra quyết định, là điểm khác biệt rõ rệt giữa truy tìm và truy nã. Trong đó, chỉ có cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Vậy việc ra quyết định truy nã trong các giai đoạn tố tụng có khác nhau không, mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết Phân biệt truy tìm và truy nã.

Thẩm quyền ra quyết định truy nã

Căn cứ vào các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, tùy vào giai đoạn tố tụng và đối tượng bị truy nã mà cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã được xác định khác nhau, cụ thể như sau:

– Giai đoạn điều tra:

+ Trong giai đoạn điều tra nếu xác định có bị can bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án phải ra quyết định truy nã và phối hợp với lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt.

+ Trường hợp người đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam trốn nhà tạm giữ thì Trưởng nhà tạm giữ báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi đối tượng bỏ trốn để Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).

+ Trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam phải tổ chức ngay lực lượng truy bắt đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án đó để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).

– Giai đoạn truy tố: Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.

– Giai đoạn xét xử: Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vị án truy nã bị can.

– Giai đoạn thi hành án:

+ Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, khi có quyết định thi hành án nhưng bỏ trốn thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù được tại ngoại ra quyết định truy nã.

+ Người đã hết thời hạn được hoãn chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú ra quyết định truy nã.

+ Người đã hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú ra quyết định truy nã.

+ Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

+ Người bị kết án tử hình trong khi chờ quyết định thi hành án mà trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người bị kết án tử hình bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

+ Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.

+ Trường hợp người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất bỏ trốn thì sau khi nhận được thông báo của cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Unrated Là Gì ? Nghĩa Của Từ Unrated Trong Tiếng Việt

Như vậy, truy tìm và truy nã đều nhằm mục đích phát hiện, tìm kiếm người hoặc vật, tuy nhiên chúng cũng có những điểm hoàn toàn khác biệt. Chúng tôi mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc trong bài viết Phân biệt truy tìm và truy nã sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *