(GDVN) – Ở trường, nhiều Hiệu trưởng luôn nói với giáo viên “dù thế nào nhà trường cũng phải dành vài suất để ngoại giao”.
Đang xem: Trường Điểm là gì, trường Điểm tiếng anh là gì
LTS: Các bậc phụ huynh thường có tâm lý muốn con được học trường điểmvì vậy nhiều người dùng mọi cách, mọi mối quan hệ để con được vào trường mong muốn.
Cô giáo Thuận Phương cho rằng trường điểm cũng có những học sinh yếu kém và có những điều tiêu cực đằng sau.
Trong khi đó, việc cho con đi học trường điểm ở xa nhà còn gây mệt mỏi cho cả cha mẹ và học sinh.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong cùng một địa bàn có khoảng dăm chục trường tiểu học và trung học cơ sở nhưng cũng chỉ có vài trường được cho là “trường điểm”, trường “danh tiếng”.
Có thể nói trường điểm là tên mà nhiều người thường gọi và truyền tai nhau về một trường học nào đó chứ không hề có chuyện được ngành giáo dục công khai thừa nhận.
Nhiều người cho rằng, đây là nơi dạy và học rất có chất lượng và hơn hẳn những trường học khác.
Phần lớn ai cũng nghĩ nếu con cái mình được học tại những ngôi trường như thế sẽ giỏi hơn nhiều.
Bởi thế, người người, nhà nhà bằng mọi cách có thể đều muốn tìm cho con một xuất vào học tại những ngôi trường này.
Có nên “chạy” cho con vào trường điểm hay không? (Ảnh: sggp.org.vn) |
Muôn kiểu “chạy”
Để được vào học ở những ngôi trường đó, trước hết phải có hộ khẩu cư trú tại địa bàn ngôi trường sẽ tuyển.
Thế là nhiều gia đình ở địa bàn khác bắt đầu “cuộc chiến” nhập hộ khẩu cho con. Cứ vào cuối năm học, nhiều người bắt đầu cậy nhờ các mối quan hệ để cho con có được tấm hộ khẩu theo mong muốn.
Từ việc tìm gia đình thân quen để xin gửi con vào hộ khẩu gia đình đến việc xin được sự đồng ý cho nhập khẩu của cơ quan công an nhiều người đã phải đi lại biết bao lần.
Xong việc, coi như con chắc chắn có một suất học ở trường ấy. Khi con được vào học ổn định, các gia đình lại tất tả việc tách hộ khẩu để nhập về lại gia đình mình.
Thế nhưng số lượng học sinh có hộ khẩu trong địa bàn tăng lên bất thường, nhà trường buộc ra quy định “Học sinh phải có hộ khẩu trước đó từ vài năm trở lên”.
Bởi thế, ngay từ khi con đang ở độ tuổi mẫu giáo nhỏ, cha mẹ đã xin nhập hộ khẩu mà không đợi đến khi gần vào lớp 1.
Chặn những cuộc đua ngầm vào trường chuyên, lớp chọn |
Nhưng xin nhập hộ khẩu ké vào gia đình người khác lại chỉ là kế sách của những người không thân thế, ít tiền bạc.
Bởi nếu là gia đình quan chức hoặc có sự quen biết rộng thì chỉ cần một cuộc điện thoại là mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Đã không ít lần, vị Trưởng phòng Giáo dục đào tạo một huyện nói rằng:
“Chúng tôi xét tuyển sinh phải chịu quá nhiều áp lực. Nhiều khi sĩ số đủ rồi nhưng nhận một cuộc điện thoại từ trên gọi về không thể chối từ”.
Xem thêm: Xút Là Gì – Tại Sao Lại Gọi Xút Vảy Là Xút Ăn Da
Những gia đình có tiền họ cũng chẳng phải chạy lòng vòng nhờ vả chi cho vất vả. Không ít người đã tiết lộ: “Tôi đến thẳng nhà Hiệu trưởng, trước lạ sau quen, miễn là mình biết chi”.
Ở trường, nhiều Hiệu trưởng luôn nói với giáo viên “dù thế nào nhà trường cũng phải dành vài suất để ngoại giao”. Có lẽ đó là những suất mà Hiệu trưởng đã có dự định trước.
Có xứng với sự kì vọng của phụ huynh?
Phụ huynh tìm mọi cách để con được vào trường điểm học. Vậy trong thực tế, các trường điểm hiện nay có học sinh yếu kém không?
Câu trả lời sẽ làm nhiều phụ huynh bất ngờ “tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp ở những ngôi trường này, nhiều hơn những trường học khác”.
Giáo viên chúng tôi thường nói với nhau đó là hiện tượng “dốt ngầm” không được phép công khai.
Bởi, những trường học này chịu áp lực rất lớn về các chỉ tiêu chất lượng như chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi, chỉ tiêu học sinh khá, giỏi…
Chỉ tiêu nào đưa ra cũng cao ngất ngưởng nên hầu như học sinh yếu kém khó có cơ hội lưu ban mà buộc phải lên lớp hết.
Đã có phụ huynh có con học tại một trường điểm, ngôi trường nhiều năm liên tục được nhận danh hiệu lá cờ đầu của ngành bức xúc kể rằng:
“Thấy con được lên lớp 3 nhưng vẫn chưa biết đọc nên tôi xin Hiệu trưởng cho con ở lại lớp.
Cô ấy cương quyết nói trường này học sinh không thể ở lại lớp. Muốn cho con ở lại, chị hãy xin chuyển cho cháu qua trường khác”.
Phần mềm chống “chạy trường” của Đà Nẵng hoạt động ra sao? |
Chưa nói đến việc những trường mang danh trường điểm như thế, học sinh phải miệt mài tham gia rất nhiều phong trào thi đua được tổ chức trong năm.
Thành tích đạt được cũng nhiều nhưng chỉ là bề nổi và chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng.
Bởi, thầy cô mãi chăm lo luyện “gà nòi” để đem chuông đi đánh xứ người nên cũng chẳng còn nhiều thời gian đầu tư cho việc dạy học, kèm cặp học sinh yếu kém.
Có lẽ vì điều này chất lượng thật sự của học sinh trường điểm cũng chẳng hơn gì học sinh trong các trường học khác nếu không muốn nói là có phần sa sút hơn.
Trong thực tế cho thấy, những gia đình muốn cho con vào học trường điểm các em đều có lực học rất tốt.
Bởi vậy, đây chính là ưu thế để các trường này càng nổi tiếng hơn trong mắt phụ huynh. Giả sử, những học sinh này học ở những ngôi trường không có tiếng tăm gì cả thì sao? Chắc chắn kết quả học tập của các em vẫn rất tốt.
Nên hay không cho con học trường điểm?
Các trường học trong cùng một địa phương đều được đầu tư cả về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất như nhau.
Cho nên, việc bằng mọi cách phải cho con vào học trường điểm của nhiều phụ huynh đã không còn là sự lựa chọn đúng đắn nhất ở thời điểm này.
Đó là chưa nói đến việc nhiều gia đình phải chở con đi học quá xa nhà ảnh hưởng không nhỏ đến công ăn việc làm của cha mẹ còn gây không ít khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt của các em.
Đừng vì sự ca tụng truyền miệng của người này người kia về một ngôi trường nào đó để phụ huynh cố hết sức “chạy” cho con vào học bằng được.
Xem thêm: Quyền Lợi Của Thẻ Xanh Là Gì ? Thẻ Xanh Mỹ Thủ Tục Xin Thẻ Xanh 10 Năm Ở Mỹ
Nếu chúng ta thật sự chăm lo cho việc học của con, hướng dẫn các con biết tự học và kết hợp chặt chẽ với thầy cô thì dù học ở ngôi trường nào các em vẫn học rất tốt.