Thực phẩm bẩn bày bán tràn lan trên thị trường là một trong những lí do dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mắc ngộ độc thức ăn ngày gia tăng. Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Đang xem: Cách trị trúng thực là gì, những Điều bạn cần biết về ngộ Độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc thức ăn gây ra nhữngbiểu hiện bất thường đối với cơ thể sau khi ăn uống.Đây là một tình trạng nguy hiểm, nặng có thể dẫn đến tử vong. Nắm chắc triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là việc cần thiết và quan trọng mà chúng ta cần làm.

Triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác mà nhiều người chủ quan không thăm khám sớm.

1.Đau bụng tiêu chảy nhiều lần:

Đặc biệt, nếu ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra, người bệnh có thể bị tiêu chảy ra máu. Người già và trẻ em là hai đối tượng cần được lưu tâm vì tình trạng đau bụng tiêu chảy thường xảy ra ở mức độ nặng hơn, gây kiệt sức, mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

*

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng cơ bản khi ngộ độc thức ăn

2.Buồn nôn, nôn mửa liên tục:

Buồn nôn, nôn mửa liên tục là triệu chứng xuất hiện sau khoảng vài giờ người bệnh dùng bị nhiễm độc.Sau khi nôn hết lượng thực phẩm gây ngộ độc, người bệnh vẫn có thể tiếp tục nôn khan dù không ăn gì tiếp theo.Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa liên tục còn khiến người bệnh bị mất chất điện giải.

Xem thêm:

3.Sốt và đau khắp người:

Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do vậy, người bệnh cần phải hết sức chú ý.Khi bị nhiễm độc, cơ thể người có thể sẽ tăng thân nhiệt, nóng lên kèm theo cảm giác đau đầu, đau nhứ toàn thân.Nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 40 độ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý càng sớm càng tốt.

4.Chóng mặt:

Sau vài giờ bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Thường thì triệu chứng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như buồn nôn, sốt, đau đầu…

*

Sau vài giờ nhiễm độc, người bệnh có thể thấy chóng mặt kèm buồn nôn

5. Khô miệng

Triệu chứng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng. Từ đó, bạn sẽ luôn có cảm giác khát nước, kháo nước, miệng khô, lưỡi đắng.

Cách xử lý ngộ độc thức ăn.

Hướng giải quyết cơ bản nhất khi thấy một người bị ngộ độc thức ăn là tìm cách đào thải lượng thực phẩm gây nhiễm độc bên trong cơ thể người đó ra bên ngoài.Ta có thể dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn. Chú ý để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, nhằm tránh trường hợp thực phẩm bị sặc đi vào vào phổi.Đối với chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không nên gây nôn. Bởi vì, làm như vậy có thể sẽ khiến bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi nôn.

Xem thêm: Chồng Của Cô Gọi Là Gì Tại Miền Bắc, Trung, Nam Của Việt Nam

*

Nên ngay lập tức tìm đến cơ sở ý tế gần nhất để sơ cứu khi phát hiện bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Cách tốt nhất là khi phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm, cần đưa họ đến trạm y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày.Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).Bước tiếp theo, cho bệnh nhân uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.Cấp cứu tại chỗ xong, bệnh nhân nên được chuyển đến hồi sức hoặc điều trị chuyên khoa để theo dõi quá trình cải thiện sức khỏe sau ngộ độc. Tất cả các bước sơ cứu cần được làm chuẩn xác, cẩn thận, triệt để để tránh những biến chứng không đáng có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *