MỤC LỤC VĂN BẢN
PHỦ THỦ TƯỚNG ****** |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** |
Số: 1196-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1956 |
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC GIẢI THÍCH VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH PHÂNĐỊNH THÀNH PHẦN GIAI CẤP Ở NÔNG THÔN.
Đang xem: Trung nông là gì, trung nông nghĩa là gì
Trung tuần tháng 5-1955 Hội đồngChính phủ lại thông qua “Mấy vấn đề bổ sung vào chính sách cải cách ruộng đất đốivới vùng mới giải phóng ” trong đó có một số vấn đề về phân định thành phầngiai cấp.
Kiểm điểm lại trong đợt cải cáchruộng đất vừa qua, việc phân định thành phân giai cấp đã phạm nhiều lệch lạc nhấtlà đã quy lầm một số nông dân và thành phần khác lên địa chủ.
Để bảo đảm việc sửa chữa sai lầmvề phân định thành phần được đúng đắn, nay giải thích rõ những văn bản đã banhành trứơc đây và bổ sung thêm một số điểm về chính sách phân định thành phần giaicấp như sau:
I. – NHỮNG ĐIỂMCẦN GIẢI THÍCH THÊM
Mục đích ý nghĩa của việc phân địnhthành phần giai cấp ở nông thôn.
Trong bản điều lệ, có nói “Phânđịnh thành phần giai cấp là một việc rất quan trọng trong khi tiến hành cảicách ruộng đất. Mục đích của việc này là để phân rõ ranh giới giữa nông dân vàđịa chủ, do đó đoàn kết giai cấp nông dân lao động, phân hoá và đánh đỗ giai cấpđịa chủ, thi hành đúng đường lối chính sách của Chính phủ ở nông thôn”.
Chúng ta cần nhận rõ tầm quan trọngvà mục đích ý nghĩa của việc phân định thành phần giai cấp, nắm vững chính sáchvà tiêu chuẩn, đề cao tinh thần trách nhiệm, dựa vào quần chúng để sửa chữa sailầm về phân định thành phần được đúng, đảm bảo không quy oan thành phần một ngườinào, cũng như không hạ lầm một địa chủ nào xuống nông dân.
Về việc phân định thành phần cómấy vấn đề cần chú ý:
1) Tiêuchuẩn để phân định thành phần giai cấp ở nông thôn:
Trong bản điều lệ đã nói rõ“Tiêu chuẩn cốt yếu để phân định thành phần giai cấp là nguồn sống chính của mọingười, mọi gia đình, do ở chỗ họ có hay không có ruộng đất, trâu bò, nông cụ,nhà cửa…. có những gì ? Có bao nhiêu? Sử dụng thế nào (tự làm lấy,thuê người làm hoặc phát canh thu tô), mà định họ thuộc vào hạng bốc lột, bịbóc lột hoặc tự lao động”.
Về tiêu chuẩn địa chủ, bản điềulệ đã quy định “Địa chủ là những người chiếm hữu nhiều ruộng đất, tự mình khôngtham gia lao động chính hoặc chỉ tham gia lao động phụ, nguồn sống chính nhờvào bóc lột nông dân theo lối phát canh thu tô hoặc thuê người làm. Địa chủ cóngười kiêm cho vay lãi, kiêm công thương nghiệp nhưng cách bóc lột chính vàthông thường của địa chủ là phát canh thu tô”.
Như vậy, cần phải chú ý:
Tiêu chuẩn để phân định thành phầnmột gia đình là nguồn sống chính của gia đình đó, không thể căn cứ vào tội ác,thái độ chính trị, lịch sử (làm hào lý, ngụy quyền…) của người đó, cũng khôngthể chỉ căn cứ vào mức sinh hoạt của người đó mà vạch thành phần của họ.
Trong khi vạch một gia đình là địachủ, phải cân nhắc cả ba mặt chiếm hữu, lao động, bóc lột của gia đình đó.Không nên chỉ nhìn một mặt như thấy không lao động là quy lên địa chủ, màkhông xét mặt chiếm hữu và mức bóc lột của gia đình đó thế nào. Trong khi xétcác tiêu chuẩn trên đây phải chú ý đến tiêu chuẩn thời gian (xem điều 6 củabản thông tư này).
2) Phân biệt lao động chính vớilao động phụ:
Bản điều lệ quy định “Lao độngchính là làm công việc sản xuất chính như cày, bừa, cấy, gặt… lao động phụ làlàm công việc phụ như giúp cào cỏ, tát nước(<1>), chăntrâu, hái rau… Một người tuy tham gia lao động chính nhưng không đủ 4tháng trong một năm thì vẫn gọi là lao động phụ”.
Nay giải thích và bổ sung thêmnhững điểm sau đây:
a) Lao động chính là làm nhữngcông việc có quan hệ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cấy, gặt,làm cỏ, bón phân, tát nước và làm đủ 120 ngày trong một năm.
b) Lao động phụ là quanh năm chỉlàm những công việc không quan hệ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: thổicơm, nấu nước, dọn dẹp nhà cửa, chăn trâu … (hoặc làm công việc thuộc về lao độngchính nhưng không làm tới 120 ngày trong một năm).
Không bắt buộc phải làm đủ mọicông việc cày, bừa, cấy, gặt, làm cỏ, tát nước mới coi là lao động chính; mộtngười chỉ làm một vài việc trong các việc trên mà làm đủ 120 ngày trong một nămthì cũng coi là có lao động chính.
Trong khi xét về lao động chínhcủa một người phải căn cứ theo mức lao động bình thường, không thể lấy mức laođộng vất vả của bần cố nông làm tiêu chuẩn.
c) Phải căn cứ vào đặc điểm củatừng địa phương và cân nhắc từng trường hợp cụ thể trong khi xét về lao độngchính. Nhiều nơi, phụ nữ không biết cày bừa, chỉ cấy gặt rồi trồng dâu,nuôi tằm hoặc dệt cửi thêm…vẫn phải coi là có lao động chính. Vùng trồng rau,trồng hoa (như ở ngoại ô các thành thị) thì việc tưới rau, tưới hoa phải coi làlao động chính. Vùng trồng chè không cày bừa, thì việc làm cỏ chè, hái chè cũngphải coi là lao động chính.
d) Thời gian lao động chínhtrong một năm nói chung là 4 tháng hai 120 ngày. Có người làm công việc lao độngchính không đủ 120 ngày còn thiếu một số ít ngày nữa, nhưng lại làm thêm cáccông việc khác như làm nghề phụ… thì vẫn coi là có lao động chính. Có nhữngvùng, ruộng chỉ cấy một vụ, thời gian lao động nông nghiệp trong một năm khôngđến 120 ngày thì cũng không máy móc tính đủ số ngày đó, mà phải căn cứ vào tìnhhình thực tế ở địa phương, do quần chúng ở địa phương đó bàn, rồi đề nghị lên Uỷban Hành chính tỉnh xét duyệt.
e) Có những người trước vẫn cólao động chính, nhưng sau vì già yếu, bận con mọn, cho nên lao động ít đi, hoặcngười nhà bị hy sinh, vì kháng chiến, đi bộ đội, làm cán bộ thoát ly… cho nênphải phát canh hoặc thuê người làm, thì vẫn phải coi gia đình đó là có lao độngchính và vạch theo thành phần cũ của họ.
g) Lao động chính nói ở đây làchỉ vào lao động nông nghiệp, cốt để phân biệt giữa địa chủ với phú nông vànông dân lao động. Ở nông thôn có những người làm nghề khác như thợ thủ công,tiểu thương, tiểu chủ, giáo học… thì phải coi họ là những người lao động, đốiđãi với họ như nhân dân lao động. Nếu họ có ruộng đất cho phát canh hoặc thuêngười làm thì trong khi phân định thành phần giai cấp phải rất thận trọng theonhư điểm 4 trong bản thông tư này.
Trong gia đình địa chủ có ngườilàm nghề nghiệp khác, khi vạch giai cấp phải vạch họ theo nghề của họ và đốiđãi với họ như đối đãi với người thuộc từng lớp đó, không nên gộp họ vào giađình địa chủ.
h) Việc phân biệt lao động chínhvới lao động phụ rất là quan trọng, gặp trường hợp khó phân biệt cần phải mở rộngdân chủ, lắng nghe ý kiến quần chúng và nghiên cứu kỹ càng rồi mới quyết định.
3) Vấn đề vợ lẽ, con nuôi,con dâu, người ở rễ:
Bản điều lệ phân định thành phầngiai cấp ở nông thôn đã quy định “Vợ lẽ, con nuôi, người ở rễ trong gia đình địachủ, phú nông, mức sống chỉ ngang cố nông và bị đối đãi như cố nông, không thểtính họ là nhân khẩu lao động trong gia đình địa chủ hay phú nông”.
Trong gia đình, người vợ lẽ, connuôi, con dâu thường bị đối đãi không bình đẳng, đó là tình trạng thông thường ởnông thôn trước đây. Cho nên không thể vì sự đối đãi chênh lệch trong gia đìnhmà nhất thiết quy họ là cố nông, không tính vào nhân khẩu lao động trong giađình họ (tất nhiên nếu thật họ bị bóc lột và bị đối đãi như người ở thì phảiquy họ là cố nông).
Trường hợp em ruột ở với anh emthì không vạch là cố nông; trường hợp chán ở với chú, bác, cô, dì, thì nóichung cũng không vạch là cố nông.
Vì hiếm con mà lấy vợ lẽ, nuôicon nuôi, thì nói chung người vợ lẽ và con nuôi đó không quy định là cố nông. Ởmiền núi có phong tục ở rễ và nuôi con nuôi, thì lại càng không thể quy con rể,con nuôi là cố nông.
Trong nhưng trường hợp khó xét,cần dựa vào ý kiến quần chúng và bản thân người con nuôi, vợ lẽ, người cháu đómà quy định cho đúng.
4) Đối vớinhững người kiêm làm nghề khác:
Đối với những người làm nghềkhác đồng thời có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm, cần chú ý tinh thầnchính sách của Chính phủ là chiếu cố nghề nghiệp của họ. Trừ người nào vẫn ởnông thôn có làm nghề khác mà có nhiều ruộng đất phát canh thì gọi là kiêm địachủ, sau khi cải cách ruộng đất xong thì gọi theo nghề mới của họ.
Cụ thể là:
– Nếu bình quân chiếm hữu của mộtnhân khẩu trong gia đình không quá gấp 3 lần số bình quân chiếm hữu của mỗinhân khẩu ở địa phương hoặc gia đình chỉ có 2 nhân khẩu mà bình quân chiếm hữukhông quá gấp 4 lần số bình quân chiếm hữu của mỗi nhân khẩu ở địa phương thìnhất thiết không vạch là địa chủ (mức bình quân ruộng đất ở địa phương tínhtheo đơn vị xã khi đang cải cách ruộng đất).
Trường hợp ruộng đất có nhiềuhơn số này, nhưng nguồn sống chủ yếu dựa vào nghề nghiệp khác, hoặc do bìnhquân ruộng đất ở địa phương quá thấp, tuy bình quân chiếm hữu một nhân khẩutrong gia đình có quá gấp 3 gấp 4 lần, nhưng tổng số ruộng đất không nhiều thìkhông vạch là địa chủ, cũng không nên gọi là người có ít ruộng đất phát canh màgọi theo nghề của họ (tiểu thương, tiểu chủ, công nhân…).
– Những người như thầy lang, thầythuốc, giáo học ở xã có nhiều quan hệ với đời sống của quần chúng, nói chungnên chiếu cố.Nếu gia đình thầy lang, thầy thuốc, giáo học ở xã có nhiều ruộng đấtcho phát canh đúng tiêu chuẩn là địa chủ thì chỉ vạch gia đình họ là địachủ, còn bản thân những người đó không bị vạch là địa chủ.
Ở miền núi, thầy mo, thầy cúngcó nhiều quan hệ với quần chúng, dù có ruộng đất phát canh, nói chung cũngkhông vạch là địa chủ.
5) Ở vùng nhiều ruộng công:
Những gia đình tuy không có hoặccó ít ruộng tư, sống dựa vào uy thế của mình chiếm đoạt nhiều ruộng công, khônglao động, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ thì nay vẫn quy là địa chủ.Trong thời gian kể từ khi sửa sai ngược về trước 5 năm liền, nếu họ đã trả lạinhiều ruộng công và đã tham gia lao động chính, xét không cần thiết thì không vạch là địa chủ.
6) Về vấnđề thay đổi thành phần:
a) Bản điều lệ quy định: tính từtháng 12-1953 (ngày ban hành luật cải cách ruộng đất) ngược về trước 5 năm liền(tức là từ đầu năm 1949) địa chủ nào đã tham gia lao động chính hoặc làm nghềkhác, không bóc lột hoặc bóc lột ít, thì trong cải cách ruộng đất không bị vạchlà địa chủ và được thay đổi theo thành phần mới.
Vì vậy trong khi sửa chữa sai lầmvề phân định thành phần không thể chỉ xét tình hình ruộng đất và lao động củagia đình đó trong thời gian gần đây. Có trường hợp năm 1949 có nhiều ruộng đất,không lao động nhưng phân tán dần qua các năm, đến lúc cải cách ruộng đất chỉlàm ít ruộng đất, hoặc có lao động chưa đủ 5 năm (kể từ năm 1949) thì trong cảicách ruộng đất cũng cần phải vạch là địa chủ, nhưng khi sửa sai cần tính ngượcvề trước nếu đã lao động được 5 năm liền thì được thay đổi thành phần.
Còn việc thay đổi thành phần địachủ sau cải cách ruộng đất thì theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng10-1956 về “chính sách đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất”.
Trong khi sửa chữa sai lầm, nhữngđịa chủ nào đã đến thời hạn được thay đổi thành phần thì tuyên bố chho thay đổithành phần. Cần phân biệt việc thay đổi thành phần (đúng là địa chủ nhưng đếnnay đủ điều kiện cho đổi thành phần) với việc sửa chữa vạch sai thành phần.
b) Trường hợp trước vốn không phảiđịa chủ, nhưng liên tiếp ba năm bóc lột theo lối địa chủ và sinh hoạt như địa chủthì vẫn vạch là địa chủ.
c) Trong vùng mới giải phóng, cómột số người trước thuộc các thành phần khác, nhưng trong thời gian tạm bị chiếmdựa vào đế quốc chiếm đoạt nhiều ruộng đất, trở nên không lao động, bóc lộttheo lối địa chủ liên tiếp ba năm thì vẫn phải vạch là địa chủ.
Song có những người vốn trước lànông dân lao động, trong thời gian tạm bị chiếm đi ngụy quân, có ít ruộng đấtcho phát canh hoặc thuê người làm, sau khi lập lại hòa bình, lại trở lại lao độngthì không bị vạch là địa chủ.
Những người vốn trước là nôngdân lao động, mà địa phương bị địch tạm chiếm phải tản cư ra vùng tự do làm ăn,ruộng đất ở quê đem phát canh thu tô, nhưng khi lập lại hòa bình lại về tiếp tụccày cấy lấy thì cũng không bị vạch là địa chủ.
7) Vềtiêu chuẩn địa chủ cường hào gian ác:
Như trong điều lệ đã quy định, cầnchú ý:
– Địa chủ cường hào gian ác chỉhẳn trong giai cấp địa chủ. Nếu không thuộc thành phần giai cấp địa chủ thìkhông gọi là địa chủ cường hào gian ác. Không quy “ác bá cá biệt”.
– Những người đúng tiêu chuẩn làđịa chủ cường hào gian ác có con đi bộ đội, làm cán bộ thì vẫn phải vạch là địachủ cường hào gian ác, nhưng được chiếu cố trong việc xét xử và trong việc tịchthu, trưng thu.
II. – NHỮNGĐIỂM BỔ SUNG
1) Trườnghợp có con đi bộ đội, làm cán bộ
a) Nếu trước khi đi bộ đội, làmcán bộ, nhân viên cơ quan hoặc cán bộ xã nửa thoát ly, người đó có tham gia laođộng chính, thì nay vẫn phải coi là nhân khẩu lao động chính trong gia đình họ.
b) Trước khi đi bộ đội, làm cánbộ, nhân viên cơ quan, hoặc cán bộ nửa thoát ly, người con chưa tham gia lao độngchính nhưng gia đình này vốn là gia đình có lao động chính thì nay người concũng được coi là nhân khẩu lao động chính của gia đình.
Ví dụ: một gia đình cólao động chính và bóc lột thêm 300 công, có một người con đi bộ đội, làm cán bộ…thì được trừ 120 công như vậy quy là trung nông mà không quy là phú nông.
Một ví dụ khác: một giađình có lao động chính và bóc lột 500 công, có một người con đi bộ đội, làm cánbộ… thì được trừ 120 công như vậy còn lại trên 240 công, gia đình này vẫn làphú nông.
c) Gia đình vốn có lao độngchính, có con đi bộ đội, bố mẹ ở nhà già yếu phải phát canh hoặc thuê ngườilàm thì vạch theo thành phần cũ, chứ không vạch là địa chủ.
d) Trước đây khi ở nhà người conkhông tham gia lao động chính quyền mà xét gia đình này từ trước đến nay rõràng không có ai tham gia lao động chính, nay người con đi bộ đội, làm cán bộthoát ly, nhân viên cơ quan, thì coi người con là người có lao động, song khôngtính người con đó là nhân khẩu lao động nông nghiệp của gia đình (về nhânkhẩu thuế nông nghiệp thì bộ đội, thương binh, liệt sĩ, vẫn được tính). Còn giađình đó vạch là thành phần gì phải căn cứ vào cả các mặt tiêu chuẩn khác nhưbóc lột, chiếm hữu mà định.
2) Vềphân định thành phần phú nông:
a) Trong khi tính số bóc lột củaphú nông, không tính những công thuê mướn không trực tiếp dùng vào sản xuấtnông nghiệp như thuê lợp nhà, làm chuồng trâu, quét dọn…
b) Về thời gian thay đổi thànhphần của phú nông thì tính từ ngày sửa sai ngược về trước phú nông nào thời bóclột theo lối phú nông 3 năm liền và sinh hoạt như trung nông thì được thay đổithành phần xuống trung nông.
Việc sửa chữa sai lầm về phân địnhthành phần phải đảm bảo được đúng đắn. Có sai thì phải kiên quyết sửa, đồng thờiphải ngăn ngừa tình trạng có thể xảy ra là trước đã vạch đúng, nay lại sửathành sai.
Việc sửa chữa sai lầm về phân địnhthành phần có nhiều khó khăn:
– Trình độ giác ngộ của quầnchúng chưa cao, bần có nông sợ bị trả thù, không dám nói sự thật, không dámbênh vực lẽ phải, một số nông dân thì bàng quan. Ngược lại một số nông dân đãđược chia ruộng đất, tài sản vì không được giải thích kỹ có thể không muốnhạ thành phần cho những người bị quy sai lên địa chủ; một số cốt cán phạm sai lầmsợ trách nhiệm, không muốn sửa chữa; một số cán bộ nhân dịp này tìm cách hạthành phần cho gia đình họ hàng mình (đúng là địa chủ) để tránh tiếng “liênquan” với địa chủ.
– Mặt khác, một số địa chủ lợi dụngviệc sửa sai lôi kéo họ hàng bà con kêu ca thành phần cho chúng, làm cho việcxét định thêm khó khăn, phức tạp.
Xem thêm: Unctad Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Trước tình hình đó, muốn cho việcsửa chữa được tốt phải mở rộng dân chủ, phải dựa hẳn vào quần chúng, giáo dụccho quần chúng thông suốt mục đích ý nghĩa việc vạch thành phần, có ý thứcbảo đảm việc sửa đúng và lắng nghe ý kiến của mọi người. Cần tránh chỉ nghe ýkiến một bên rồi kết luận hấp tấp. Phải khách quan đi sâu nghiên cứu phân tíchkỹ càng trước khi kết luận về thành phần của một người. Mặt khác, phải nghiên cứunắm vững chính sách phân định thành phần của thông tư giải thích và bổ sung nàyvà của các văn bản đã ban hành trước đây.