Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trích lục là văn bản, kết quả của một thủ tục hành chính rất thường thấy và liên quan đến nhiều thủ tục khác nhau trong nhiều lĩnh vực.
Đang xem: Trích lục là gì, bản trích lục có giá trị pháp lý thế nào? trích lục là gì
Trên thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp các cá nhân làm mất các giấy tờ gốc như mất giấy khai sinh, mất giấy đăng ký kết hôn… và như vậy để thực hiện các thủ tục cần phải có giấy tờ thay thế đó là bản trích lục. Vậy trích lục là gì?
Trích lục là gì?
Trích lục là việc cá nhân yêu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nhất định cấp bản sao của giấy tờ, hồ sơ.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là cách hiểu đơn giản của thủ tục trích lục. Mặc dù có nhiều lĩnh vực, nhiều văn bản quy định về các loại trích lục khác nhau nhưng hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể, thống nhất nào cho thủ tục này.
Trong trường hợp bị mất giấy tờ gốc, công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp bản trích lục. Về hình thức, bản trích lục không giống với bản chính nhưng sẽ có giá trị tương đương với bản chính. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định: Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hiện nay, có rất nhiều thủ tục cần xin trích lục, ví dụ như:
Trích lục khai sinh.
Trích lục khai tử.
Trích lục kết hôn.
Trích lục bản đồ địa chính…
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi trích lục là gì? Và nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu về một số thủ tục xin trích lục thường gặp hiện nay.
Trích lục khai sinh
Trích lục khai sinh, trích lục kết hôn hay trích lục khai tử… được gọi chung là trích lục hộ tịch bởi đây đều là những sự kiện liên quan đến lĩnh vực hộ tịch.
Căn cứ theo Khoản Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 thì: Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Để xin trích lục khai sinh, cá nhân có nhu cầu cần phải thực hiện thủ tục tại nơi đăng ký khai sinh, cụ thể là tại cơ quan quản lý dữ liệu hộ tịch. Bao gồm các cơ quan:
– Trích lục khai sinh sinh lại UBND cấp xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện.
– Trích lục khai sinh tại đại sứ quán, lãnh sự quán.
– Trích lục khai sinh tại Sở Tư pháp.
Xem thêm: Speciality Là Gì – Nghĩa Của Từ Speciality
Tùy từng trường hợp cụ thể, pháp luật quy định sẽ có những quy định khác nhau về cơ quan có thẩm quyền, quý vị khi làm thủ tục trích lục khai sinh cần phải xác định chính xác trường hợp để đến đúng cơ quan.
Trích lục bản đồ địa chính
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn khác có nhiều thủ tục liên quan đến trích lục bản đồ địa chính, nhưng lại chưa có một quy định cụ thể nào định nghĩa cho thủ tục này. Vì vậy, có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm cung cấp, xác thực thông tin đất đai.
Trích lục bản đồ địa chính thường được sử dụng trong các thủ tục:
– Đăng ký đất đai, xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, tài sản gắn liền với đất.
– Xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu.
– Sử dụng trong giải quyết tranh chấp đất.
– Xin giao đất, cho thuê đất.
– Chuyển mục đích sử dụng đất.
Giá trị pháp lý của bản trích lục như thế nào?
Với những nội dung chúng tôi đã phân tích ở trên, bản sao trích lục có 02 loại là bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra theo khoản 2 Nghị định nêu trên có quy định, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Xem thêm: Chế Độ Công Vụ Là Gì – Pháp Luật Về Chế Độ Công Vụ Theo Vị Trí Việc Làm
Mọi thắc mắc khác liên quan đến trích lục là gì? hoặc cần tư vấn về thủ tục xin trích lục, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 19006557 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.