Mô hình giá tam giác còn được gọi là mô hình song phương, nghĩa là sau khi phá khỏi mô hình, giá có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Có 3 loại tam giác cơ bản và tất cả đều biểu hiện trạng thái giá đang tích luỹ là:

Mô hình giá Tam Giác Cân – Symmetrical Triangle – hay còn gọi là Tam Giác Đối XứngMô hình giá Tam Giác Tăng – Ascending Triangle – hay còn gọi là Tam Giác Hướng LênMô hình giá Tam Giác Giảm – Descending Triangle – hay còn gọi là Tam Giác Hướng Xuống

Mô hình giá Tam Giác Cân (Symmetrical Triangle) là gì?

Mô hình Symmetrical Triangle là mô hình Tam Giác Cân với 2 cạnh tạo bởi 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ. Trong đó đường Kháng Cự được tạo từ ít nhất 2 đỉnh và đường Hỗ Trợ được tạo từ ít nhất 2 đáy.

Đang xem: Triangle là gì, nghĩa của từ triangle

*

Trong mô hình Symmetrical Triangle, sẽ có những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn. Nghĩa là cả phe mua lẫn phe bán đều không đủ sức đẩy giá đi xa hơn, và tạo ra một xu hướng rõ ràng. Ở trường hợp này thì cả phe mua và phe bán đều đang hòa nhau trong trận chiến này.

*

Trong biểu đồ trên, chúng ta thấy không phe nào đủ sức đẩy giá đi theo hướng họ muốn. Khi điều này xảy ra sẽ có những đỉnh cao hơn, đáy thấp hơn được hình thành. Và cuối cùng là hai đường dốc đang tiến lại gần nhau, đồng nghĩa 1 xu hướng phá vỡ sắp sửa xuất hiện.

Vậy nếu muốn giao dịch trong mô hình Symmetrical Triangle, chúng ta phải làm sao?

Rất đơn giản chúng ta có thể đặt 1 lệnh nằm phía trên của cạnh trên và 1 lệnh nằm phía dưới của cạnh dưới. Sau đó chúng ta chỉ ngồi chờ để đi theo hướng mà thị trường chọn lựa.

*

Trong ví dụ trên, nếu bạn vào lệnh ở điểm thuộc cạnh trên của tam giác chắc chắn bạn đã có lợi nhuận tốt.

Trong trường hợp nếu bạn vào lệnh ở cạnh dưới của tam giác, bạn có thể hủy lệnh ngay khi mà giá bật được lên tới cạnh phía trên.

Mô hình Tam Giác Tăng (Ascending Triangle) là gì?

Ascending Triangle là mô hình tam giác vuông với 2 cạnh tạo bởi 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ. Trong đó cạnh nằm ngang là đường Kháng Cự và được tạo từ ít nhất 2 đỉnh, còn cạnh tăng là đường Hỗ Trợ và được tạo từ ít nhất 2 đáy.

*

Những yếu tố cần thiết của mô hình Ascending Triangle:

Xu hướng trước khi hình thành mô hình Ascending Triangle: Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Ascending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).Đường xu hướng kháng cự nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) để hình thành đường xu hướng kháng cự nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được.Đường xu hướng hỗ trợ hướng lên: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) cần thiết để hình thành đường xu hướng hỗ trợ hướng lên. Những điểm này lần luợt cao dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng.Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng.Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi lên xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ.Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ mới và ngược lại. Khi đường kháng cự nằm ngang của tam giác hướng lên bị phá vỡ thì nó trở thành đường hỗ trợ. Đôi khi giá hồi trở lại đường hỗ trợ mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng lên.Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi cộng với mức giá tại điểm phá vỡ.

*

Cách giao dịch:

Trong mô hình Tam Giác Tăng, phe mua không thể nào vượt qua phe bán. Tuy nhiên, phe mua đang bắt đầu đẩy giá lên cao bằng việc thúc đẩy đáy sau cao hơn đáy trước.

*

Ở biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy phe mua đang thể hiện ưu thế của mình khi bắt đầu tạo ra những đáy cao mới. Họ tạo áp lực lên vùng kháng cự và sẽ sớm phá vỡ vùng này. Nhưng điều quan trọng nó sẽ đi theo hướng nào? Liệu phe mua có thể phá vỡ không hay đường kháng cự quá mạnh, giá không thể xuyên phá được?”

Rất nhiều người cho rằng phe mua luôn luôn chiến thắng và giá sẽ bứt phá khỏi đường kháng cự. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng. Thỉnh thoảng, vùng kháng cự quá mạnh, phe mua không đủ sức để đẩy giá xuyên qua đó.

Xem thêm: Sự Khác Biệt Về Tiền Boa Là Gì ? Quy Tắc Tiền Tip Ở Các Quốc Gia

*

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh nằm phía trên đường kháng cự và 1 lệnh nằm phía dưới cạnh còn lại của tam giác. Nhìn kịch bản trên cho thấy phe mua đã thua, giá giảm mạnh và lao dốc.

Giống như mọi mô hình khác, mức giá giảm sẽ tương đương với chiều cao của tam giác. Nếu chúng ta đặt một lệnh bán tại cạnh đáy tam giác, chúng ta có thể mất một chút Pip.

Mô hình giá Tam Giác Giảm (Descending Triangle) là gì?

Descending Triangle là mô hình tam giác vuông với 2 cạnh tạo bởi 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ. Tron đó cạnh nằm ngang là đường Hỗ Trợ và được tạo từ ít nhất 2 đỉnh, còn cạnh giảm là đường Kháng Cự và được tạo từ ít nhất 2 đáy.

*

Dưới đây là những yếu tố cần thiết của mô hình Descending Triangle:

Xu hướng trước khi hình thành mô hình Descending Triangle: Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Descending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).Đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) để hình thành đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được.Đường xu hướng kháng cự hướng xuống: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) cần thiết để hình thành đường xu hướng kháng cự hướng xuống. Những điểm này lần luợt thấp dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng.Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng.Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi xuống xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ.Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự mới và ngược lại. Khi đường hỗ trợ nằm ngang của tam giác hướng xuống bị phá vỡ thì nó trở thành đường kháng cự mới. Đôi khi giá hồi trở lại đường kháng cự mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng xuống.Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi trừ với mức giá tại điểm phá vỡ.

*

Cách giao dịch:

Mô hình tam giác giảm là sự đảo ngược của mô hình tam giác tăng và giá nằm dưới mức hỗ trợ là đường giá không thể nào phá vỡ.

*

Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng giá đang dần dần tạo những đỉnh thấp hơn, hàm ý nói với ta rằng phe bán đang bắt đầu thắng thế.

Hầu hết giá thường sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường hỗ trợ trở thành một cản cứng, giá sẽ bật lên tạo thành hướng tăng mới. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ không thể nào biết giá sẽ tăng đến tận đâu và hãy bắt đầu tìm điểm vào lệnh để thu lợi nhuận nhiều nhất có thể.

*

Trong mô hình này, bạn có thể đặt lệnh bán ở phía dưới đường hỗ trợ, và lệnh mua nằm phía trên cạnh bên của tam giác. Ở đây, giá đã phá vỡ đỉnh của mô hình tam giác. Sau khi vượt đỉnh, nó bắt đầu tăng mạnh, nhưng độ dài chỉ bằng khoảng chiều cao của tam giác.

Xem thêm: Mô Hình Hoạt Động Của Blazor Webassembly Là Gì ? Webassembly

Đặt một lệnh mua ở phía trên đỉnh của tam giác và tính toán lợi nhuận thu về bằng khoảng cách chiều cao hình thành tam giác. Chắc chắn, bạn sẽ kiếm được kha khá Pip.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *