Bệnh Trĩ Nội Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị – Vhea Việt Nam – Sức Khỏe và Y Tế Cộng Đồng

Navigazione
Blog

Bệnh trĩ nội là thuật ngữ y tế mô tả tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược. Do nằm sâu bên trong ống hậu môn nên bệnh rất khó phát hiện và nhận biết trong giai đoạn mới phát. Tuy nhiên khi búi trĩ gia tăng kích thước, bệnh lý này có thể biểu hiện qua một số triệu chứng điển hình như chảy máu khi đại tiện, hậu môn ngứa ngáy, sưng viêm và nóng rát.

Đang xem: Bệnh trĩ nội là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trĩ nội là gì

*

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội (Internal Hemorrhoids) là thuật ngữ y tế mô tả tình trạng đám rối tĩnh mạch nằm trên đường lược bị phình giãn, suy yếu, ứ huyết và tạo thành các búi trĩ. Do chân của búi trĩ nằm sâu bên trong ống trực tràng nên rất khó phát hiện và nhận biết ở giai đoạn mới phát.

Vùng niêm mạc trực tràng không có dây thần kinh cảm giác nên trong giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau rát, khó chịu và vướng víu. Tuy nhiên khi búi trĩ gia tăng kích thước và sa ra ngoài ống hậu môn, bạn có thể gặp phiền toái khi đại tiện, sinh hoạt và lao động.

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nội là tình trạng đi ngoài ra máu. Tình trạng này thường không quá nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên chảy máu hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội qua từng giai đoạn

Như đã đề cập, bệnh trĩ nội thường không gây triệu chứng trong giai đoạn mới phát. Tuy nhiên khi búi trĩ phát triển lớn, bệnh có thể biểu hiện qua một số triệu chứng điển hình và dễ nhận biết.

*

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn riêng biệt

Trĩ nội độ 1: Ở giai đoạn này, búi trĩ nằm sâu bên trong ống trực tràng nên không thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng thường gặp nhất ở trĩ nội độ 1 là chảy máu hậu môn, máu tươi xuất hiện cuối bãi phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Ngoài ra ở giai đoạn 1, hậu môn có thể bị ngứa ngáy, ẩm ướt do tiết nhiều chất nhầy. Trĩ nội độ 2: Trong giai đoạn 2, búi trĩ có xu hướng gia tăng kích thước và thập thò ở ống hậu môn. Khi gắng sức, ngồi xổm hoặc rặn đại tiện, búi trĩ có thể sa ra bên ngoài và tự thụt lại mà không cần dùng tay. Trĩ nội độ 3: Búi trĩ tiếp tục tăng kích thước, bề mặt dày, đỏ sẫm và thô. Ở giai đoạn này, búi trĩ có xu hướng sa ra khỏi ống hậu môn thường xuyên và chỉ thụt vào bên trong khi dùng tay đẩy. Trĩ nội độ 4: Búi trĩ phát triển và có kích thước lớn, sa hẳn ra ngoài và không thể thụt vào bên trong ngay cả khi sử dụng tay. Ở giai đoạn này, bệnh thường gây ra các triệu chứng nặng nề như chảy máu, nứt nẻ hậu môn, đau rát và phù nề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng thường gặp ở người cao tuổi và hiếm khi khởi phát ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và một số vấn đề sức khỏe. Các yếu tố này làm tăng áp lực lên vùng trực tràng khiến tĩnh mạch suy yếu, có xu hướng giãn phình, ứ đọng máu và tạo thành các búi trĩ.

*

Mang thai làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng, gây phình giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ

Một số nguyên nhân và yếu tố có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, gây phình giãn tĩnh mạch và gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, bao gồm:

Tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy, cơ chế khởi phát bệnh trĩ có liên quan đến yếu tố tuổi tác. Tuổi tác cao có thể khiến tĩnh mạch suy yếu và dễ tổn thương khi có yếu tố tác động. Trên thực tế, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành và người cao tuổi, rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Mang thai: Hormone thay đổi đột ngột, áp lực từ sự giãn nở của tử cung và trọng lượng thai nhi chính là các yếu tố gây giãn tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội. Ngoài ra, áp lực từ quá trình sinh nở cũng có thể là nguyên nhân khiến tĩnh mạch suy yếu, giãn phình và hình thành búi trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ có vai trò điều hòa nhu động ruột, làm sạch niêm mạc đường tiêu hóa và làm mềm phân. Chế độ ăn ít chất xơ có thể khiến hoạt động tiêu hóa bị ứ trệ, tăng nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ. Quan hệ qua đường hậu môn: Quan hệ bằng đường hậu môn có thể làm tăng ma sát, gây tổn thương và phình giãn đám rối tĩnh mạch nằm trên đường lược. Ngoài ra, tình trạng này còn gây viêm nhiễm trực tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý hậu môn khác. Lười vận động, ngồi nhiều: Thói quen ngồi nhiều và lười vận động có thể gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn – trực tràng, gây ra chứng táo bón và bệnh trĩ. Chính vì vậy người béo phì và người làm công việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Lao động nặng: Lao động nặng gây đè nén và chèn ép lên cột sống, tĩnh mạch ở hậu môn và khớp gối. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, thoái hóa khớp gối và thoát vị đĩa đệm. Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố kể trên, bệnh trĩ nội còn có thể xảy ra do táo bón mãn tính, tiêu chảy kéo dài, thường xuyên rặn khi đi tiêu, nhịn đại tiện, ăn uống quá độ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,…

Thực tế, bệnh trĩ nội hiếm khi khởi phát do 1 yếu tố mà chủ yếu là hệ quả do nhiều yếu tố và nguyên nhân cộng hưởng.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội ít khi đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Bệnh chủ yếu gây chảy máu hậu môn, đau rát, vướng víu và khó chịu. Nếu can thiệp điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh lý này có thể thuyên giảm và được kiểm soát hoàn toàn.

Ngược lại ở những trường hợp không thăm khám và chữa trị, búi trĩ có thể phát triển dần theo thời gian, gây chảy máu kéo dài, đau rát hậu môn, mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt,… Các triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, chất lượng giấc ngủ và yếu tố tâm lý. Hơn nữa, sự xuất hiện của búi trĩ ở ống hậu môn còn tác động tiêu cực đến đời sống tình dục.

Xem thêm: Truyện H Là Gì Trong Phim, Truyện, Truyện H Là Gì

*

Chảy máu hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu mãn tính và suy nhược cơ thể

Ngoài những ảnh hưởng nói trên, bệnh trĩ nội còn có thể gây ra một số biến chứng như:

Thiếu máu: Thiếu máu là biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ. Biến chứng này là hệ quả do chảy máu hậu môn kéo dài. Sa nghẹt búi trĩ: Sa nghẹt búi trĩ xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và bị thắt chặt do hoạt động của cơ thắt. Tình trạng này làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu khiến búi trĩ sưng viêm và đau nhức nặng nề. Suy giảm chức năng cơ thắt hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài khiến cơ thắt hậu môn bị suy yếu và giảm chức năng hoạt động. Biến chứng này biểu hiện qua tình trạng mất tự chủ khi trung tiện và đại tiện. Hình thành trĩ vòng: Trĩ vòng là hệ quả khi trĩ nội phát triển trong thời gian dài và không được điều trị kịp thời. Biến chứng này xảy ra khi các búi trĩ thứ phát kết hợp với búi trĩ tiên phát sa hẳn ra ngoài hậu môn. Tình trạng này khiến cho niêm mạc trong ống trực tràng sa ra bên ngoài và tạo thành cấu trúc trĩ vòng. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa dưới: Người bị trĩ nội có nguy cơ cao mắc các vấn đề ở đường tiêu hóa dưới như viêm quanh hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn và áp xe hậu môn. Hoại tử búi trĩ: Hoại tử búi trĩ là hệ quả do búi trĩ phù nề và viêm nhiễm lâu ngày nhưng không được chữa trị. Biến chứng này thường gây đau nặng nề, sưng nóng, ứ mủ, viêm đỏ,…

Cách điều trị bệnh trĩ nội

Sau khi thăm khám lâm sàng và nội soi đường tiêu hóa dưới, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội và chỉ định các biện pháp điều trị tương ứng.

1. Điều trị trĩ nội bằng thuốc

Sử dụng thuốc thường được áp dụng cho bệnh trĩ nội độ 1 và 2. Ở giai đoạn 3 và 4, biện pháp này chỉ có tác dụng giảm đau và cải thiện một số các triệu chứng đi kèm.Do đáp ứng hạn chế nên khi sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp với lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị, kiểm soát cơn đau và tiến triển của bệnh.

*

Sử dụng thuốc chỉ đem lại hiệu quả lâm sàng đối với bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nội, bao gồm:

Thuốc bôi chứa hydrocortisone: Thuốc bôi chứa hydrocortisone được sử dụng nhằm giảm viêm, chống ngứa và cải thiện các triệu chứng tại chỗ. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng làm trơn ống hậu môn và giảm ma sát trong quá trình đại tiện. Thuốc chứa flavonoid: Các loại thuốc chứa flavonoid (Hesperidine) có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế sự gia tăng kích thước của búi trĩ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ở những trường hợp trĩ nhẹ, nhóm thuốc này còn hỗ trợ thu nhỏ và làm tiêu búi trĩ. Thuốc giảm đau: Paracetamol và NSAID có thể được sử dụng để giảm triệu chứng đau rát, sưng nóng và khó chịu ở búi trĩ. Trong trường hợp có vấn đề về gan và thận, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau ở dạng đặt trực tràng để hạn chế rủi ro và biến chứng. Thuốc gây tê và giảm đau tại chỗ: Ngoài thuốc bôi chứa hydrocortisone, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi có tác dụng gây tê và giảm đau như lidocaine. Thuốc được sử dụng 1 – 3 lần/ ngày để giảm cảm giác đau rát, viêm đỏ và ngứa ngáy hậu môn. Thuốc co mạch: Thuốc co mạch (Epinephrine, Phenylephrine, Norepinephrine,…) có tác dụng làm co mạch, giảm lưu lượng máu tuần hoàn và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể làm tăng huyết áp, gây mất ngủ và căng thẳng. Kháng sinh: Kháng sinh nhóm penicillin có thể được sử dụng để điều trị biến chứng viêm nhiễm hậu môn và nhiễm trùng búi trĩ. Chế phẩm từ thảo dược: Hiện nay ngoài điều trị bằng thuốc Tây, các chế phẩm từ thảo dược (hoa hòe, lá diếp cá, đu đủ,…) cũng được sử dụng để làm bền mạch máu, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và làm chậm tiến triển của bệnh.

Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng có thể chườm túi mát hoặc ngâm vùng hậu môn với nước ấm để giảm sưng viêm, đau rát và ngứa ngáy.

2. Áp dụng các thủ thuật xâm lấn

Trên thực tế, sử dụng thuốc ít khi đem lại hiệu quả trong việc thu nhỏ búi trĩ và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Trong trường hợp không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số thủ thuật xâm lấn như:

*

Thắt vòng cao su là thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội

Chích xơ búi trĩ: Thủ thuật này sử dụng dung dịch đặc biệt tiêm vào búi trĩ nhằm thúc đẩy phản ứng xơ hóa. Phản ứng này giúp ép chặt các mạch máu trong búi trĩ, từ đó làm giảm tình trạng sa búi trĩ và xuất huyết khi đại tiện. Sử dụng nito lỏng: Ngoài chích xơ búi trĩ, bạn cũng có thể loại bỏ búi trĩ nội với phương pháp áp lạnh bằng nito lỏng. Biện pháp này sử dụng nito lỏng nhằm hóa đông búi trĩ, gây tê mạch máu và dây thần kinh. Áp lạnh nito lỏng có thể giảm đau nhức, sưng viêm, khó chịu, gây hoại tử và teo búi trĩ. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật được áp dụng phổ biến đối với bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2. Biện pháp này được thực hiện bằng cách đưa vòng cao su vào chân búi trĩ, sau đó thắt chặt nhằm cắt nguồn máu nuôi dưỡng khiến búi trĩ hoại tử và rụng. Thủ thuật khác: Ngoài ra, bệnh trĩ nội cũng có thể được điều trị bằng một số thủ thuật xâm lấn khác như sử dụng tia hồng ngoại, nong giãn hậu môn,…

Thủ thuật xâm lấn đem lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng thuốc, chi phí phù hợp, thời gian thực hiện nhanh chóng và ít gây đau. Tuy nhiên các biện pháp này không loại bỏ búi trĩ hoàn toàn nên có khả năng tái phát cao.

3. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ chỉ được thực hiện khi các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này cũng được cân nhắc khi bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hoặc đã phát sinh biến chứng nặng nề.

So với các thủ thuật xâm lấn, phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và ổn định lại cấu trúc niêm mạc trực tràng – hậu môn. Tuy nhiên can thiệp ngoại khoa thường gây đau và chảy máu trong thời gian dài, có nguy cơ viêm nhiễm, hẹp hậu môn, són phân,… Vì vậy bạn chỉ nên phẫu thuật loại bỏ búi trĩ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lối sống khoa học cho người bị trĩ nội

Vùng hậu môn – trực tràng chịu áp lực từ nhiều yếu tố như hoạt động ăn uống, thói quen đại tiện, sinh hoạt, tâm lý,… Do đó ngoài điều trị y tế, bạn nên xây dựng lối sống khoa học để kiểm soát tiến triển của bệnh, dự phòng biến chứng và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Xem thêm: ” Sweetheart Là Gì – Những Mỹ Từ Người Anh Gọi Tên Tình Yêu

*

Người bị bệnh trĩ nội nên uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục thể thao

Lối sống lành mạnh cho người bị bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng:

Duy trì cân nặng vừa phải, tránh ăn uống quá độ gây thừa cân – béo phì. Cân nặng vượt mức có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và khiến bệnh trĩ chuyển biến theo chiều hướng xấu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm ứ đọng máu tại tĩnh mạch hậu môn và hạn chế gia tăng kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn duy trì cơ thể khỏe mạnh, giảm táo bón và giải tỏa căng thẳng. Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng. Chất xơ có thể điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm giảm áp lực lên niêm mạc hậu môn khi đại tiện. Uống nhiều nước giúp làm mềm phân, giảm táo bón, đồng thời hạn chế mức độ ma sát giữa phân và búi trĩ. Nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, hạn chế thói quen nhịn đại tiện và rặn khi đi tiêu. Thay đổi một số thói quen ăn uống tác động xấu đến tiến triển của bệnh như ăn uống quá mức, sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất bảo quản, dùng rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, tránh thức khuya, lao động quá mức và căng thẳng thần kinh. Hạn chế một số hoạt động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng như ngồi xổm, mang vác nặng và quan hệ qua đường hậu môn.

Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh trĩ nội có thể thuyên giảm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan và lơ là trước các biểu hiện bất thường, bệnh có thể phát triển sang các giai đoạn nặng và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *