Đất kinh tế trang trại là gì? Quy định chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa, nông nghiệp sang trang trại, chuyển đất trang trại sang đất thổ cư được không?
Nhiều người hiện nay sử dụng đất quy mô lớn để làm kinh tế trang trại nhằm nâng cao thu nhập và cũng giúp những người nông dân ít ruộng khác có thêm thu nhập. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các quy định sử dụng đất trang trại là gì ngay sau đây:
Đất trang trại là gì?
Đất kinh tế trang trại là gì? Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn phần lớn theo hộ gia đình để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Đang xem: Để Được công nhận là trang trại là gì, quy Định về Đất trang trại 2020
Theo Luật đất đai 2013, đất trang trại được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm sông hồ, đầm, rạch,… để sản xuất nông nghiệp, lương thực, thực phẩm hoặc chăn nuôi gia súc (bò, gà, lợi, cừu, dê,…), nuôi trồng thủy sản, chế biến sản xuất sợi may mặc hoặc cung cấp nguyên liệu cho ngành công – nông nghiệp và dịch vụ.
Các loại đất trang trại
– Đất trồng cây hằng năm: lúa nước, lúa nương,…
– Đất trồng cây lâu năm: cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm, cây lấy gỗ, lấy bóng mát,…
– Đất làm muối
– Đất nuôi trồng thủy sản
– Đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích về trang trại khác
Điều kiện tiêu chuẩn kinh tế trang trại
Điều 3. Tiêu chí kinh tế trang trại (Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNN)
1. Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
Điều kiện tiêu chuẩn kinh tế trang trại
Đối tượng sử dụng đất trang trại
Vì đất trang trại thuộc nhóm đất nông nghiệp, nên theo quy định tại điều 5, Điều 129 Luật đất đai 2013 thì đối tượng sử dụng đất trang trại là hộ gia đình, cá nhân theo thông qua việc nhà nước giao đất; được nhận chuyển nhượng, mua bán, được tặng, cho, thừa kế, hoặc thông qua việc thuê khoán quyền sử dụng đất.
Quy định về sử dụng đất dùng cho kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 142 Luật Đất đai 2013, nội dung về Đất sử dụng cho kinh tế trang trại như sau:
– Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
Quy định về sử dụng đất dùng cho kinh tế trang trại
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
+ Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;
+ Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất làm kinh tế trang trại;
+ Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
– Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.
Quyền của người sử dụng đất kinh tế trang trại
Điều 166 Luật đất đai 2013 quy định quyền của người sử dụng đất kinh tế trang trại bao gồm:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu bạn băn khoăn đất trang trại có được cấp sổ đỏ không thì hoàn toàn có thể.
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Xem thêm: What Is The Difference Between ” Thank To Là Gì ? Phân Biệt Với Thank You
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Quyền của người sử dụng đất kinh tế trang trại
Nghĩa vụ của người sử dụng đất kinh tế trang trại
Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định nghĩa vụ của người sử dụng đất kinh tế trang trại gồm:
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
– Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất trang trại
Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất
Luật đất đai 2013 quy định những trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm:
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
f) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”
Như vậy, chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trang trại, chuyển đổi đất trồng lúa, đất nông nghiệp sang làm trang trại cần xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đất trang trại có được xây nhà không? Đất trang trại có thể chuyển đổi để xây nhà ở và cần làm thủ tục chuyển đổi đất trang trại sang đất thổ cư.
Về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Xem thêm: Ca Xoay Ca Là Gì ? Điều Cơ Bản Bạn Cần Biết Về Ca Xoay Và Ca Gãy
– Sau đó, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.