Sự phát triển của kỹ thuật móng gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng. Bởi thế, móng là phần quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng và độ bền của công trình. Sở dĩ có thể xây dựng lên những tòa nhà cao vun vút là do kỹ thuật tính toán chịu lực của móng. Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng là vấn đề được rất nhiều anh em quan tâm. Cùng tìm hiểu về cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm móng công trình
Chắc chắn anh em ở đây đều hiểu móng là gì rồi nhưng hãy cùng nhắc lại khái niệm móng và vấn đề liên quan đến móng để khắc sâu hơn nhé.
Đang xem: Tĩnh tải là gì, tải trọng công trình
Khái niệm móng chính xác nhất
Móng là bộ phần cấu tạo ở phần thấp nhất công trình – nằm ngầm dưới mặt đất. Nó liên kết với kết cấu chịu lực bên trong như cột, tường,…Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.
Bộ phận của móng bao gồm: tường móng, gối móng, đế móng, lớp đệm chiều sâu chôn móng.
Phân loại móng
Có nhiều hình thức phân loại móng khác nhau:
– Phân loại theo vật liệu móng có: Móng bằng gỗ, đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, thép,…
– Phân loại theo độ cứng của móng: Móng cứng, móng mềm.
– Phân loại theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động.
– Phân loại theo độ sâu chôn móng vào đất: Móng nông, móng sâu.
Yêu cầu của móng
Kiên cố, ổn định, bền lâu và kinh tế là những yêu cầu nhất định phải có của phần móng.
Khi thiết kế móng phải đảm bảo kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực, bảo đảm vật liệu làm móng và đất nền trong trạng thái làm việc bình thường. Móng sau khi xây dựng phải lún đều trong phạm vi độ lún cho phép, hiện tượng trượt và gãy nứt tuyệt đối không được xảy ra. Vật liệu móng, lớp bảo vệ móng và độ sau chôn móng cần có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực khác. Khi đặt móng lên trên nền đất có vị trí nước ngầm thay đổi tương đối lớn, tốt nhất là đặt đáy móng dưới độ cao thấp nhất của mực nước ngầm do mực nước ngầm thường thay đổi theo khí hậu và thời tiết.
Xem thêm: Chất Độc Natri Xyanua Là Gì ? Xyanua Là Gì, Tính Chất Và Tác Hại Của Xyanua
Khái niệm tải trọng trong xây dựng
Khi nhắc tới tải trọng thường sẽ nghĩ ngay tới tải trọng của xe. Tải trọng xe chính là trọng lượng hàng hóa mà xe đang chở. Hay nói cách khác tải trọng là số lượng kg hàng hóa có trên xe. Vậy tải trọng trong ngành xây dựng là gì, có giống với tải trọng của xe hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Khái niệm cơ bản về tải trọng trong xây dựng
Trong thiết kế xây dựng, tải trọng công trình là các tác động vào công trình xây dựng dưới dạng lực ( tải trọng) và các tác động khác không phải là lực như ( chênh lệch nhiệt độ, biến dạng cưỡng bức). Trong đó:
– Tải trọng là các tác động dưới lực thật sự từ bên ngoài đặt vào hay trọng lượng bản thân kết cấu công trình mà kết cấu công trình phải mang.
– Chênh lệch nhiệt độ giữa các phần của kết cấu, biến dạng cưỡng bức tuy không phải là tác động dưới dạng lực nhưng cũng là một dạng tải trọng đặc biệt của công trình vì chúng cũng làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình, làm kết cấu phát sinh nội lực chống đỡ.
Các loại tải trọng trong xây dựng
Có 4 loại tải trọng thường tác động đến kết cấu công trình là :
Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải): Là tải trọng tác động liên tục khi thi công hay trong suốt quá trình sử dụng như trọng lượng bản thân (TLBT), áp lực đất, áp lực nước,… Tải trọng tạm thời (hoạt tải): Chỉ xuất hiện ở từng giai đoạn hoặc trong một thời gian ngắt khi thi công hay trong suốt quá trình sử dụng như con người, tải trọng gió, do sóng đập… Tải tạm thời dài hạn: Tác động trong một thời gian khá dài khi thi công hoặc trong suốt quá trình sử dụng như trọng lượng các dụng cụ và thiết bị tĩnh tác động lên công trình. Tải trọng đặc biệt: Xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt như động đất, sóng thần,… Loại tải này xuất hiện với tần suất rất hiếm hoặc có khi không xuất hiện trong một thời gian dài hoặc cũng có thể không xuất hiện trong suốt quá trình sử dụng của công trình. Đối với điều kiện khí hậu ở Việt Nam thì hầu như loại tải trọng này thường rất hiếm hoặc không xảy ra.
Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng
Công thức chung để tính tải trọng xuống móng được xác định từ các tổ hợp tải trọng của tĩnh tải, hoạt tải, gió, động đất. Cách tính các tổ hợp này lại khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Chính vì thế, khi làm thực tế tại các công trình anh em kỹ sư thường rất cần những công thức tính nhanh để vừa cho kết quả đúng lại tiết kiệm được thời gian. Khi đi làm anh em sẽ thấy rõ “thời gian là vàng” thế nên càng nhanh càng tốt, những công thức tính nhanh là rất cần thiết. Dưới đây là công thức tính nhanh anh em có thể tham khảo.
Giả sử tính móng M7: là 1m2 dầm trần có trọng lượng 1,1T)
Giả định nền đất của mình có cường độ R =15T/m2 ( đất tốt).
Xem thêm: Đuôi Cdr Là Gì ? Cách Chuyển File Cdr Sang Pdf Và Png Dễ Dàng
Từ đó tính được diện tích móng = N/R
Sau đó chọn a và b của móng
N trên sơ đồ trên sẽ là : N=1,45*2,6*2 tầng*1,1= 8,3 T
Khi tính móng lấy khoảng 10T để tính
Hoặc có một cách tính khác: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ bao nhiêu tầng thì nhân lên, riêng tải trọng mái thì lấy bằng 50% tải trọng của 1 sàn.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến anh em cách tính tải trọng truyền xuống móng nhanh nhất để có thể áp dụng hiệu quả cho công việc. Mong rằng những điều này mang lại hiểu biết và sẽ giúp ích cho anh em. Đừng quên truy cập vào bảo hộ lao động Namtrung hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!