Chính trị Quốc hội và Cử tri Hội đồng nhân dân Vấn đề hôm nay Kinh tế – Xã hội Tài chính – Bất động sản Trên đường phát triển Pháp luật và đời sống Khoa học – Môi trường Văn hóa, Văn nghệ Việt Nam và Thế giới

Đang xem: Nghĩa của từ tiền nhiệm là gì, nghĩa của từ người tiền nhiệm trong tiếng anh

Xem với cỡ chữ

*

Cuộc sống biến động, thế gian biến cải, âu cũng là quy luật tự nhiên! Con người sinh ra ai mà không phải trải qua cái nấc “sinh-lão-bệnh-tử”, cái quy luật muôn thuở “tre già thì măng mọc”!

Thế nên cũng là dễ hiểu, qua từng nhiệm kỳ thế hệ này, bàn giao lại những gì còn dang dở để thế hệ sau tiếp tục thực hiện. Nhưng mổ xẻ việc “bàn giao nhiệm kỳ” cũng chả thiếu câu chuyện không thể không bàn! Quá nhiều hệ lụy của tư duy nhiệm kỳ không thể không ngẫm ngợi, khi mà trách nhiệm cá nhân chưa gắn với quyền uy. Nghĩ gì khi một bí thư, chủ tịch huyện, tỉnh, thành công lênh gì thì “có tôi, của tôi”; nhưng những sai phạm, những vụ việc nào xì ra thì lại cố né, cố tránh, cố lảng xa như không có mình “tí ti” trách nhiệm gì trong đó?

Chuyện “hoàng hôn” nhiệm kỳ và “bình minh” nhiệm kỳ đang diễn ra trong những cuộc bàn giao cũng đủ cả vui buồn.

Xem thêm: ” Uppercase Letter Là Gì – Nghĩa Của Từ Upper Case Letter

Xem thêm: Voiceover Là Gì – Tìm Hiểu Các Cử Chỉ Voiceover Trên Iphone

Có hay không chuyện người nghỉ hưu gửi lại cho người kế nhiệm chút riêng tư cháu con chi đó? Có hay không những chuyện dự án này, công trình kia, mua sắm nọ… chưa kịp quyết toán, lo giùm cho nhé? Có hay không cả chuyện người tiền nhiệm “quyết đôn” bằng được người kế nhiệm mình, vì ân huệ riêng! Không chỉ ở các cơ quan công quyền, mà cả ở các doanh nghiệp lớn cũng chả thiếu chuyện trước khi bàn giao, ông chủ tịch, ông tổng giám đốc cũng “gửi gắm” lại người kế nhiệm cả những mua sắm đầu tư, nợ nần vay trả đan chéo dọc ngang! Chủ tịch một doanh nghiệp lớn nhận bàn giao từng trải lòng rằng: Biết là quả đắng, quá đắng mà vẫn phải gật đầu! Gật đầu để lo cho những đầu tư quá tay một công ty dưới quyền khi vốn vay các ngân hàng gấp cả hơn chục lần vốn điều lệ của doanh nghiệp, đúng ra nợ vay ấy phải tuyên bố doanh nghiệp phá sản đến nơi (?)

Chả quên chuyện ở một tỉnh trung du, có vị đã quyết liệt từ chối cái ghế tổng giám đốc oai uy, vì sợ không gánh nổi cái “núi nợ” quá to của “ông anh” tiền nhiệm để lại (?)

Tư duy nhiệm kỳ với đủ cung bậc vui buồn! Ai hay cả những ơn huệ mà người “hạ cánh” hưu rồi, người kế nhiệm vẫn như “thay lời cảm ơn” bằng sự ban phát mời đi du hý “trời tây” cuối nhiệm kỳ bằng tiền móc ra từ túi ngân sách của tỉnh còn nghèo như câu chuyện ở Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Phước, Cà Mau mà dư luận đang ồn ã. Có ai hay ông chủ tịch UBND Quảng Nam còn cho đó là những việc làm “phải đạo” nghe mới lạ sao?

Nghe báo cáo thì thánh thót chiến công thành tích với chỉ số nọ, mục tiêu kia đều sáng lên chiến công ngời ngợi. Nhưng nhiều “tân chủ tịch” tỉnh, thành đi “vi hành” cơ sở, mới giật mình về những gì người tiền nhiệm gửi lại cho mình cũng đủ những bề bộn, ngổn ngang!

Càng thấy chọn người đứng đầu từ Trung ương đến các bộ ngành, địa phương phải vững vàng, bản lĩnh kiên định đường lối, bảo vệ chế độ là bất di bất dịch, là không thể khác. Nhưng rõ ràng cơ chế, chế tài, bộ máy và con người cho nhiệm kỳ mới này phải gắn chặt vai trò trách nhiệm cá nhân vào từng quyết sách, từng chữ ký tiêu xài đầu tư bằng tiền ngân sách thì những chuyện bàn giao nhiệm kỳ của người tiền nhiệm cho người kế nhiệm, mới bớt đi những câu chuyện buồn không đáng có!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *