MỤC LỤC VĂN BẢN

*

THỦY LỢI

*******

Số : 21-TT/TC/TN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1977

THÔNG TƯ

TỔ CHỨC CÔNG TY QUẢN LÝ THỦY NÔNG

Nhà nước và nhândân ta đã và đang tập trung cao độ đầu tư lớn công của phát triển nhanh thủy lợi,cùng với những hệ thống thủy nông đã có, tiếp tục xây dựng quy mô lớn hàng loạthệ thống thủy nông mới trên cả nước, nhằm mục đích giải quyết tốt yêu cầu nướccủa sản xuất nông nghiệp và các yêu cầu dùng nước khác; do đó vấn đề quản lýkhai thác, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả cao hệ thống thủy nông là một trong nhữngnhiệm vụ giữa vị trí đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định hàng đầu và mởđường trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là tạora một bước ngoặt mới phát triển vượt bậc về nông nghiệp.

Đang xem: Thủy nông là gì, nghĩa của từ thủy nông trong tiếng việt

Vì vậy, việckiện toàn và tăng cường tổ chức, quản lý hệ thống thủy nông, đưa công tác quảnlý vào nề nếp, đúng chế độ và tiến lên một bước phát triển mới cao hơn, nhằmđáp ứng đầy đủ và tốt nhất những yêu cầu mới của sản xuất nông nghiệp và các mặtlợi dụng tổng hợp khác, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ 4, nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa IV là một công tác hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay.

I .VỊTRÍ, ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CÔNG TY THỦY NÔNG

1. Vị trí,đặc điểm và tính chất công tác quản lý thủy nông.

Hệ thống côngtrình thủy nông là một tập hợp công trình có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồmmột hoặc một số công trình đầu mối, một mạng lưới kênh các cấp và những công trìnhtrên kênh và qua kênh; làm nhiệm vụ tưới và tiêu nước cho một lưu vực đất đainông nghiệp nhất định, gọi tắt là hệ thống thủy nông.

Ngoài ra,trên hệ thống thủy nông còn có thể có những công trình kết hợp khai thác các mặttổng hợp lợi dụng như giao thông, phát điện, thủy sản…

Hệ thống thủynông là cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị kinh tế lớn, nhằm mục đích giải quyếttốt yêu cầu nước phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh,chuyên canh, tăng vụ, mở rộng diện tích và cải tạo đất, tiến lên sản xuất lớnxã hội chủ nghĩa. Nước là biện pháp kỹ thuật giữ vị trí hàng đầu, có tính chấtmở đường trong các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp.

Công trìnhtrong hệ thống thủy nông rất đa dạng, lắp đặt nhiều máy móc thiết bị cơ điện,có kỹ thuật phức tạp và hiện đại, hoạt động của chúng có quan hệ hữu cơ chặt chẽvà ràng buộc lẫn nhau. Các công trình, máy móc thiết bị hầu hết nằm trong nước,trong đất và trên mặt đất, chịu tác động thường xuyên và trực tiếp của các điềukiện tự nhiên, của các yếu tố địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, các điềukiện kỹ thuật và chịu lực phức tạp khác.

Quá trình dẫnnước tưới từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, và tháo nước tiêu từ mặt ruộngra đến công trình đầu mối, là quá trình vận hành công trình và điều khiển cácmáy móc thiết bị để đạt được lưu lượng nước, mực nước, thời gian tưới và tiêunước, theo dây chuyền sản xuất mang tính chất công nghiệp. Đồng thời, đây làquá trình vận động liên tục có năng lượng của dòng nước, phản ánh tính kháchquan của quy luật dòng chảy.

Vì vậy, hệ thốngthủy nông là một tổng thể hoàn chỉnh, không thể chia cắt, phải quản lý thống nhấttoàn bộ hệ thống theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, đồng thời phải thích ứngvới tình hình biến động của thiên nhiên, của sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thủynông phân bố trên diện rộng của địa bàn sản xuất nông nghiệp, do Nhà nước vànhân dân cùng làm, phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hệthống thủy nông là tài sản quý báu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đóchính quyền các cấp, các ngành và quần chúng giữa vị trí quan trọng trong quảnlý, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa hoàn chỉnh và khai thác sử dụng hệ thống thủynông.

2. Yêu cầuvà nội dung công tác quản lý thủy nông.

Xuất phát từ vị trí,tính chất và đặc điểm của hệ thống thủy nông, công tác quản lý thủy nông phải đảmbảo những yêu cầu sau :

Phải quản lý,bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành hệ thống công trình thủy nông đúng quytrình, quy phạm kỹ thuật theo phương thức quản lý công nghiệp, nhằm đảm bảocông trình hoạt động đạt và vượt năng lực thiết kế.

Phải sử dụnghệ thống thủy nông hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo giải quyết tốtyêu cầu nước đối với sản xuất nông nghiệp và các mặt lợi nhuận tổng hợp khác.Không được vì các mặt khai thác tổng hợp và ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của hệthống.

Phải quản lýtốt hệ thống công trình thủy nông, nhằm giảm bớt chi phí quản lý sản xuất, phụcvụ đạt hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở đường lối chính sách phát triển sản xuấtnông nghiệp và chế độ kinh doanh hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Công tác quảnlý khai thác bảo vệ hệ thống thủy nông bao gồm nhiều mặt phong phú, được quy tụtrong 3 nội dung cơ bản sau:

a) Quản lýcông trình;

b) Quản lý nước;

c) Quản lýkinh doanh.

Ba nội dungquản lý có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau, có tác động thúc đẩy lẫn nhautrong quá trình thực hiện, do đó phải đồng thời thực hiện tốt cả ba nội dung quảnlý, không được xem nhẹ một nội dung nào.

3. Nguyêntắc tổ chức công ty thủy nông.

Ngoài nhữngnguyên tắc chung về tổ chức bộ máy quản lý kinh tế và các đơn vị xí nghiệp xã hộichủ nghĩa, tổ chức công ty thủy nông còn phải căn cứ vào những nguyên tắc sauđây:

A. Tổchức công ty thủy nông phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống thủynông.

Công ty thủynông thống nhất chỉ đạo các mặt nội dung công tác quản lý thủy nông đối với tấtcả các công trình trong hệ thống thủy nông từ công trình đầu mối đến công trìnhtưới và tiêu nước cho từng đơn vị dùng nước (hợp tác xã sản xuất nông nghiệp…).Đồng thời tổ chức công ty thủy nông phải quán triệt nguyên tắc kết hợp quản lýtheo ngành với quản lý theo địa phương và theo vùng lãnh thổ.

Hệ thống thủynông phục vụ riêng cho từng địa phương thì giao cho địa phương quản lý, hệ thốngthủy nông phục vụ cho hai địa phương trở lên thì cấp trên quản lý:

– Hệ thống thủynông liên xã – hợp tác xã do huyện quản lý;

– Hệ thống thủynông liên huyện do tỉnh quản lý;

– Hệ thống thủynông liên tỉnh do trung ương quản lý (Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bắc Đuống…)

Hệ thống côngtrình thủy nông là tài sản xã hội chủ nghĩa, các cấp, các ngành và nhân dân cótrách nhiệm quản lý, bảo vệ. Công trình thủy nông nằm trên phạm vi địa phươngnào, địa phương đó phải có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bất luận hệ thống thủynông đó thuộc trung ương hay địa phương quản lý.

B. Lấyhệ thống thủy nông làm cơ sở tổ chức công ty thủy nông:

a) Mỗi hệ thốngthủy nông lớn, tổ chức một công ty thủy nông :

– Hệ thống thủynông liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì lập công tythủy nông liên tỉnh do Bộ Thủy lợi quản lý, hoặc ủy quyền cho ty (sở) thủy lợicủa tỉnh hưởng lợi nhiều quản lý.

– Hệ thống thủynông liên quan đến nhiều huyện trong một tỉnh, thành phố thì tổ chức công ty thủynông liên huyện do ty (sở) thủy lợi quản lý.

– Hệ thống thủynông liên quan đến nhiều xã, hợp tác xã nông nghiệp trong một huyện, thì tổ chứccông ty thủy nông huyện, do Ủy ban nhân dân huyện quản lý.

– Đối với nhữnghệ thống thủy nông nhỏ, nhưng có kỹ thuật phức tạp (trạm bơm điện, hồ, đập chứanước…) có thể tổ chức một công ty thủy nông theo hình thức liên hiệp nhiều hệthống thủy nông ở gần nhau trên cùng một địa bàn huyện, hoặc một vùng lãnh thổnhất định, nhằm tạo điều kiện cho tổ chức quản lý đủ sức mạnh làm chủ hệ thốngthủy nông, giảm bớt đầu mối tổ chức, khắc phục tổ chức quản lý phân tán nhỏ,manh mún, khó đáp ứng kịp thời các khâu hậu cần, trang thiết bị kỹ thuật vànâng cao trình độ quản lý các mặt.

c) Công ty thủynông có chức năng quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống thủy nông; song để kết hợpchặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân trong việc quản lý, phát huy vai trò làm chủtập thể và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp(kể cả đơn vị dùng nước khác) trong việc quản lý hệ thống thủy nông và nhữngcông trình trong hệ thống làm nhiệm vụ tưới và tiêu nước cho đồng ruộng của nộibộ từng hợp tác xã không liên quan đến hợp tác xã khác, thì giao cho hợp tác xãquản lý, bảo vệ, bảo dưỡng, tu sửa và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật, nhằmđảm bảo yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã và đảm bảotính quản lý thống nhất của toàn bộ hệ thống thủy nông từ công trình đầu mối đếnmặt ruộng.

C. Côngtrình thủy nông là đơn vị kinh tế cơ sở hạch toán độc lập có tưcách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính và được quản lý theochế độ thủ trưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy công ty.

II.NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY THỦY NÔNG

Để đảm bảoyêu cầu và thực hiện đầy đủ các mặt nội dung quản lý hệ thống thủy nông, côngty thủy nông có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

1. Lập vàthực hiện kế hoạch :

Căn cứ nhiệmvụ chính trị của đơn vị, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương, và kế hoạchcông tác của ngành do cấp trên giao, công ty lập và thực hiện kế hoạch tướitiêu nước, kế hoạch hoàn chỉnh, sửa chữa, bổ sung, nâng cao hệ thống côngtrình, kế hoạch tài chính, vật tư, lao động, trang thiết bị và các kế hoạchkhác, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phục vụ sản xuất nôngnghiệp và các chỉ tiêu kế hoạch chuyên ngành đã được giao.

2. Lập đồán kỹ thuật:

Căn cứ vàotình hình và nhiệm vụ của hệ thống thủy nông, đề xuất yêu cầu hoàn chỉnh sửa chữa,bổ sung, nâng cao hệ thống công trình thủy nông. Tổ chức lực lượng những việccó khả năng đảm nhiệm trong nhiệm vụ lập đồ án kỹ thuật, đồng thời đề nghị cấpcó thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên trách về quy hoạch, khảo sátvà thiết kế giúp bổ sung quy hoạch, lập nhiệm vụ thiết kế và thiết kế kỹ thuậtmà công ty không tự làm lấy được. Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng và cung cấptài liệu cần thiết cho các đơn vị đó, nghiệm thu đồ án đã làm xong, trình cấptrên xét duyệt, công ty chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạchvà các đồ án kỹ thuật đó.

3. Quản lýcông trình :

– Thực hiện đầyđủ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, bảo dưỡng, tu sửa và vận hành tất cả các côngtrình trong hệ thống thủy nông thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty, theo đúngquy hoạch và thiết kế, quy trình vận hành hệ thống và các quy trình, quy phạm kỹthuật cụ thể , nhằm đảm bảo công trình an toàn, phục vụ đắc lực sản xuất nôngnghiệp và các mặt khác.

– Thực hiệnchức năng bên A trong sửa chữa hoàn chỉnh, bổ sung, nâng cao các công trìnhtrong hệ thống theo đúng quy định cho đơn vị chủ quản trong công tác quản lýxây dựng cơ bản.

– Tổ chức thựchiện quan trắc thường xuyên, định kỳ và đột xuất sự diễn biến của công trìnhtrong hệ thống, phát hiện kịp thời những hư hỏng và có kế hoạch, biện pháp xửlý. Ghi chép lưu trữ bảo quản các hồ sơ tài liệu, số liệu kỹ thuật công trìnhtheo đúng chế độ thể lệ quy định.

– Tổ chức lựclượng bảo vệ, bảo dưỡng và sửa chữa các hạng mục được phân cấp, phối hợp vớicác địa phương, các xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức phong trào quần bảo vệ,bảo dưỡng công trình thủy nông.

– Tích cựcphát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhằmhoàn thiện công trình, nâng cao hiệu suất công trình và thiết bị máy móc, nângcao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ và công nhânviên.

Công ty thủynông là cơ quan trực tiếp duy nhất có trách nhiệm và quyền hạn đóng mở côngtrình, vận hành máy bơm theo đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước ban hành.Trường hợp muốn đóng mở các cống dưới đê thuộc phạm vi chống lụt bão, khi vượtquá quy định cho phép phải thỉnh thị Ban chỉ huy chống lụt bão tỉnh, thành hoặctrung ương.

Công ty thủynông có quyền lập biên bản và đề nghị mức độ xử lý, hay truy tố trước toà án nhữngcá nhân hoặc tổ chức vi phạm điều lệ của Nhà nước đã quy định về quản lý hệ thốngthủy nông.

4. Quản lýnước:

– Lập quytrình vận hành hệ thống trình cấp trên xét duyệt. Tổ chức thực hiện quy trình,thường xuyên rút kinh nghiệm thực tế để bổ sung, nâng cao quy trình hệ thống.

– Phối hợp vớicác cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc ngành nông nghiệp, lập kế hoạch tưới,tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từng vụ, hàng năm, dài hạn và các kế hoạchcung cấp nước khác (nếu có) trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Căn cứ kế hoạchđược duyệt, tiến hành ký kết hợp đồng dùng nước với các đơn vị dùng nước (hợptác xã nông nghiệp, nông trường…); tổ chức thực hiện việc tưới, tiêu nước theokế hoạch và hợp đồng.

– Phối hợp vớingành nông nghiệp, hướng dẫn các đơn vị dùng nước làm thực nghiệm tưới, tiêu nướckhoa học, nhằm mở rộng diện tích được tưới, tiêu nước khoa học, phục vụ yêu cầuthâm canh, chuyên canh, cải tạo đất.

– Phối hợp vớingành nông nghiệp và các đơn vị dùng nước, tiến hành các biện pháp phòng chốngúng, hạn, phù hợp với yêu cầu từng vụ, từng loại cây trồng và từng vùng trong hệthống thủy nông, tổ chức lấy nước phù sa bón ruộng.

– Tổ chức thựchiện quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trong hệ thống thủy nông. Thu thập,lưu trữ và bảo quản hồ sơ tài liệu quản lý nước.

– Công ty thủynông là đơn vị có trách nhiệm và quyền hạn quản lý nguồn nước tưới và tiêutrong toàn bộ hệ thống thủy nông.

5. Quản lýkinh doanh :

– Phối hợp vớichính quyền, ngân hàng, tài chính, lương thực và nông nghiệp, tổ chức thu nộpthủy lợi phí đầy đủ, nhanh gọn, đúng chế độ, chính sách của Nhà nước quy định.

– Phối hợp vớingành điện lực giải quyết tốt các hợp đồng cung cấp điện để bom nước phục vụ sảnxuất nông nghiệp.

– Phối hợp vớicác ngành thủy sản, giao thông, lâm nghiệp, điện lực, du lịch…tổ chức tốt cáchoạt động kinh doanh tổng hợp nhằm lợi dụng khai thác hết khả năng nguồn lợi củahệ thống thủy nông .

– Thực hiệnnghiêm chỉnh các chính sách, chế độ và thể lệ về quản lý tài chính, quản lý đầutư thiết bị, về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.

– Tổ chức thựchiện tốt công tác ghi chép, thống kê, thông tin kinh tế phục vụ quản lý thủynông .

– Công ty thủynông là đơn vị kinh tế cơ sở hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu, được quyền tự chủ về tài chính, được quyền giao dịch và ký kếtcác hợp đồng kinh tế, trong phạm vi chi tiêu kế hoạch đã được cấp trên xét duyệt.

6. Tổ chức quảnlý, sử dụng và đào tạo cán bộ, công nhân viên:

– Công ty chịutrách nhiệm xây dựng và cân đối kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công nhânviên hàng năm; tổ chức sắp xếp và bố trí lao động hợp lý có năng suất cao, đáp ứngnhiệm vụ quản lý sản xuất phục vụ kinh doanh, tiến bộ kỹ thuật và các mặt khác.

– Quản lý chặtchẽ đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty theo sự phân công, phân cấp quảnlý, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh tế,kỹ thuật và nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ, công nhân viên của công ty, và hướngdẫn bồi dưỡng lực lượng làm công tác thủy nông ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp(nội thủy nông ) và các đơn vị dùng nước khác.

– Thực hiệnnghiêm chỉnh chế độ tiền lương, nguyên tắc phân phối theo lao động và biện phápkích thích vật chất.

– Đảm bảophòng hộ lao động, an toàn lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, ăn ở,nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất cho cán bộ, công nhân viên.

– Tổ chức tốtphong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, tổng kết khen thưởng thi đua kịpthời, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, vô kỷ luật.

– Công ty thủynông được quyền tuyển dụng và cho thôi việc cán bộ, công nhân viên theođúng quy định của Nhà nước.

III. CƠ CẤU TỔCHỨC CÔNG TY THỦY NÔNG<1>

Để đảm bảo thựchiện tốt nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức công ty thủy nông bao gồm:

1. Lãnh đạocông ty;

2. Các bộ mônchức năng giúp việc, bao gồm những bộ phận sau đây:

– Phòng quảnlý công trình (gọi tắt là phòng công trình)

– Phòng quảnlý nước,

– Phòng kế hoạchvà vật tư,

– Phòng kếtoán, tài vụ và thống kê,

– Phòng tổ chứcvà tiền lương,

– Phòng hànhchính, quản trị và y tế;

4. Đội sửa chữacông trình (gọi tắt là đội sửa chữa);

5. Đội quảnlý công trình đầu mối (gọi tắt là đội công trình đầu mối)(1);

6. Trạm thủynông.

Trạm thủy nônglà tổ chức sản xuất, chịu sự chỉ đạo toàn diện của chủ nhiệm công ty thủy nông(mang tính chất như một phân xưởng).

Trạm thủynông tuy trực thuộc công ty về mọi mặt, nhưng hoạt động của trạm lại trực tiếpphục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện. Trạm thủy nông là tổ chức của công tythủy, nông liên huyện hoặc liên tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện, nhằm gắn được sựchỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở cấp huyện và các cơ sở sản xuất nông nghiệp (hợptác xã nông nghiệp) thông qua chế độ hợp đồng kinh tế kỹ thuật.

Xem thêm: Dấ U Não Là Gì – 7 Dấu Hiệu Cảnh Báo Khối U Não

Trạm thủynông tổ chức theo lưu vực cấp kênh hoặc công trình, phạm vi phụ trách thường gắnliền với địa bàn huyện. Trạm có nhiệm vụ:

– Thực hiệnviệc điều hòa phân phối nước trong phạm vi trạm theo đúng kế hoạch của công tygiao. Đôn đốc, hướng dẫn cụm, thủy nông làm nhiệm vụ điều hòa, phân phối nướccho các đơn vị dùng nước, lập thủ tục hợp đồng từng đợt ngắn.

– Quản lý vậnhành, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình thuộc trạm quản lýtheo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật. Đề xuất yêu cầu tu sửa, hoàn chỉnh, bổsung, nâng cao công trình, tham gia làm chức năng bên A.

Đối với nhữngcông trình liên quan đến nhiều trạm trong hệ thống (không thuộc phạm vu quản lýcủa đội quản lý công trình đầu mối), công ty thủy nông có thể ủy quyền cho trạmquản lý, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; những việc vận hành côngtrình đó phải theo đúng chỉ thị, mệnh lệnh của chủ nhiệm công ty.

– Quan hệ chặtchẽ với chính quyền địa phương, và các ngành nông nghiệp, giao thông, ngânhàng, tài chính, lương thực để đảm bảo phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp của địaphương, hướng dẫn các đơn vị dùng nước về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý thủy nông,về tưới tiêu nước khoa học, về kế hoạch bảo vệ, sửa chữa, hoàn chỉnh côngtrình, về thu nộp thủy lợi phí, vận tải phí…

– Trạm thủynông thực hiện hạch toán bộ phận trong công ty, có tài khoản và con dấu (tưcách pháp nhân không đầy đủ) được công ty ủy quyền giao dịch một số mặt côngtác với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Căn cứ vào phạmvi và phân bố công trình, trạm bố trí các cụm thủy nông.

Cụm thủy nônglà tổ chức sản xuất của trạm thủy nông, có nhiệm vụ :

– Trực tiếp vậnhành công trình, điều hòa phân phối nước đến từng đơn vị dùng nước theo đúng hợpđồng và kế hoạch cho trạm và công ty thủy nông.

– Trực tiếp bảovệ, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình, tham gia nghiệm thu, quản lýcông trình.

– Chuẩn bị thủtục ban đầu giúp cấp trên ký kết hợp đồng dùng nước với đơn vị dùng nước, theodõi xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng.

– Quan hệ chặtchẽ với chính quyền xã, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và đội thủy nông, đểlàm tốt công tác bảo vệ công trình, hướng dẫn giúp đỡ các đơn vị dùng nước xâydựng kế hoạch dùng nước đơn vị, công tác tưới tiêu khoa học, gần đất, nước, câytrồng…phục vụ thâm canh cải tạo đất.

IV. XẾP HẠNGVÀ BIÊN CHẾ TỔ CHỨC CÔNG TY THỦY NÔNG.

A. Xếp hạng công ty thủy nông:

Công ty thủynông là đơn vị kinh tế cơ sở hạch toán độc lập, có bộ máy tuơng đối hoàn chỉnhvề các mặt, đủ điều kiện đưa vào xếp hạng theo qui định chung của Nhà nước.

Côngty thủy nông giữ vị trí quan trọng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp vàcác mặt khác trong nền kinh tế quốc dân, công ty quản lý cơ sở vật chất kỹ thuậtphức tạp hiện đại có giá trị tài sản và sản phẩm lớn, các yếu tố đó được thể hiệnchủ yếu qua phạm vi diện tích được tưới và tiêu nước của hệ thống thủy nông. Vìvậy, việc xếp hạng công ty thủy nông lấy chỉ tiêu diện tích tưới hoặc tiêu nướccủa hệ thống thủy nông thuộc phạm vi công ty quản lý làm căn cứ.

Côngty thủy nông được xếp thành 6 hạng như sau :

1. Công tythủy nông hạng I có diện tích tưới hoặc tiêu trên 100 000 hécta;

2. Công tythủy nông hạng II có diện tích tưới hoặc tiêu từ 50 000 hécta đến 100 000hécta;

3. Công tythủy nông hạng III có diện tích tưới hoặc tiêu từ 20 000 hécta đến 50 000hécta;

4. Công tythủy nông hạng IV có diện tích tưới hoặc tiêu từ 10 000 hécta đến 20 000hécta;

5.Công ty thủy nông hạng V có diện tích tưới hoặc tiêu từ 5 000 hécta đến 10000 hécta.

6.Công ty thủy nông hạng VI có diện tích tưới hoặc tiêu dưới 5000hécta.

Cơ quan quyếtđịnh thành lập tổ chức công ty thủy nông, đồng thời quyết định việc xếp hạngcông ty đó theo tiêu chuẩn này.

Ngoài căn cứtiêu chuẩn xếp hạng nói trên, đối với những công ty thủy nông quản lý hệ thống thủynông có nhiệm vụ phục vụ nhiều ngành kinh tế khác tương đối lớn (như hệ thốngthủy nông Núi cốc phục vụ công nghiệp gang thép Thái Nguyên…), hoặc hệ thống thủynông có kỹ thuật đặc biệt phức tạp (như hệ thống thủy nông Bắc Hà Nam Ninh…),thì công ty được xếp nâng lên một hạng.

B. Biên chế tổchức của công ty thủy nông(2)

V.HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY NÔNG

Ngoài tổ chứcchuyên trách quản lý hệ thống thủy nông, mỗi hệ thống thủy nông liên tỉnh, liênhuyện tổ chức một hội đồng quản lý hệ thống thủy nông, nhằm phát huy dân chủ vàđề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý khai thác, bảo vệvà bảo dưỡng hệ thống công trình thủy nông.

Hội đồng quảnlý hệ thống thủy nông có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thông quaquy trình vận hành hệ thống thủy nông, quy hoạch và kế hoạch sửa chữa, hoàn chỉnh,bổ sung, nâng cao hệ thống công trình thủy nông, kế hoạch điều hòa phân phối nước,kế hoạch phân bổ chi tiêu, nhiệm vụ đóng góp nhân lực, vật lực và kinh phí phụcvụ cho việc quản lý hệ thống trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Qua theodõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng mà kịp thời giảiquyết những mâu thuẫn trong quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống, trong kế hoạchđiều hòa phân phối nước, sử dụng nước giữa các địa phương (tỉnh, huyện…) và giữacác địa phương (tỉnh, huyện…) và giữa các ngành có liên quan (thủy nông, điện,giao thông, thủy sản…)

3. Trong nhữngtrường hợp cần thiết, chủ tịch hội đồng được quyền ra quyết định kịp thời giảiquyết tốt nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống thủy nông.

Thành viên củahội đồng quản lý hệ thống thủy nông bao gồm:

– Đối với hệthống thủy nông liên tỉnh, đại diện Bộ Thủy lợi làm chủ tịch hội đồng, đại diệnỦy ban nhân dân và trưởng ty (sở) thủy lợi các tỉnh, thành, trong phạm vi hệ thốngthủy nông làm ủy viên, chủ nhiệm công ty thủy nông làm thư ký thường trực của hộiđồng.

– Đối với hệthống thủy nông liên huyện, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành làm chủ tịch Hộiđồng, đại diện Ủy ban nhân các huyện trong phạm vi hệ thống thủy nông làm ủyviên, chủ nhiệm công ty thủy nông làm thư ký thường trực của hội đồng.

– Đối với hệthống thủy nông còn có khai thác tổng hợp lợi dụng lớn (như điện, thủy sản…),thành phần hội đồng còn có thể có đại diện các cơ quan của các ngành đó.

Bộ trưởng BộThủy lợi ra quyết định thành lập hội đồng quản lý hệ thống thủy nông liên tỉnh.

Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh, thành ra quyết định thành lập hội đồng quản lý hệ thống thủynông liên huyện của tỉnh.

VI.MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÔNG TY THỦY NÔNG

1. Công ty thủynông trực thuộc sự chỉ đạo toàn diện của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý. Cơquan cấp trên trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra mọi hoạt động sảnxuất, phục vụ kinh doanh và các mặt khác của công ty thủy nông theo kế hoạch củangành và của địa phương giao.

2. Đối với Cụcthủy nông, công ty thủy nông chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật vànghiệp vụ quản lý thủy nông; đồng thời chịu sự đôn đốc, kiểm tra việc thực hiệnquy trình, quy phạm kỹ thuật, quy hoạch và kế hoạch quản lý khai thác hệ thống;theo đúng quy định báo các thường xuyên và đột xuất về Cục các mặt hoạt động củacông ty.

3. Đối vớichính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân huyện trong hệ thống thủy nông liên huyện,liên tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong hệ thống thủy nông liên tỉnh),công ty thủy nông liên huyện, liên tỉnh phải:

a) Xin ý kiếnkhi lập quy hoạch hoàn chỉnh, bổ sung, nâng cao hệ thống công trình thủy nôngcó liên quan đến phương hướng kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ củahuyện hoặc của tỉnh;

b) Khi lập kếhoạch hành năm và từng vụ sản xuất phải bàn bạc và báo cáo dự án kế hoạch với Ủyban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh (trong hệ thống liên tỉnh),để Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia ý kiến trước khi gửi dựán ấy lên cấp trên. Khi có kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, côngty thủy nông phải thông báo nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch có quan hệ đến kế hoạchsản xuất của địa phương, đến trách nhiệm địa phương đóng góp nhân lực, vật lựcvà những điều kiện cần thiết khác trong công tác quản lý hệ thống thủy nông, vàthường xuyên thông báo kết quả thực hiện các kế hoạch đó;

c) Kiến nghịvới Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh tổ chức sự phối hợp hoạt động của các ngành cóliên quan (nông nghiệp, điện, giao thông, thủy sản…) trên địa bàn huyện hoặc tỉnhđể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý khai thác, phục vụ sản xuất nông nghiệp từngvụ và hàng năm;

d) Chịu sự kiểmtra, đôn đốc của chính quền địa phương trong việc thực hiện kế hoạch phục vụ sảnxuất trên địa bàn huyện hoặc tỉnh.

Chịu sự giámsát về chấp hành chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước, các quy định củachính quyền địa phương về công tác bảo vệ, trật tự, trị an, văn hóa, giáo dục…;

e) Dưới sự chỉđạo và giám sát của chính quyền địa phương, công ty quan hệ chặt chẽ với cácđơn vị liên quan trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế kỹ thuật,như hợp đồng dùng nước với các hợp tác xã nông nghiệp, hợp đồng sửa chữa côngtrình, tu bổ nạo vét kênh mương. Chính quyền cần tăng cường chỉ đạo các đơn vị ởđịa phương cung cấp kịp thời và đầy đủ nhân lực, vật tư do địa phương sản xuấttheo hợp đồng kinh tế giữa đôi bên;

g) Kiến nghịvới chính quyền địa phương, lãnh đạo việc thực hiện quy trình, quy phạm quản lýbảo vệ công trình, quy trình vận hành hệ thống, việc thu nộp thủy lợi phí, xửlý kịp thời các vụ phạm pháp quản lý thủy nông, tham gia kiểm tra định kỳ trướcvà sau lũ, giải quyết việc tranh chấp nước, kế hoạch điều hòa phân phối nước,thực hiện chính sách chế độ của Nhà nước, chăm lo cải thiện đời sống tinh thầnvà vật chất cho cán bộ, công nhân viên của công ty thủy nông đóng ở địa phương;

h) Đối vớicán bộ, công nhân viên của công ty thủy nông công tác trên địa bàn huyện, tỉnh,chịu sự giám sát kiểm tra của chính quyền về mặt phẩm chất, quan hệ với nhândân địa phương, ngằm ngăn ngừa những hành động vi phạm đạo đức, pháp luật, hoặcxúc phạm đến quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động;

i) Để kịp thờigiải quyết các mối quan hệ trên với chính quyền cấp huyện và các cơ sở sản xuất(hợp tác xã sản xuất nông nghiệp), công ty thủy nông ủy quyền cho các trạm thủynông trực tiếp quan hệ với các tổ chức đó, để giải quyết một số công tác cụ thểnhư kế hoạch và hợp đồng tưới tiêu nước, hướng dẫn giúp đỡ hợp tác xã về côngtác quản lý thủy nông, vấn đề tưới tiêu nước khoa học phục vụ thâm canh cải tạođất…

4. Phòng thủylợi là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, vừa là cơ quanchuyên ngành cấp dưới của Bộ và ty (sở) thủy lợi. Phòng thủy lợi có trách nhiệmtham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiệnkế hoạch tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện, kế hoạch tu sửa,hoàn chỉnh, nâng cao công trình, thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật, thu nộpthủy lợi phí và các hoạt động khác của công ty thủy nông huyện, của trạm thủynông trực thuộc công ty thủy nông liên huyện và liên tỉnh.

Phòng thủy lợivới công trình thủy nông huyện và với trạm thủy nông phải tăng cường mối quan hệtrong ngành chặt chẽ, tạo mọi điều kiện cho nhau hoàn thành tốt phần trách nhiệmcủa mình đối với việc thực hiện kế hoạch công tác của ngành thuộc lĩnh vực quảnlý thủy nông, kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện và các mặt côngtác có liên quan khác.

Phòng thủy lợicần nắm vững chức năng chính của mình là quản lý hành chính kinh tế và kỹ thuật,chứ không trực tiếp chỉ đạo tác nghiệp cụ thể trong các mặt hoạt động sản xuấtphục vụ và kinh doanh của công ty thủy nông huyện, của trạm thủy nông thuộccông ty thủy nông liên huyện hoặc công ty thủy nông liên tỉnh.

5. Công ty thủynông liên huyện, liên tỉnh chịu sự chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiệncác nghị quyết của hội đồng quản lý hệ thống thủy nông.

6. Công ty thủynông liên tỉnh đối với các ty (sở) thủy lợi trong hệ thống thủy nông cần phải:

a) Trước khixin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành và trình Bộ duyệt, công ty thủynông và các ty (sở) thủy lợi phải bàn bạc thống nhất ý kiến về các vấn đề: quyhoạch, nhiệm vụ thiết kế hoàn chỉnh, bổ sung, nâng cao hệ thống thủy nông; kếhoạch tưới và tiêu nước và các kế hoạch khác của từng vụ sản xuất và hàng năm;dự án nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch, phân bổ về nhân lực, vật lực, kinh phí đónggóp của từng tỉnh vào việc tu bổ sửa chữa hoàn chỉnh công trình; về quy trình vậnhành và kế hoạch dùng nước của hệ thống, giải quyết những mâu thuẩn tranh chấpvề nước giữa các địa phương; về kế hoạch bảo vệ an toàn công trình nằm ở các địaphương, kế hoạch thu thủy lợi phí và tỷ lệ đóng góp, kế hoạch tuyển dụng, đào tạovà bồi dưỡng cán bộ, công nhân của công ty và đội thủy nông của hợp tác xã.

b) Trao đổithống nhất với ty (hoặc sở) để ty (sở) giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộcty (sở) đảm nhiệm những phần việc về quy hoạch, khảo sát và thiết kế, tổ chứcthi công những công trình và hạng mục công trình phân cấp cho địa phương đảmnhiệm thực hiện, để công ty thủy nông ký kết hợp đồng cụ thể với các đơn vị đó.Ty (sở) thủy lợi giám sát và đôn đốc kiểm tra đôi bên trong việc thực hiện cáchợp đồng đó.

c) Thông báotình hình thực hiện kế hoạch quản lý khai thác hệ thống thủy nông từng vụ sảnxuất và hàng năm và những vấn đế có liên quan khác, giúp cho công ty nắm chắctình hình báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh và đôn đốc chính quyền cấp huyện vàphòng thủy lợi đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ kế hoạch trên giao cho địaphương.

7. Công ty thủynông huyện đối với ty (sở) thủy lợi:

Công ty thủynông huyện là đơn vị kinh tế độc lập, trực thuộc sự quản lý toàn diện của Ủyban nhân dân huyện; đồng thời là những đơn vị tổ chức cơ sở của ngành dọc thủylợi từ huyện đến trung ương.

Do đó trong mọihoạt động của mình, công ty chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ và đôn đốc kiểmtra về kinh tế, kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý thủy nông của ty (sở) thủy lợi.

Công ty phảibáo cáo và thống nhất với ty (sở) về quy hoạch, kế hoạch khảo sát và thiết kế sửachữa hoàn chỉnh, bổ sung nâng cao hệ thống thủy nông, về quy trình vận hành hệthống thủy nông về kế hoạch tưới tiêu nước từng vụ sản xuất và hàng năm, kế hoạchyêu cầu cung cấp vốn, vật tư thiết bị, lao động …để ty (sở) chỉ đạo, hướngdẫn và tạo điều kiện giúp đỡ.

Công ty chịusự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch,quy trình, quy phạm kỹ thuật quản lý thủy nông của ty (sở) thủy lợi.

Công ty thủynông huyện phải thường xuyên báo cáo các mặt hoạt động của công ty về ty (sở)thủy lợi theo quy định.

VII. NHỮNG ĐIỂMLƯU Ý KHI THỰC HIỆN

1. Thông tưnày áp dụng cho việc tổ chức công ty quản lý thủy nông, trong những điều kiệnvà tình hình mới của sản xuất nông nghiệp, của quản lý về kinh tế xã hội chủnghĩa nói chung và quản lý khai thác hệ thống thủy nông nói riêng. Văn bản cónhiều điểm mới bổ sung và sửa đổi cụ thể, những điều quy định trước đây trái vớivăn bản này đều bãi bỏ, không có hiệu lực thi hành.

2. Đối với hệthống thủy nông đang xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và ty (sở)thủy lợi phải bố trí cán bộ kỹ thuật quản lý nằm trong biên chế ban kiến thiếtcông trình để theo dõi chất lượng thi công, nắm chắc được thực trạng công trìnhvà làm tốt công tác nghiệm thu.

Khi hệ thốngthủy nông đã đưa vào khai thác từng phần, phải thành lập ban chuẩn bị quản lý đểkết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và quản lý khai thác kịp thời phục vụ sản xuấtnông nghiệp.

Khi hệ thốngthủy nông đã xây dựng hoàn thành, cần bàn giao ngay để đưa toàn bộ hệ thống vàophục vụ sản xuất. Trên cơ sở ban chuẩn bị quản lý mà thành lập và hoàn chỉnh bộmáy quản lý thủy nông theo đúng thông tư này.

3. Để có căncứ tổ chức công ty thủy nông, Bộ ban hành kèm theo thông tư này bản Danh bạ hệthống thủy nông(1).

4. Đối với nhữngnơi chưa tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, những hệ thống thủy nông nhỏ trongmột xã, có thể tố chức ban quản lý do xã quản lý, chi phí quản lý (tu sửa côngtrình, thù lao cho trưởng, phó ban và công nhân…) do các hộ dùng nước đóng gópđài thọ.

5. Ủy bannhân dân và ty (sở) thủy lợi tỉnh, thành căn cứ vào thông tư này, và dựa vàotình hình đặc điểm cụ thể của hệ thống thủy nông mà xây dựng phương án tổ chứccông ty thủy nông ở địa phương. Trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định,phải báo cáo Bộ Thủy lợi tham gia ý kiến.

Xem thêm: Định Nghĩa Của Từ ” Tarmac Là Gì ? Định Nghĩa Của Từ Tarmac Trong Từ Điển Lạc Việt

Trong khi thựchiện có những vấn đề cụ thể mà thông tư này chưa đề cập hoặc cần sửa đổi chophù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì phải báo các Bộ quyết định mớiđược thi hành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *