Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Đang xem: Khảo sát thủy lợi là gì, thủy lợi (irrigation) là gì
Đây là ngành khoa học ứng dụng kiến thức của toán học, vật lý, hóa học… để tìm lời giải cho các bài toán kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp công trình nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; dự báo, cảnh báo, điều tra cho các dạng thiên tai: lũ lụt, hạn hán, lũ quét… Từ đó đưa ra các giải pháp công trình hay phi công trình để tận dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ nước đem lại như xây dụng các hồ chứa nước, các công trình thủy điện…; hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng do nước gây ra; xây dựng các công trình như đê, kè, đập…
ViệtNamlà quốc gia có bờ biển dài trên 3.600 km, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên quý báu của đất nước được thể hiện trên các lĩnh vực như: khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, quản lý lưu vực sông, bờ biển, xây dựng sửa chữa và cải tạo các hệ thống công trình thủy lợi một cách hiệu quả đang là thách thức hàng đầu của toàn ngành.
Đứng trước những thách thức lớn như vậy, ngành Thủy lợi hàng năm được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình mới, các công trình nghiên cứu khoa học, quản lý… Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão… Phần lớn trong số họ làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng, các công ty tư vấn, xây dựng thủy lợi, các công trình xây dựng nhà máy thủy điện, các nhà máy thủy điện, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các nhà máy chế tạo, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi v.v… Như vậy, cơ hội làm việc trong ngành thủy lợi rất phong phú.
– Kỹ sư Thủy văn và Tài nguyên nước:Am tường về những quy luật của nước như sự phân bố nước theo không gian và thời gian, giải pháp kỹ thuật quản lý và khai thác tài nguyên nước, cách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai từ nước. Họ làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học và cao đẳng, các công ty, tổng công ty tư vấn thủy lợi, thủy điện, giao thông, xây dựng… thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng…
– Kỹ sư cấp thoát nước:là những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống và công trình cấp thoát nước, am hiểu về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sống đô thị và nông thôn. Kỹ sư cấp thoát nước làm việc tại các công ty vệ sinh môi trường, công ty cấp thoát nước v.v…
– Kỹ sư Kỹ thuật bờ biển:giải quyết các vấn đề đa dạng bao gồm các quá trình vật lý, sinh học, hóa học biển; tư vấn, thiết kế, xây dựng; phát triển các hệ thống công nghệ phù hợp để giải quyết các bài toán trong kỹ thuật cũng như quản lý tài nguyên, môi trường biển.
Xem thêm: Dấu Hiệu Rụng Trứng Rụng Là Gì ? Hiện Tượng Rụng Trứng
– Kỹ sư Kỹ thuật cơ khí thủy lợi:Chuyên sâu vào những lĩnh vực thuộc cơ khí thủy lợi như máy xây dựng và máy thủy lực, thiết bị thủy lợi, thủy điện v.v… Họ làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế chế tạo máy xây dựng, máy thủy lực; quản lý, vận hành, khai thác, cung ứng thiết bị… trong các nhà máy sản xuất, trên các công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện…
-Kỹ sư Kỹ thuật hạ tầng và phát triển nông thôn:được đào tạo về kỹ thuật cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn (công trình dân dụng, thủy lợi và giao thông nông thôn, công trình điện dân dụng và công nghiệp). Họ thực hiện các công việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác các hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn.
– Kỹ sư Kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo:Có kiến thức, khả năng thiết kế, thi công, quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi, các công trình năng lượng tái tạo và các công trình dân dụng khác nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội. Họ làm việc tại các công ty tư vấn, xây dựng, các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình năng lượng tái tạo và các công trình dân dụng khác.
– Kỹ sư Kỹ thuật môi trường:chuyên sâu về các thành phần tài nguyên và môi trường (không khí, đất, nước, sinh vật), các biện pháp để đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường. Họ đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu thế biến đổi môi trường, đánh giá và quản lý chất lượng nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải, cảnh báo và dự báo rủi ro về môi trường do khai thác bất hợp lý các nguồn tài nguyên.
Xem thêm: Siro Điều Trị Mất Ngủ Và Các Triệu Chứng Dị Ứng Theralene Là Thuốc Gì
– Kỹ sư Kỹ thuật tài nguyên nước:nắm vững các vấn đề về nước và tài nguyên thiên nhiên, thực hiện các công việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả các hệ thống thủy lợi v.v…
– Kỹ sư kinh tế tài nguyên thiên nhiên:nắm vững những kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, có kỹ năng để áp dụng những nguyên tắc kinh tế và kinh doanh vào việc sử dụng, bảo tồn và nâng cấp tài nguyên thiên nhiên. Họ đảm nhận các vị trí quản lý, điều phối trong các cơ sở kinh doanh hoặc các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cho việc quản lý, phát triển tài nguyên thiên nhiên.
Ngành Thủy lợi là một lĩnh vực lớn, đa ngành từ khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý kinh tế… nên đòi hỏi người làm việc trong ngành cần có những phẩm chất và kỹ năng:
– Năng khiếu và thiên hướng trong các môn học tự nhiên: toán học, vật lý, hóa học, vẽ kỹ thuật…
Hiện nay, cơ sở đào tạo cơ bản, chuyên sâu và bao quát nhất là Trường Đại học Thủy lợi ViệtNam(có cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM). Ngoài ra, tại một số trường đại học khác cũng có một số ngành đào tạo nhưng không chuyên sâu: ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM v.v…