Từ đây, tấm gương về những người phụ nữ được địa phương trình lên nhà vua đề nghị khen thưởng đều phải nêu rõ “sự trạng”. Và cuộc đời họ là một câu chuyện để lại cho hậu thế nhiều thương cảm. Đó là những người phụ nữ nguyện hi sinh tuổi thanh xuân của mình, một lòng thờ chồng. Trong số họ, có người chọn cái chết để giữ trọn phẩm hạnh, có người ở vậy nuôi nấng cháu chồng, có người bỏ về nhà mẹ đẻ tránh xa cám dỗ song vẫn đi lại, vẹn toàn hương khói cho nhà chồng…Đặt vào hoàn cảnh xã hội lúc đó mới thấy thân phận đáng thương của người phụ nữ bị ràng buộc bởi những giáo lí khắt khe.

Đang xem: Thủ tiết là gì, nghĩa của từ thủ tiết trong tiếng việt thủ tiết thờ chồng

Trong một gia đình của tỉnh Hưng Hóa “…Trần Thị Ốc tuổi xanh, không có con, thủ goá thờ chồng. Hiện nay tuổi đã năm mươi sáu, chỉ theo một chồng, rất đáng khen thưởng. Lê Thị Huyên quá hai mươi tuổi, chồng mất, có con, theo lệ thưởng xét chỉ là thứ hạng. Nhưng người con này lại mất tiếp, Thị ở một mình cùng người con dâu là Thị Ốc, cùng thủ tiết”<4>

Người phụ nữ ở xã Yên Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình tên là Đinh Thị Phức: “Vào năm mười sáu tuổi lấy chồng người xã đó, sinh được một con trai nhưng ngay sau đó chồng bà ta bị bệnh mất khi bà mới mười chín tuổi. Bởi có nhan sắc nên sau đó nhiều người đến hỏi làm vợ nhưng bà ta không chịu cải giá. Đến nay bà ta đã năm mươi sáu tuổi. Tỉnh thần đó cho cứu xét thấy đúng sự thực làm đủ tờ tâu đợi chỉ để ban thưởng”

Tỉnh Thanh Hóa có người phụ nữ tên là Lê Thị Đoan, ở thôn Bùi, xã Lương Xá, tổng Thủ Hộ: “Năm hai mươi lăm tuổi chồng chết, không có con trai, thề bạc đầu thủ tiết nuôi dưỡng cháu chồng mới hai tuổi mất mẹ, tên là Nguyễn Sĩ Độ, coi như con và khi trưởng thành theo khoa nghiệp, nay thi trúng hai khoa tú tài.”

Tiết phụ Trần Thị Cẩn ở tỉnh Hải Yên: “Tuổi mười sáu, sinh được một con trai, mới lên hai tuổi thì người chồng tên là Trần Huy Lưu chết. Thị không chịu lấy chồng khác mà ôm con về quê cha mẹ, thủ tiết nuôi con. Thần bộ vâng xét Trần Thị Cẩn tuổi trẻ chồng mất mà thủ tiết, bị cường hào ép lấy, thị không chịu, trở về nhà mẹ đẻ để tránh nhưng các kỳ giỗ lạp hàng năm của chồng, cậu, cô vẫn thường đi lại thờ cúng. Viên Đốc thần ấy đã xét lại quả là xác thực. Thị ấy nên chăng chiểu theo loại tiết phụ hạng thứ để ban thưởng mười lạng bạc…”

Chủ trương của vua Tự Đức biểu dương những tấm gương tiết liệt là để vun đắp phong hóa. Phần thưởng dành cho các tiết phụ ngoài lụa, bạc thì “biển ngạch” được coi là phần thưởng cao quí nhất. Bởi đó là cái để lưu danh muôn đời.

Ở tỉnh Hải Yên: “Nguyễn Thị Tú hai mươi mốt tuổi, chồng chết, không có con cái mà đã thề không đi bước nữa. Có sự trạng rõ ràng, nhảy xuống bến sông Bình Giang tự vẫn được người trong thôn cứu sống, có đủ hàng xóm họ tộc chứng nhận, nghĩ nên sửa theo hạng ưu, theo lệ thưởng cho hai mươi lạng bạc, hai tấm lụa Nam Sa, một tấm biển ngạch”

Tiết phụ Nguyễn Thị Hai ở tỉnh Hà Nội: “quyên sinh giữ tiết hạnh…truyền giao thưởng cho một tấm biển, ngoài ra đã biết. Châu phê: Treo biển ở nơi thị ấy tuẫn tiết và cấp hai trăm quan tiền để tu sửa cho đẹp đẽ”

Không chỉ bản thân những người phụ nữ “tiết liệt” được khen thưởng mà người thân của họ cũng được ân xá khi mắc tội. Đó là trường hợp ở An Giang “…Tòng phạm Hoàng Văn Hổ theo luật phải xử phát lưu nhưng nghĩ mẹ tên ấy thủ tiết đã hơn ba mươi năm mà tên ấy là con trai độc nhất nên gia ân truyền phạt đánh gậy, lệnh cho lí dịch địa phương đó nhận về để y phụng dưỡng mẹ già, đợi khi việc phụng dưỡng xong, chiểu lệ giải quyết”

Lệ định khen thưởng này vẫn tiếp tục được duy trì ở các triều đại sau như: Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại.

Xem thêm: Usmle Là Gì ? Nội Dung Kỳ Thi Usmle

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Thạc Sĩ Là Gì ? Thạc Sỹ (Master&#039S Degree) Là Gì

Ngày 25 tháng 3 năm Thành Thái thứ 10 (1898) Bộ Lễ xét thưởng hạng bình cho tiết phụ Nguyễn Thị Vân ở tỉnh Ninh Bình: “Thị Vân nguyên lấy người xã Tiên Tiến, tổng Diên Mậu, sinh được một con trai. Tuổi ngoài hai mươi, chồng chết sớm, từ đó thủ tiết nuôi con đậu Cử nhân, đến nay đã ngoài sáu mươi tuổi, không có lòng dạ nào khác. Tỉnh đó đã xét là thực. Quan quý Thống sứ đại thần và quý đại thần vì vậy xem xét cũng là không để mất đi điều tốt đẹp của con người. Vì vậy Thị Vân xin tuân theo phê chuẩn năm ngoái, do tỉnh chế biển ngạch cấp phát, để khuyến khích…”<5>

Triều Duy Tân, có một lão phụ ở tỉnh Vĩnh Yên, mất chồng từ năm hai mươi ba tuổi: “…xã Bạch Hạc có lão phụ Đặng Thị Vị, năm nay chín mươi chín tuổi. Năm mười tám tuổi kết hôn với người cùng xã Nguyễn Trọng Kiên. Đến năm hai mươi ba tuổi sinh được một người con trai, vừa được mấy tháng thì chồng chết, ở goá vậy đến bạc đầu, nuôi con giữ nếp nhà trong sạch, không một điều tiếng gì. Vậy xin chuyển bẩm may được ban thưởng. Bộ thần xét lệ qui định, nay xét Đặng Thị Vị trẻ tuổi chồng mất mà đã thủ tiết đến bạc đầu, nên tỉnh đó đã xét việc thực để tư xin, vậy nên chiếu theo hạng thứ, ban cho một tấm biển, nhưng cho phép tự xuất của nhà chế tạo theo như mẫu để treo”<6>

Năm Khải Định thứ 2 (1917) có mười chín tiết phụ được ban thưởng biển ngạch: “Bộ Lễ tâu: Phụng xét ân chiếu lễ Tấn tôn năm ngoái có một khoản: Các nghĩa phu, tiết phụ do các quan địa phương xem xét rồi tư cho bộ thần xem xét. Lần lượt các phủ, tỉnh đem các tiết phụ thuộc hạt có tất cả mười chín thị, đều ít tuổi, chồng chết, bạc đầu thủ tiết, xét là đúng sự thực, xin theo lệ ban cho mỗi tiết phụ một tấm biển…”<7>

Năm Bảo Đại thứ 5 (1930) lập tinh biểu cho một tiết phụ ở tỉnh Thanh Hóa: “…Lê Thị Kiện ở xã Cổ Định, tổng Cổ Định thắt cổ chết, do thương chồng đã chết mà thủ tiết quyên sinh, xin lập án bất hạnh. Tỉnh ấy nghĩ y theo. Duy Thị Kiện quyên sinh như vậy, xét do trước sau chung tình rất nên khen thưởng. Xin do thiểm bộ thẩm định. Xét nên khen thưởng. Thiểm bộ khảo xét Hội điển năm Thiệu Trị thứ ba có chuẩn y một khoản: Chồng chết mới trong thời gian để tang, đợi chôn cất xong, tự thắt cổ chết theo, tiết tháo như vậy đáng lập một biển tinh biểu. Nay khoản thị Kiện thủ tiết quyên sinh cũng giống như việc trên. Xin nên cho làm bảng để khuyến khích việc như vậy, trình quan Phụ chính”<8>

Ngược dòng lịch sử mới thấy nhiều điều còn trăn trở về thân phận của những người phụ nữ xưa. Những mảnh đời éo le ấy khiến chúng ta vừa thương cảm, vừa nể phục. Không cổ súy cho sự lựa chọn của họ, chỉ nhìn vào sự tôn thờ phẩm giá, khí tiết mới thấy họ đáng được đề cao trong bất kỳ thời đại nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *