Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tinh xá, chung quanh Tinh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tinh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.
Đang xem: Thiền viện là gì tiên cảnh, phận biệt chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am
ảnh minh hoạ
Khi Phật giáo truyền qua các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Campuchia, Lào…nơi thờ tự và tu tập được gọi là chùa. Những đại già lam chuyên tu thiền gọi là Thiền viện. Riêng hệ phái Khất sĩ, vẫn giữ hình thức tu tập và hành trì khất thực, lối kiến trúc chỗ thờ Phật hình bát giác, các am thất chung quanh dùng để chư Tăng an trú, ngôi Tam bảo đó vẫn được gọi tên hồi thời Phật còn tại thế là Tịnh xá.
Ngày nay không thể kiến trúc mây tre lá như xưa khi mà vật liệu nặng đang thông dụng, dễ tìm và rẽ hơn vật liệu thiên nhiên. Dân đông, đất hẹp, không thể mỗi vị một am cốc riêng như thuở xưa, do vậy, Tăng phòng, Tăng xá cho tập thể Tăng chúng cũng được kết cấu từng dãy bao quanh nơi thờ Phật. |
Để phân biệt được chùa, Tự Viện, Thiền Viện, Tịnh Xá Am, tôi xin được ghi lại vài điều sau:
– Chùa: như chúng ta thường thấy và gọi nôm na những nơi thờ tự, tu hành của Phật giáo là chùa, chùa Giác Lâm, chùa Viên Giác, chùa Pháp Hoa, chùa Thiếu Lâm… Nếu gọi theo từ Hán – Việt là Giác Lâm tự, Viên Giác tự, Pháp Hoa tự, hay Thiếu Lâm tự… Từ điển Phật học giải thích, chùa là nơi thờ Phật phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam… Cũng có từ điển Phật học cho là chùa có thể do tiếng Phạn (Sankrit là Stùpa, hay tiếng Pàli là Thùpa) mà ra. Stùpa hay Thùpa có nghĩa là Tháp. Tại Ấn Độ Tháp là nơi cấtt giữ Xá lị (Xá lợi) Phật, cũng còn là nơi chôn cất hay cất giữ tro, cốt các vị Đại sư.
– Tự ( 寺 ): chùa thờ Phật, cũng là nơi tăng tu hành, chữ Hán Việt gọi là tự, tên gọi có từ thời Hán, cũng có nghĩa là nhà ở của quan.
– Già Lam ( 伽藍 ): tiếng Hán Việt, phiên âm chữ Phạn (S-P) Sanghàràma, có nghĩa là nơi thờ Phật, nơi tăng ở.
– Tu viện: là những nơi chuyên tu tập của tăng, ni, thường là những ngôi chùa lớn, nơi có thể chứa được nhiều tăng ni đến tu tập.
– Thiền viện: cũng thường là những ngôi chùa lớn, chuyên tu theo thiền định. Ở Đà Lạt có Thiền viện Trúc Lâm là một Thiền viện lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập năm 1994 (xây dựng từ năm 1993). Nơi đây cũng là một thắng cảnh của Đà Lạt thu hút nhiều du khách tham quan.
– Tổ đình: là những chùa Tổ, nơi bắt đầu của một pháp phái do một vị Tổ sư khai sáng. Ở Saigon có Tổ đình Giác Lâm, là Tổ đình của phái thiền Lâm Tế…
Xem thêm: Thắc Mắc Về Đèn Projector Là Gì ? Mọi Thông Tin Chi Tiết Về Đèn Projector
– Tùng lâm (Tùng lâm): Tiếng Phạn (S-P) là Vihàra, là nơi thờ Phật, chùa nói chung, nơi có tăng ni ở. Như tự, già lam…
– Tịnh xá: ở Việt Nam, các chùa của hệ phái Khất sĩ đều có tên là Tịnh xá,
Về miền Tây, vùng Sóc Trăng, Trà Vinh… nơi có nhiều người Việt gốc Khmer, có nhiều ngôi chùa Khmer. Vào một ngôi chùa Khmer nơi chánh điện chỉ thấy thờ có một tượng Phật Thích Ca, không có nhiều tượng như đa số chùa của người Việt. Do chùa Khmer theo phái Théravada, quen gọi là Phật giáo Tiểu thừa, hay Phật giáo nguyên thủy. Phái Tiểu thừa chỉ thờ một hình tượng là Phật Thích Ca, khác với phái Đại thừa thờ Phật dưới nhiều hình tướng khác nhau như Phật Thích Ca, Phât A Di Đà, Phật Dược Sư, Quán Thế Âm, Di Lặc… Phật giáo Tiểu thừa phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Cambodia, Thailand, Myanmar… Trong khi Phật giáo Đại thừa phổ biến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Hàn Quốc…
– Am: hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.
Tóm lại
Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)
– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.
– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).
– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tùng Lâm.
Xem thêm: Bạn Là 1 Doer Hay 1 Thinker Là Gì ? (Từ Điển Anh Bạn Là 1 Doer Hay 1 Thinker
Chúng ta đặc biệt cần lưu ý hiện nay tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Có khi Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu)… Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn.