“Vì thế, cùng với các thiên thần và tổng lãnh thiên thần, các Bệ thần và Quản thần, cùng toàn thể đạo binh thiên quốc, chúng con không ngừng hát bài ca chúc tụng vinh quang Chúa rằng…”

Câu kinh tiền tụng nêu trên là một trong số nhiều lời kinh nhắc đến các thiên thần mà chúng ta thường nghe mỗi khi tham dự Thánh Lễ. Mặc dù vậy, ý niệm và hiểu biết về thiên thần của phần đông tín hữu chúng ta vẫn chưa thực sự rõ ràng. Thiên thần có thật không, họ là ai, hình dáng ra sao, có những cấp bậc nào?

Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi này dựa vào nguồn Kinh Thánh và Giáo lý Công Giáo.

Đang xem: Phẩm trật thiên thần là gì, thiên thần và phẩm trật thiên thần trong ki

*
*

Thiên thần có thật không?

Hội Thánh khẳng định:

Sự hiện hữu của các hữu thể thiêng liêng, không có thể xác, mà Thánh Kinh quen gọi là các thiên thần, là một chân lý đức tin. Thánh Kinh và Thánh Truyền đều nhất trí như thế. (GlCG số 328)

Thiên thần là ai? Họ có sứ mệnh gì?

Các thiên thần cũng là những thụ tạo của Thiên Chúa nhưng khác biệt và hoàn hảo hơn chúng ta ở chỗ họ là các thụ tạo thuần linh, có trí năng, ý chí; là những thụ tạo có ngôi vị và bất tử, còn con người là thụ tạo hữu hình. (Giáo lý số 330)

Giống như các loài thụ tạo khác, các thiên thần được Thiên Chúa tạo ra để ca tụng và tôn vinh Người. Ngay lúc sáng tạo và suốt dòng lịch sử cứu độ, các thiên thần có mặt để loan báo về ơn cứu độ và phục vụ cho việc thực hiện ý định đó. (Giáo lý số 332)

Ngoài ra, các thiên thần còn âm thầm trợ giúp đời sống Giáo Hội và mỗi tín hữu đều có một thiên thần hộ thủ để bảo trợ, hướng dẫn họ đến sự sống đời đời. (Giáo lý số 334, 336)

Phẩm trật thiên thần trong Ki-tô Giáo

Qua các trình thuật và mô tả trong Thánh Kinh, ta thấy không phải mọi thiên thần đều giống nhau mà trái lại, họ có những cấp bậc với sứ mệnh riêng. Có những vị được nêu tên cụ thể như Gáp-ri-en, Mi-ca-en và có những vị tuy không được nêu tên nhưng lại được mô tả qua hình dáng như các Xê-ra-phim hay Kê-ru-bim,…

Từ thời trung cổ, các cấp bậc thiên thần đã được nêu ra trong nhiều tài liệu, tác phẩm thần học của các vị thánh Công Giáo như:

Tông hiến thời các Giáo Phụ (thế kỷ IV).Sách Apologia Prophet David của Thánh Ambrôsiô (thế kỷ IV).Sách Bài Giảng của Thánh Giáo Hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả (thế kỷ VI).Sách Từ Nguyên của Thánh I-si-đô-rô (thế kỷ VII).Sách De Fide Orthodoxa của Thánh Gio-an thành Đa-mát (thế kỷ VIII).Sách Scivias của Thánh nữ Hildegard của Bingen (thế kỷ XII).Sách Summa Theologica của Thánh Tô-ma A-qui-nô (thế kỷ XIII).

Qua các tài liệu này, ta có thể thấy quan điểm chung nhất của các thánh đó là: Các thiên thần được chia ra 3 cấp, mỗi cấp gồm 3 đẳng. Từ đó có 9 đẳng hay 9 phẩm trật thiên thần. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra 9 phẩm trật này theo ngôi vị từ cao xuống thấp, có kèm theo trích dẫn Thánh Kinh cụ thể.

I. Những thiên thần hầu cận xung quanh Thiên Chúa

1. Xê-ra-phim (Thần sốt mến)

Từ Xê-ra-phim có thể dịch là những người đang rực cháy. Trong tiếng Do-thái, từ này đồng nghĩa với con rắn. Các Xê-ra-phim là các thiên thần cấp cao nhất. Họ có nhiệm vụ đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa và không ngừng ca tụng, tôn vinh người. Họ được mô tả rất chi tiết trong Sách Ngôn Sứ I-sai-a:

Phía bên trên Người, có các thần Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! ĐỨC CHÚA các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Is 6,2-3)

2. Kê-ru-bim (Thần hộ giá)

Các Kê-ru-bim được nhắc đến rất nhiều trong Cựu Ước: St 3,24 · Xh 25,17-22 · 2 Sb 3,7-14 · Ed 10,12-14;28,14-16 · 1 V 6,23-28. Họ là những thiên thần bảo vệ ngai Thiên Chúa và cũng có nhiệm vụ canh giữ đường đến cây Trường Sinh trong Vườn Địa Đàng. Về hình dáng, mỗi Kê-ru-bim có bốn cánh và bốn khuôn mặt: một người đàn ông, một con bò, một con sư tử và một con đại bàng.

Trước khi nói về các phẩm trật thiên thần tiếp theo, chúng tôi xin lưu ý 2 điểm sau đây:

Bản dịch Kinh Thánh Tân Ước Tiếng Việt

Trong một số đoạn nhắc đến các phẩm trật này, bản Kinh Thánh của chúng ta không dịch chi tiết ra từng cấp bậc mà dùng các từ để gọi chung các nhóm thiên thần. Đối chiếu với Kinh Thánh Tân Ước Công Giáo Tiếng Anh, ví dụ bản The New American Bible, ta thấy có một số điểm khác biệt sau:

– Tiếng Việt: vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. (Cl 1,16)

– Tiếng Anh: For in him were created all things in heaven and on earth, the visible and the invisible, whether thrones or dominions or principalities or powers; all things were created through him and for him.

– Tiếng Việt: Như vậy, Người đã tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. (Ep 1,21)

– Tiếng Anh: far above every principality, authority, power, and dominion, and every name that is named not only in this age but also in the one to come.

Như vậy, dịch từ phiên bản Tiếng Anh, chúng ta có một số phẩm trật thiên thần tiếp theo như sau:

Thrones: Bệ thần.Dominions: Quản thần.Powers: Dũng thần.Authorities: Quyền thần.Principalities: Lãnh thần.

Những thiên thần chống lại Thiên Chúa

Trong một số trích đoạn từ các thư của Thánh Phao-lô, ta lại thấy các thiên thần kể trên được nêu ra như những thế lực chống lại Thiên Chúa và con người. Ví dụ:

Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê: Người đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người. Đề phòng lối sống khắc khổ theo thuyết “các quyền lực vũ trụ”. (Cl 2,15)

Ở đây, dựa theo các sách chú giải Kinh Thánh Công Giáo, chúng ta hiểu rằng điều Thánh Phao-lô muốn nhấn mạnh là vào thời sau hết, Thiên Chúa sẽ chiến thắng và dứt khoát tiêu diệt mọi thế lực thù địch chống lại người. Quyền lực của Người sẽ trên hết mọi loài thụ tạo và quyền lực trong vũ trụ.

Ngoài ra, các thiên thần này nên hiểu là các thiên thần sa ngã, họ vốn được Thiên Chúa trao ban quyền năng và vinh quang nhưng lại dùng những điều đó để chống lại Người. Giáo lý Công Giáo cũng khẳng định ma quỷ chính là các thiên thần sa ngã (GlCG số 391).

Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt Vpssim Là Gì ? Hướng Dẫn Cài Đặt Vpssim Vpssim Là Gì

3. Bệ thần (Thrones)

Các Bệ thần được nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê (Cl 1,16) như đã nêu trên. Họ cũng được xác định là các “sinh vật hình bánh xe” trong Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en (Ed 1,15-21) và 24 vị Kỳ Mục trong Sách Khải Huyền (Kh 11,16).

Các nhà thần học cho rằng các Bệ thần có nhiệm vụ lắng nghe ý muốn của Thiên Chúa và chuyển cầu cho con người.

Về hình dáng, Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en mô tả họ có hình dạng bánh xe lấp lánh như mã não, xung quanh vành bánh xe thì đầy những mắt. Họ gắn bó mật thiết với các Kê-ru-bim (Thần hộ giá).

II. Những thiên thần cai quản vũ trụ và loài người theo ý Thiên Chúa.

4. Quản thần (Dominions)

Quản thần là những thiên thần điều phối hoạt động và ban bố lệnh của Thiên Chúa cho các thiên thần cấp dưới.

5. Dũng thần (Powers)

Dũng thần có nhiệm vụ giám sát chuyển động của các thiên thể trong vụ trụ và điều hòa của các mùa trong năm. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm về các phép lạ, ban sự can đảm và sức mạnh cho con người.

6. Quyền thần (Authorities)

Quyền thần là những thiên thần chống lại các thế lực thù địch với Thiên Chúa, những linh hồn xấu xa, những kẻ cố gắng gây hỗn loạn trong thế giới loài người.

III. Các thiên thần hướng dẫn, bảo vệ con người và là sứ giả của Thiên Chúa

7. Lãnh thần (Principalities)

Lãnh thần có nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn và giám sát quyền lực của các quốc gia, dân tộc, lãnh thổ,… Họ cộng tác mật thiết với các Quyền thần. Các nhà thần học còn cho rằng Lãnh thần truyền cảm hứng cho con người trong nghệ thuật và khoa học cũng như trong cầu nguyện và phát triển tâm linh.

8. Tổng lãnh thiên thần

Danh vị Tổng lãnh thiên thần được nhắc đến trong Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca (1 Tx 4,16) và Thư của Thánh Giu-đa (Gđ 1,9). Có ba Tổng lãnh thiên thần được Thánh Kinh nhắc đến là Gáp-ri-en, Mi-ca-en và Ra-pha-en. Ngoài ra, Trong Sách Tô-bi-a (Tb 12,15), Tổng lãnh thiên thần Ra-pha-en còn nói với Tô-bi-a rằng ngài là “một trong bảy thiên sứ luôn hầu cận và vào chầu trước nhan vinh hiển của Ðức Chúa.”

Nhiệm vụ của Tổng lãnh thiên thần là bảo vệ và loan báo những điều lớn lao của Thiên Chúa cho con người.

9. Thiên thần

Thiên thần cấp độ thấp nhất và tên gọi cũng thường được dùng chung cho mọi phẩm trật thiên thần. Nguyên nghĩa theo tiếng Hy-lạp, từ angelos mang ý nghĩa là sứ giả, người đưa tin, nó dùng để mô tả công việc hơn chỉ một chức vị.

Các thiên thần giúp chuyển lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và loan báo thông điệp của Ngài đến chúng ta. Các thiên thần hộ thủ hay thiên thần bản mệnh của mỗi tín hữu được cho là đến từ nhóm thiên thần này.

Xem thêm: Khái Niệm Chất Liệu Mdf Là Gì ? Có Bền Không? Bảng Giá Gỗ Mdf Các Loại 2020

Về hình dáng, các thiên thần và Tổng lãnh thiên thần được Kinh Thánh miêu tả như một người đàn ông (Đn 8,15), mặc áo trắng (Cv 1,10), tỏa ra ánh sáng chói rực (Cv 12,7). Trong Kh 14,6 ta thấy thiên thần còn có thể bay. Không có trích đoạn nào trong Kinh Thánh mô tả rằng các thiên thần có cánh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *