*

Sản phẩmTheo ứng dụngKeoVật liệu dẫn & tản nhiệtHệ thống bơm keoTheo thị trườngTheo nhà sản xuất3MGiải pháp
Home > Giải pháp > Vật liệu > Vật liệu tản nhiệt > MIẾNG TẢN NHIỆT (THERMAL PAD) – MỘT TRONG NHỮNG VẬT LIỆU TẢN NHIỆT ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU TRONG VÔ SỐ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT

MIẾNG TẢN NHIỆT (THERMAL PAD) – MỘT TRONG NHỮNG VẬT LIỆU TẢN NHIỆT ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU TRONG VÔ SỐ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT

Miếng tản nhiệt là gì?

Miếng tản nhiệt (hay còn được gọi là miếng dẫn nhiệt) là loại vật liệu được định dạng từ trước, vật liệu rắn, vuông cạnh, hình chữ nhật hoặc vuông với nhiều kích thước (thường có gốc là silicone). Miếng tản nhiệt thường được sử dụng trên bề mặt các bồn tản nhiệt heatsink để thực hiện chức năng dẫn nhiệt đối lưu từ các linh kiện điện tử sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động như CPU đến các bồn tản nhiệt heatsink này.

Đang xem: Miếng dán tản nhiệt arctic thermal pad là gì, miếng dán tản nhiệt arctic thermal pad

Bên cạnh đó, miếng tản nhiệt nói riêng và các vật liệu tản nhiệt nói chung còn được sử dụng giúp làm đầy vào khoảng trống chứa không khí giữa hai bề mặt không bằng phẳng, tăng khả năng dẫn nhiệt (bởi không khí dẫn nhiệt kém và đây là một trong những nguyên do chính khiến các linh kiện, thiết bị điện tử nóng lên nhanh chóng trong quá trình hoạt động).

Phân loại miếng tản nhiệt

Dựa trên gốc của vật liệu tản nhiệt:

+ Miếng tản nhiệt bằng Silicone

Silicone là chất hóa học được sử dụng nhiều nhất để tạo nên các vật liệu tản nhiệt, bởi khả năng giãn nở linh hoạt, chống chịu tốt với biến động nhiệt độ và bộ bền của nó.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Vic Là Gì ? Nghĩa Của Từ Vic Trong Tiếng Việt

+ Miếng tản nhiệt không chứa Silicone (Thường được làm từ acrylic)

Loại vật liệu này giúp khắc phục được yếu điểm lớn nhất của vật liệu tản nhiệt bằng silicone đó là hiện tượng gỉ dầu trên bề mặt gia công ở nhiệt độ phòng, vì vậy thường được sử dụng trong các ứng dụng cao cấp hơn như trong các thiết bị y tế (thiết bị đo quang học hoặc hệ thống đèn LEDs). Miếng tản nhiệt không silicone cũng được sử dụng trong các mạch điện tử để không để lại chất bẩn sau khi gia công, trên các linh kiện điện tử như IC, CPU, MOS, LED, M/B, P/S, bồn tản nhiệt Heatsink, màn hình LCD-TV, notebook PC, PC, thiết bị viễn thông, thiết bị không dây, đầu DVD, …

Dựa trên cấu trúc của vật liệu

+ Miếng tản nhiệt có lớp keo

+ Miếng tản nhiệt không lớp keo

Ưu điểm của miếng tản nhiệt so với kem tản nhiệt

So với kem tản nhiệt, ưu điểm lớn nhất của miếng tản nhiệt đó là khả năng dễ dàng sử dụng và thay thế của nó, bởi miếng tản nhiệt đã được định hình và cắt theo các kích thước phù hợp với nhu cầu của ứng dụng. Chính vì vậy, người sử dụng cũng không phải lo lắng về việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít vật liệu như khi sử dụng kem tản nhiệt, gây tốn kém chi phí nguyên vật liệu hoặc không đạt được hiệu năng muốn có. Bên cạnh đó, việc sử dụng miếng tản nhiệt cũng giúp thu gọn đi một số bước trong quá trính sử dụng như làm sạch bề mặt cũ trên các bồn tản nhiệt mỗi khi cần thay thế.

Thêm vào đó, miếng tản nhiệt còn là loại vật liệu chuyển pha đã đươc định hình trước, tức là nó có khả năng thay đổi các tính chất vật lý của mình tùy vào điều kiện thích hợp. Các miếng tản nhiệt sẽ ở thể rắn, ổn định ở nhiệt độ phòng, được cắt thành các kích thước vừa vặn với bề mặt linh kiện điện tử, dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, sau đó, miếng tản nhiệt sẽ mềm dần khi nhiệt độ tăng cao để thích nghi với sự thay đổi của bề mặt linh kiện và bồn tản nhiệt heatsink nều có lỗ hổng chứa không khí xuất hiện – gây cản trở quá trình tản nhiệt.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Vía Là Gì ? Từ Đâu Mà Có Trộm Vía? Cách Hoá Giải

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, khả năng dẫn nhiệt của miếng tản nhiệt được cắt sẵn sẽ không tốt bằng kem tản nhiệt. Tùy vào từng trường hợp mà người sử dụng cần đưa ra quyết định về vật liệu tản nhiệt tùy vào các ưu và nhược điểm của nó.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn qua đường dây nóng: (+84) 984 695 398

Xem các vật liệu tản nhiệt khác:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *