Thái tử (chữ Hán: 太子), gọi đầy đủ là Hoàng thái tử (皇太子) hay Vương thái tử (王太子), là danh vị dành cho Trữ quân kế thừa của Hoàng đế hoặc đôi khi là một Quốc vương. Vào thời kì Tiên Tần, Thái tử cũng dùng để gọi người kế vị của các chư hầu.
Đang xem: Là gì? nghĩa của từ thế tử là gì, nghĩa của từ thế tử trong tiếng việt
Trong hầu hết trường hợp trên thế giới, người được chọn kế vị đều là nam giới, thường là con trai trưởng của đương kim Hoàng đế. Đối với các chư hầu hay các vương quốc, những quốc gia mà người cai trị chỉ xưng Vương, nhận làm chư hầu cho một đế quốc, cũng có lệ đặt người nối ngôi như vậy nhưng gọi là Vương thế tử.
Contents
Trung Quốc
Vì là người sẽ kế vị, khác biệt với các Hoàng tử được mở phủ riêng ngoài hoàng cung, nơi ở của Hoàng thái tử được đặt ở phía Đông của hoàng cung trong kinh thành, nên thường được gọi là Đông cung (東宮), hoặc nguyên một cụm hay được dùng là <Đông cung Hoàng thái tử>. Do là cung điện của Trữ quân, nên đôi khi Đông Cung cũng có thể gọi là Trữ cung (儲宮).
Ở thuyết ngũ hành, hướng Đông thuộc hệ Mộc, màu “Thanh”, xét Tứ quý thì thuộc mùa xuân, nên ngôi vị Thái tử đôi khi cũng được gọi một cách né tránh là Thanh cung (青宮) hay Xuân cung (春宮). Dần về sau, cách gọi Đông cung, Trữ cung, Thanh cung hoặc Xuân cung đa phần chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như Tiềm để, ám chỉ nơi ở cao quý của Hoàng đế. Địa vị của Thái tử thời xưa có thể tạo thành một chính thể quyền lực tương tự với Hoàng đế, do trong Đông cung cũng có các chức quan hầu việc tương tự hệ thống quan viên ở triều đình và đã được thu nhỏ lại. Các quan viên chủ yếu nhận nhiệm vụ về giáo dục Thái tử, nên thực tế không có quyền hạn đáng kể, nhưng nếu Thái tử kế vị, những quan viên này sẽ là những người hàng đầu được bổ nhiệm các vị trí trọng yếu. Ngoài ra, trong Đông Cung cũng có các hoạn quan, nữ quan,… theo mô hình thu nhỏ của hoàng cung mà bố trí, phục vụ sinh hoạt của Thái tử và gia quyến. Vì là người sẽ kế vị nên mũ áo, lễ nghi của Thái tử cũng khác biệt với các Hoàng tử khác, và thường là có chế độ một cách giản lược của vua.
Chính thất của Thái tử được gọi là Thái tử phi, là người đảm đương vị trí Hoàng hậu trong tương lai, do đó địa vị của Thái tử phi cùng với Thái tử là khá lớn trong gia đình hoàng thất. Ngoài ra, Thái tử cũng có một hậu cung thu nhỏ với các cấp bậc dành cho thiếp thất khác, tùy vào từng triều đại và quốc gia.
Nhật Bản
Trong lịch sử Nhật Bản cũng thiết lập Thái tử, do các vị vua Nhật Bản tự xưng Thiên hoàng, ngang hàng với Hoàng đế.
Địa vị của các Thái tử tại Nhật Bản cũng rất cao quý, do là người sẽ trở thành Thiên hoàng trong tương lai. Nơi ở của Thái tử được gọi là Đông Cung ngự sở (東宮御所; とうぐうごしょTōgū Gosho), hay cũng gọi là Xuân Cung (はるのみや; Haru no Miya) do ảnh thưởng của thuyết Ngũ hành tương tự Trung Quốc.
Do tình hình biến động của lịch sử, thực tế trong các thời đại trước Thời Minh Trị thì pháp độ thừa kế của Đông Cung rất không rõ ràng, chỉ cần có thế lực đưa lên thì bất cứ Hoàng tử nào cũng có thể trở thành Thiên hoàng. Sau Duy Tân Minh Trị, trật tự hoàng thất Nhật Bản ổn định, quy định về quyền thừa kế xác định chỉ dành cho Đích trưởng tử của Thiên hoàng, là đứa con trai lớn chính thống nhất.
Do đặc thù trong cách đặt tên, cách gọi Thái tử ở Nhật Bản không tương đồng lắm với Trung Quốc và Việt Nam. Theo thông lệ, bất kỳ Hoàng tử Nhật Bản nào cũng sẽ có tên kiểu “Mỗ mỗ Thân vương” khi trưởng thành, dù có là Hoàng thái tử thì cũng chỉ thêm chữ Hoàng thái tử trước phong hiệu mà thôi. Như Thiên hoàng Naruhito trong thời gian còn là Trữ quân của cha ông, Thiên hoàng Akihito, ông được gọi theo Kanji là Hoàng thái tử Đức Nhân Thân vương (皇太子徳仁親王), còn Thái tử phi là Hoàng thái tử Đức Nhân Thân vương phi (皇太子徳仁親王妃).
Việt Nam
Thời nhà Đinh, Hoàng thái tử lần đầu được lập là khi Đinh Tiên Hoàng lập con trai thứ là Đinh Hạng Lang. So với Trung Quốc, vị trí của các Thái tử vẫn tối cao như vậy, đặc biệt là thời nhà Trần có quy chế nghiêm cẩn, Lê Phụ Trần từng giữ chức “Trữ Cung giáo thụ”, có trách nhiệm dạy dỗ cho Trần Nhân Tông khi ông còn là Thái tử. Có thể thấy, Hoàng thái tử ở Việt Nam cũng như vậy rất được coi trọng.
Văn hóa đại chúng Việt Nam hiện đại có lưu truyền một thuyết gọi là “Tứ bất lập” của nhà Nguyễn, bao gồm: Không lập Hoàng hậu, không lập Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên và không lập Thái tử. Tuy nhiên, đây là thuyết vô căn cứ vì thực tế, nhà Nguyễn có quy định rất rõ về việc lập Thái tử. Dẫn chứng rất cụ thể đó là:
Năm 1815, Gia Long quyết định lập Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng thái tử với tư cách là con của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.Năm 1922, Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được Khải Định sắc lập làm Hoàng thái tử.Năm 1939, Hoàng đích trưởng tử Nguyễn Phúc Bảo Long được lập làm Thái tử.
Xem thêm: Thuật Ngữ Css, Style Sheet Là Gì ? Css Là Gì, Phân Biệt Css Và Html
Những trường hợp trên đều là cho thấy nhà Nguyễn không hề kị việc lập Thái tử. Nguyên nhân dẫn đến việc chậm lập Thái tử ở các triều trước đó, có thể suy ra ở ba yếu tố chính: ảnh hưởng tình hình chính trị (công bố người kế vị trong di chiếu, để tránh việc tranh giành), chưa có người thích hợp và cuối cùng một phần lớn là do vấn đề kinh tế vì các buổi lễ tấn phong diễn ra rất tốn kém.
Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, sách phong Hoàng thái tử làm bằng vàng; có 5 tờ; 2 tờ trước và sau đều khắc hình rồng mây; 3 tờ giữa là khắc sách văn, dài 5 tấc 6 phân 6 ly, ngang 3 tấc 2 phân 4 ly, dày 2 ly. Hộp đựng sách bằng bạc chạm mây rồng, rồi lại đựng trong 1 hộp gỗ sơn son. Bảo ấn bằng vàng, vuông 2 tấc 4 phân 3 ly, dày 3 phân 2 ly, núm hình rồng phủ phục. Khắc 5 chữ “Hoàng thái tử chi bảo”, hộp đựng gỗ sơn son, bằng đồng. Có thêm 1 ấn tín bằng bạc khắc chữ “Thị tín”, vuông 6 phân 7 ly, dày 3 phân, núm rồng phủ phục.
Thế tử (chữ Hán: 世子; Hangul: 세자) là một danh hiệu phong cho người thừa kế (Trữ quân) của các Quốc vương đang là chư hầu của một Đế quốc, hay là người thừa kế của các Hoàng tử mang tước Vương trong khối Đông Á đồng văn.
Xuất hiện từ thời Tiên Tần, tước vị này cần phân biệt với Thái tử, một thời gian là danh hiệu của người thừa kế Thiên tử nhà Chu hoặc các nước xưng Vương hùng bá như nước Sở thời Chiến Quốc.
Người thừa kế tước Vương
Nhìn chung, danh vị “Thế tử” dùng để gọi người thừa kế của những người mang tước Vương, và thường là những tước Vương có thế lực ngang với chư hầu. Có thể thấy vào thời Tam Quốc, khi các tước vị vẫn còn mang hơi hướng chư hầu phân quyền, Tư Mã Viêm kế thừa vị trí Trữ quân của tước “Tấn vương”, vì vậy xưng gọi 「Tấn Thế tử; 晋世子.
Đời nhà Minh, Hoàng đế Minh Thái Tổ quy định chỉ có “Đích tử” (嫡子; con trai do chính thất sinh ra) mới có tư cách trở thành Thế tử của tước Vương đó. Sau, nhà Thanh cải định lệ: “Thừa kế Hòa Thạc Thân vương phong làm Thế tử, thừa kế Đa La Quận vương phong làm Trưởng tử”. Các đời Minh-Thanh, khi phong Thế tử đều phải dùng kim sách và kim bảo, quyết định phong tước rồi mới tiến hành sách phong, chứ không phải là một danh xưng tự phát
Điều này cũng xảy ra trong lịch sử Việt Nam, vào thời kỳ phân tranh Trịnh – Nguyễn, các chúa Trịnh có quyền hành to lớn, thay Hoàng đế nhà Hậu Lê cai trị, thực chất là vị quân chủ thực sự của Đại Việt. Chúa Trịnh khi ấy mang tước Vương, do đó những người thừa kế của chúa Trịnh đều xưng Vương thế tử, có lễ sách phong riêng biệt, quần áo và lễ nghi cũng riêng biệt tương đương với các Thái tử họ Lê. Điều này tương tự với các con thừa kế của chúa Nguyễn, tuy nhiên quy chế của chúa Nguyễn chỉ gọi các Trữ quân bằng Thế tử như kiểu nhã xưng, không hề có quy tắc mang tính quy mô như chúa Trịnh vì các chúa Nguyễn phần lớn thời kỳ chỉ xưng tước Quốc công mà thôi.
Người thừa kế Chư hầu
Vì là nước phiên thuộc nhà Minh và nhà Thanh, các vị Vua của nhà Triều Tiên thường tránh xung đột nên không xưng Hoàng đế, đa số đều xưng Vương, do vậy kính xưng của các Triều Tiên vương là Điện hạ (殿下; 전하Jeonha) thay vì Bệ hạ như tước Hoàng đế, nên người thừa kế của các Quốc vương Triều Tiên là Vương thế tử (王世子; 왕세자Wangseja) được tôn xưng là Để hạ (邸下; 저하Jeoha).
Nơi ở của Thế tử gọi là Đông Cung (東宮; 동궁Donggung), có quan lại và hậu cung riêng, y hệt một triều đình thu nhỏ, yêu cầu cơ bản của một Trữ quân của một quốc gia thời Đông Á. Người Triều Tiên theo văn hóa Hán, do vậy họ cũng có cách gọi khác cho Thế tử như Xuân Cung (春宮; 춘궁Chungung), vì theo Ngũ hành thì Đông Cung tại hướng Đông, theo tiết trời là mùa xuân. Bên cạnh đó, người Triều Tiên thậm chí gọi Thế tử bằng các tôn xưng mang tính rất triết lý Hán văn như Chính Dận (正胤; 정윤Jeong-yun), Nhị Cực (貳極; 이극Igeug) cùng một từ rất phổ biến thời Minh là Quốc Bổn (國本; 국본Gugbon).
Do vấn đề đích-thứ và Nho phong ở Triều Tiên rất gay gắt, các Thế tử thừa kế của Triều Tiên vương chủ yếu là “Đích trưởng tử” – tức con trai trưởng do Vương phi sinh ra. Khi Đích trưởng tử chết, người “Đích thứ tử” (con trai thứ dòng đích) sẽ kế vị vị trí Trữ quân. Chỉ khi Quốc vương không có Đích tử, vị trí Trữ quân mới được truyền cho con cái dòng thứ xuất (như Quang Hải Quân). Trường hợp tất cả con trai của Quốc vương đều qua đời trước ông, vị trí Trữ quân khi đó sẽ truyền cho các đích tôn – các cháu trai của Vương phi (các con trai của các đích tử), trong đó Đích trưởng tôn là ưu tiên hơn cả, và khi đó Trữ quân sẽ được gọi là Vương thế tôn (王世孫; 왕세손Wangseson), trường hợp này chính là Triều Tiên Chính Tổ. Nếu dòng dõi vị Quốc vương đó tuyệt tự, Vương vị mới truyền đến người em kế thứ, lúc đó sẽ trở thành Vương thế đệ (王世弟; 왕세제Wangseje), trường hợp này chính là Triều Tiên Anh Tổ.
Tương tự ở Triều Tiên, Vương quốc Lưu Cầu nhiều đời chịu sự phiên thuộc, tước vị Thế tử của Trữ quân tại quốc gia này đều do Minh-Thanh hai triều sắc phong, nhưng ở bản địa, người Lưu Cầu quan gọi Trữ quân của họ là Trung Thành vương tử (中城王子; ナカグシクヲージNakagushiku Wōji). Theo lệ, Trữ quân của Lưu Cầu cũng như các Án ti, được trao lãnh địa riêng để cai quản. Lãnh địa ấy của Trữ quân nay là khu vực Nakagusuku, Okinawa và Uruma, khi đó có tên Trung Thành Gian Thiết (中城間切), do đó các Trữ quân Lưu Cầu mới có danh xưng như vậy. Các Trữ quân của Lưu Cầu khi vừa sinh ra sẽ có Đồng danh (童名; tên lúc nhỏ, tương tự Ấu danh), sau đó 5 tuổi bắt đầu đặt Đường danh (唐名; ý chỉ các tên theo kiểu chữ Hán). Sau khi chính thức chọn Đường danh, Trữ quân đó sẽ đến Ngự điện của Trung thành để sống, do đó dân gian cũng có gọi là Trung Thành ngự điện (中城御殿), ngoài ra còn có tôn xưng Ngự Thái tử (御太子; グティシGu tishi).
Xem thêm: Chương 1: Strategy Pattern Là Gì, Xin Hướng Dẫn Áp Dụng Strategy Pattern
Ở Đài Loan, từng có một quốc gia gọi là Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công dựng lên. Vương triều này cũng thiết đặt chính quyền như của một chư hầu theo kiểu Hán quyển, xưng gọi Thế tử cho người thừa kế của mình.