Khi chúng ta nghiên cứu về Arduino thì chúng ta bắt gặp một khái niệm mới là Breadboard. Vậy Breadboard là gì và ứng dụng của nó ra sao, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Breadboard là gì? Vì sao phải cần đến Breadboard?

Trong quá trình làm việc với Arduino, để lắp ráp thử mạch điện, sẽ rất bất tiện khi cứ phải hàn linh kiện mà chưa thể biết hàn như vậy có đúng hay không, hoặc có thể hàn được nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ làm hư các linh kiện, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Đang xem: Test board là gì xịn, test board là gì, nghĩa của từ test board

Việc ra đời mạch cắm thử Breadboard có thể giải quyết được vấn đề nêu trên, và hơn đó là dễ dàng sử dụng dành cho người mới bắt đầu. Giúp người dùng phát triển các sản phẩm được tạo ra, kết nối linh kiện giữa Mạch Arduino và các linh kiện khác mà không cần phải sử dụng mối hàn.

*

Hình 1. Breadboard rất cần cho việc nghiên cứu Arduino.

2. Phân loại Breadboard

Như hình 1, ta thấy Breadboard có 2 loại cơ bản là:

Breadboard 400 lỗ cắm (half breadboard).Breadboard 830 lỗ (breadboard).

Ngoài 2 loại ở trên ra thì Breadboard còn có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau tùy vào cách sử dụng của sản phẩm cần làm ra.

*

Hình 2. Một số kích thước của Breadboard.

3. Cấu tạo của Breadboard

Việc kết nối được các phần cứng cần thiết thông qua lỗ có khoảng cách 2,54mm (0.1 inch) có gắn trên dải kim loại trong bảng nhựa.

Mỗi dải cung cấp một kết nối điện để kết nối linh kiện và có thể bổ sung dễ dàng.Trên mạch Breadboard có thể tăng diện tích bằng cách kết nối nhiều mạch Breadboard với nhau thông qua những chốt bên hông của mạch.

Trên mạch được ghi chú vị trí tọa độ bằng chữ, số và màu giúp xác định được vị trí cần cắm dễ dàng hơn.

Xem thêm: Thai Trứng Là Gì ? Triệu Chứng & Thuốc Triệu Chứng & Thuốc

Lưu ý: Breadboard không có sẵn nguồn, dấu “+” và “-” trên Breadboard chỉ là 2 thanh đánh dấu để các bạn dễ dàng nhận biết thôi.

*

Hình 3. Sự nối với nhau giữa 2 bên của Breadboard.

Như hình 3, với breadboard ở phía bên trái, nó có sự đứt quãng giữa các đường xanh, đỏ. Điều đó có ý nghĩa rằng, đoạn xanh / đỏ bên này sẽ không nối với đoạn xanh / đỏ bên kia. Trong khi đó, ở mạch Breadboard bên phải nó lại nối với nhau. Điều đó thể hiện chúng nối tắc với nhau trên mỗi dây đỏ / xanh.

Bên dưới lớp nhựa đó là những dãy dây điện được mắc nối với nhau theo một quy tắc nhất định và hầu như giống nhau với mọi loại Breadboard.

*

Hình 4. Nối dây bên dưới lớp nhựa của Breadboard.

4. Cách thức hoạt động

Lỗ cắm của breadboard được kết nối với nhau theo quy tắc, bạn phải nắm được sơ đồ kết nối này để có thể sử dụng được, thực tế thì sơ đồ này rất đơn giản.

Đường kẻ màuđỏ (a, d): dòng điện sẽ đi theo chiều ngang.Đường kẻ màuxanh dương (b, c): dòng điện sẽ đi theo chiều dọc.Các khu vực a – b – c – d: mỗi vùng đềutách biệt, dòng điện ở vùng nào thì chỉ vùng đó có.

Xem thêm:

*

Hình 5. Cách thức hoạt động của Breadboard.

5. Ví dụ ứng dụng của Breadboard

Với một Breadboard ta có thể làm được những gì?

Với một Breadboard ta có thể làm được rất nhiều mạch điều khiển điện tử, ví dụ như điều khiển LED chớp tắt, điều khiển động cơ DC, điều khiển động cơ Servo…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *