Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì? Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính? Chi phí quản lý, xử lý, bảo quản tang vật tang vật? Thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm? Thời hạn ra quyết định trả tang vật phương tiện vi phạm hành chính?

1. Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?

Tang vật là vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Đang xem: Tịch thu tang vật là gì, tang vật trong vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

*
*

Luật sư tư vấn về tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: 1900.6568

– Về thủ tục tịch thu, khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

– Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:

+) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

+) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản;

+) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

+) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;

+) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc các trường hợp trên thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

+) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Chi phí quản lý, xử lý, bảo quản tang vật tang vật

Tóm tắt câu hỏi:

Cơ quan tôi đang thuê 01 cái tủ đông để bảo quản tang vật vi phạm hành chính. Giá tiền phải chi trả cho việc thuê tới thời điểm hiện tại là 20.000.000 đồng. Bây giờ tôi áp dụng văn bản nào để đề nghị cấp số tiền trên?

Luật sư tư vấn:

Điều 9, Thông tư 173/2013/TT-BTC có quy định về Chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính:

1. Nội dung chi liên quan đến việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

a) Chi phí kiểm nghiệm, giám định, xác định giá trị tang vật làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt;

b) Chi cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã từ thời điểm tạm giữ cho đến khi hoàn thành việc thả vào môi trường tự nhiên theo quy định hoặc chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Chi phí vận chuyển, giao nhận, bảo quản từ khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu đến khi hoàn thành việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải,… thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bảo quản những tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính đó;

d) Chi đăng tin, thông báo tìm chủ tang vật, phương tiện (nếu có);

đ) Chi phí thuê sửa chữa tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính nếu phải sửa chữa mới bán được hoặc giá trị tăng thêm của tang vật, phương tiện lớn hơn so với chi phí sửa chữa (nếu có);

e) Chi phí để thực hiện xác định giá trị tang vật, giá khởi điểm bán đấu giá, bán đấu giá cho Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính, Hội đồng xác định giá khởi điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Hội đồng bán đấu giá tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 12 Thông tư số 137/2010/TT-BTC;

g) Phí bán đấu giá (trong trường hợp đấu giá thành) hoặc chi phí thực tế, hợp lý (trong trường hợp bán đấu giá không thành) trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện bán đấu giá. Mức phí áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính đối với mức phí bán đấu giá tài sản nhà nước;

h) Chi phí cho Hội đồng thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: Chủ tịch Hội đồng thanh lý xem xét, quyết định chi trên cơ sở chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản quy định tại Thông tư số 137/2010/TT-BTC;

i) Các khoản chi phí thực tế, hợp lý cho việc phá dỡ, tiêu hủy tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính).

2. Mức chi:

Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định đó. Đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng cơ quan của người ra quyết định tịch thu quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Chứng từ chi và duyệt chi:

a) Các khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các khoản chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định,…) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí;

b) Sở Tài chính duyệt chi các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu; Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định tịch thu.

4. Việc thanh toán các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo đề nghị của cơ quan người ra quyết định tịch thu.

Căn cứ vào tình hình thực tế quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tỷ lệ (mức) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện trên số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện để áp dụng cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, xử lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương để áp dụng thống nhất.

Điều 10, Thông tư 173/2013/TT-BTC có quy định về nguồn kinh phí chi như sau:

1. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.

2. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.

3. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.”

Như vậy trong trường hợp của bạn, việc thuê tủ đông để bảo quản tang vật chưa có một định mức cụ thể về việc chi thì thủ trưởng của bạn sẽ xem xét rồi cân nhắc mức chi cho phù hợp với tình hình thực tế và thủ trưởng chịu trách nhiệm về quyết định đó. Bạn nên đưa ra hết các chứng từ liên quan đến việc chi để làm căn cứ để được thanh toán.

3. Thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi! Nhà Thiếu nhi Huế có khuôn viên rộng, xung quanh tiếp giáp nhiều đường. Vỉa hè có nhiều hộ kinh doanh hàng rong, lực lượng quản lý đô thị có ra quân chấn chỉnh nhưng không làm dứt khoát nên tình trạng buôn bán vẫn diễn ra. Nhiều hộ kinh doanh hàng rong ở ngoài thường đem xe bán hàng rong và nhiều vật dụng như thùng đựng hàng, dù bạt vào cất giữ trong khuôn viên dù Nhà Thiếu nhi không đồng ý.

Vậy, nếu các hộ bên ngoài tự ý gửi đồ vào trong khuôn viên mà không được sự đồng ý thì hành vi đó có xem là vi phạm không, những vật dụng đó Nhà Thiếu nhi có quyền thu giữ và xử lý hay không? (Chúng tôi bị lãnh đạo Thành phố phê bình là vì cho phép các hộ gửi vật dụng nên lực lượng quản lý đô thị không xử lý dứt điểm được). Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Nhà văn hóa nói chung theo khoản 3 Điều 2 và Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL có chức năng và nhiệm vụ sau:

Chức năng:

– Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.

Xem thêm: Voodoo Là Gì – Bí Ẩn Phương Tây: Ma Thuật Và Tôn Giáo Voodoo

– Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

– Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.

Nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.

– Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.

– Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.

– Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

– Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.

– Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao.

Nhà văn hóa do Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa của thông quản lý. Với từng nhà văn hóa trên từng vùng xác định có quyết định riêng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Đối với hành vi sử dụng nhà hát thiếu nhi trái với mục đích, chức năng nêu trên và không có sự đồng ý của nhà hát thì đó là hành vi phạm việc sử dụng nhà hát. Còn đối với việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính thì theo Chương II Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm:

– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

– Công an nhân dân;

– Bộ đội biên phòng;

– Cảnh sát biển;

– Hải quan;

– Kiểm lâm;

– Cơ quan thuế;

– Quản lý thị trường;

– Thanh tra;

– Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;

– Tòa án nhân dân;

– Cơ quan thi hành án dân sự;

– Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

Như vậy, trong trường hợp này, ban quản lý nhà hát không có quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm. Nếu muốn xử lý hành vi nêu trên, ban quản lý có quyền làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền được liệt kê nêu trên để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và xử lý hành chính với những hành vi đó.

4. Thời hạn ra quyết định trả tang vật phương tiện vi phạm hành chính

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi: tôi làm bên bộ phận xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhưng tôi chưa rõ về thời hạn ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện là khi nào?

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.

Xem thêm: ” Sprite Là Gì – Sprite Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt

Như vậy, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trong trường hợp vụ việc vó nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, sau thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện là 07 ngày thì cơ quan, người có thẩm quyền thu giữ tang vật có trách nhiệm trả lại tang vật, phương tiện cho người bị tạm giữ. Trừ trường hợp gia hạn thời gian tạm giữ thì không quá 30 ngày cơ quan, người có thẩm quyền thu giữ tang vật có trách nhiệm trả lại tang vật, phương tiện cho người bị tạm giữ. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *