Bạn đi làm vì điều gì? Chỉ để đến tháng nhận lương hay muốn phát triển trong công việc?

Dù bạn đi làm vì điều gì thì chúng cũng được biểu hiện qua 2 chữ “tận tâm”.

Đang xem: Nghĩa của từ tận tâm là gì, nghĩa của từ tận tâm trong tiếng việt

Tận tâm trong công việc là gì?

Tận tâm trong công việc có nghĩa là làm việc thông minh, chăm chỉ và dành toàn tâm toàn ý để công việc đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

Hiện nay, nguồn nhân lực của các công ty tương đối dồi dào nhưng nếu đếm những người làm việc tận tâm thì có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuy nhiên, mình biết có một vài người sẽ nghĩ rằng nếu làm việc mình không thích, không có động lực thì làm sao có thể tận tâm với công việc?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến bạn 7 cách giúp bạn làm việc tận tâm hơn, bạn có thể tham khảo chúng và kết hợp cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp với bạn nhé.

Trước khi đi vào chi tiết từng cách, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bạn sẽ đạt được những gì khi tận tâm trong công việc nhé.

Mục Lục

Ý nghĩa của sự tận tâmLàm thế nào để tận tâm trong công việc?

Ý nghĩa của sự tận tâm

Tăng năng suất làm việc

Có quá nhiều minh chứng cho thấy sự tận tâm trong công việc có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. và tăng năng suất làm việc là một trong số những lợi ích đó (mình cũng đã viết chi tiết những kỹ năng quan trọng giúp bạn tăng năng suất làm việc, bạn có thể tham khảo chúng bằng cách nhấp vào đây).

Khi tận tâm, bạn luôn tìm mọi cách để xử lý công việc tốt nhất có thể. Sau một thời gian, bạn biết cách để làm việc thông minh hơn – làm việc đạt chất lượng tốt với thời gian ngắn hơn rất nhiều.

Bằng chứng là những người thành công nhất luôn biết cách giảm thời gian làm việc nhưng chất lượng công việc vẫn không đổi thậm chí còn tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là 1 trong những lợi ích mà sự tận tâm mang lại cho bạn.

*

Nâng cao thu nhập

Hệ quả của việc năng suất làm việc của bạn được tăng cao là mức thu nhập hay lương cơ bản của bạn cũng được tăng đáng kể.

Ngày nay, xã hội chú trọng những người làm được việc hơn vì họ sẽ giúp công ty ngày càng phát triển và nếu bạn là một trong số đó thì sẽ luôn có những công ty sẵn sàng “săn đón” bạn với mức thu nhập mà nhiều người mơ ước.

Đó là thực tế hiện nay, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến mức thu nhập nhưng cốt lõi vẫn là năng suất làm việc của bạn.

Uy tín

Mình chưa từng thấy ai làm việc tận tâm mà không có uy tín cả (nếu bạn biết ai thì hãy cho mình biết với nhé). Vì khi làm việc tận tâm, bạn luôn muốn công việc hoàn thành tốt nhất và từ đó uy tín của bạn bắt đầu được xây dựng.

Sau một thời gian (không phải ngắn), uy tín của bạn dần được củng cố và nhiều người biết đến bạn hơn. Giữa người với người thì cái quan trọng nhất vẫn là 2 chữ “uy tín” mà, đúng chứ?

Đôi khi bạn không chủ động xây dựng sự uy tín cho bản thân nhưng sự tận tâm trong công việc của bạn sẽ giúp bạn làm điều đó.

Tuy nhiên, với những việc bản thân không thích làm hay không có động lực để làm thì làm sao có thể làm việc tận tâm? Bạn yên tâm nhé, mình sẽ chia sẻ về điều này ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

*

Làm thế nào để tận tâm trong công việc?

#1 Có tinh thần trách nhiệm

Trách nhiệm là điều cực kỳ quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống từ có trách nhiệm gia đình, bạn bè, các mối quan hệ đến chính bản thân bạn.

Đây cũng là một trong những điều được xem là cần thiết nhất để bạn tận tâm trong công việc. Thử hỏi, nếu một người làm việc không có trách nhiệm thì công việc đó sẽ như thế nào?

Chất lượng kém, trễ tiến độ hoàn thành và người đó sẽ làm việc theo kiểu đối phó nhiều hơn. Đó là những điều bạn thường thấy đối với người không có tinh thần trách nhiệm và bạn thấy họ có thể tiến xa hơn trong công việc không?

Mình tin chắc rằng câu trả lời của bạn là không, đúng chứ?

Bạn thấy đấy, tinh thần trách nhiệm cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn tận tâm trong công việc.

Vì vậy, bạn hãy luyện tập bằng cách tự chịu trách nhiệm với những hành động mà bạn làm và học cách có trách nhiệm hơn với tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh bạn nhé.

*

#2 Tự kỷ luật

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng “chuyện này” rất đơn giản, mai làm cũng được?

Hay “cái đó” làm nhanh ấy mà, từ từ làm chứ vội gì?

Mình đã từng như vậy rất nhiều lần và những lần như thế mình đều để rất lâu sau mới thực hiện. Ngay cả blog đầu tiên của mình cũng vậy, mình đã lên kế hoạch hoàn chỉnh nhưng mãi đến hơn 3 tháng sau mới hoạt động.

Trì hoãn hay nói cách khác là lười biếng không chỉ làm mình chậm trễ trong công việc mà nó còn “kéo” chất lượng cuộc sống của mình đi xuống.

Tự kỷ luật đồng nghĩa với bạn có trách nhiệm với bản thân và cuộc sống của bạn. Tự kỷ luật cũng là một trong những cách giúp bạn có trách nhiệm hơn và tất nhiên nó cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng để thể hiện sự tận tâm của bạn trong công việc.

*

#3 Thường xuyên đánh giá mức độ tận tâm

Điều này thật sự đã giúp mình rất nhiều, thường xuyên đánh giá mức độ tận tâm đã giúp mình biết được mình đã thật sự làm hết sức với một việc nào đó hay chưa và giúp mình biết được mình còn thiếu sót ở điểm nào.

Tuy nhiên, đánh giá thật sự chỉ ở mức độ tương đối và mang tính chủ quan khá cao. Vì vậy, bạn cần tự đánh giá mang tính khách quan hơn, chỉ ra những ưu điểm và những điều còn hạn chế ở bản thân để khắc phục điểm yếu và phát huy các điểm mạnh.

Nhưng tự đánh giá bằng cách nào?

Bạn hãy chuẩn bị 1 cây bút chì và một cuốn sổ (hoặc 1 tờ giấy) và dành khoảng 30 phút mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) để nhìn nhận lại những gì đã làm được và những điều chưa làm được, đã tận tâm đến đâu và điều gì khiến bạn chưa thật sự tận tâm…

Bạn hãy viết tất cả ra giấy và lưu ý những khuyết điểm để hạn chế mắc phải và phát huy những ưu điểm sẵn có.

Tin mình đi, bạn sẽ thật sự thấy có trách nhiệm và tận tâm hơn với công việc bạn đang làm đấy.

Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Ấn Phẩm Là Gì Công Dụng Vai Trò Của Ấn Phẩm Trong Quảng Cáo

*

#4 Quản lý thời gian

Lịch trình trong ngày của bạn như thế nào? Bạn luôn bận rộn hay vẫn có thời gian dành cho gia đình, bạn bè?

Nhiều người luôn nói rằng họ bị áp lực từ công việc rất lớn và không có đủ thời gian cũng như tâm trí để làm những việc khác. Tuy nhiên, họ đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng họ bận vì điều gì?

Mình tin chắc là chỉ 1 số ít những người đó tự hỏi bản thân. Nhưng tại sao họ luôn bận rộn trong khi những người nổi tiếng giàu có nhất thế giới vẫn có thời gian để vui chơi với gia đình?

Đó là vì những người nổi tiếng biết cách quản lý thời gian (bạn có thể tham khảo thêm về cách người thành công quản lý thời gian tại đây). Nếu bạn đang cảm thấy bản thân không có thời gian để đọc sách, nghỉ ngơi hay thời gian cho gia đình thì có thể bạn đang chưa quản lý tốt thời gian đấy.

Quản lý thời gian giúp bạn chịu áp lực ít hơn, thoải mái hơn cho công việc và bạn có thể toàn tâm toàn ý để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa biết cách quản lý thời gian như thế nào, bạn có thể nhấp vào đây để tham khảo thêm series bài viết của mình về quản lý thời gian nhé.

#5 Tập trung

Khi bạn bước vào dòng chảy (flow) của sự tập trung, tâm trí bạn hoàn toàn thư giãn để “tận hưởng” những điều đang làm và bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn với công việc hiện tại.

Không những thế, tập trung còn giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn trong thời gian ngắn hơn, khi hoàn thành công việc tốt thì bạn có xu hướng yêu thích công việc hiện tại hơn và tận tâm hơn trong công việc (vì bạn tin bản thân có thể làm tốt).

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta rất khó để “bước vào” dòng chảy của sự tập trung trừ khi chúng ta kiên trì luyện tập. Mình đã từng “đi vào” dòng chảy đó nhưng không duy trì được lâu và hiện tại mình vẫn đang cố gắng để kéo dài khoảng thời gian đó.

Nếu bạn không thể tập trung quá 10 giây hay 30 giây, bạn cũng đừng lo lắng nhé, series bài viết về sự tập trung của mình có thể giúp được bạn khá nhiều để nâng cao khả năng tập trung đấy. Bạn có thể tham khảo thêm series này tại đây.

#6 Nghỉ ngơi đúng cách

Nếu bạn đã đọc những bài viết trước của mình, bạn có thể thấy mình nhắc đi nhắc lại việc nghỉ ngơi đúng cách khá nhiều (nếu không muốn nói là cực kỳ nhiều).

Tại sao lại như vậy?

Vì mình biết lợi ích cực kỳ to lớn mà việc nghỉ ngơi mang lại, nó không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn, thư giãn hơn, thoải mái hơn mà còn giúp bạn hồi phục năng lượng và tiếp thêm động lực cho phiên làm việc tiếp theo.

Đó là lý do vì sao các vận động viên trước khi thi đấu đều có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau tập luyện (thường là 1 ngày).

Bạn có thể đọc thêm về việc nghỉ ngơi đúng cách tại đây. Nếu bạn không tin tác dụng của việc nghỉ ngơi thì bạn có thể thử và nhớ quay lại đây để chia sẻ kết quả của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

#7 Tự thưởng cho bản thân

Bạn đã bao giờ tự hứa với bản thân sẽ làm một việc gì đó nếu hoàn thành xong một việc nào đó?

Lúc đi học, mình rất hay như vậy vì nó giúp mình có động lực hơn để học.

Không những thế, tự thưởng cho bản thân còn giúp mình nghỉ ngơi, thư giãn khá tốt và mình luôn cảm thấy phấn chấn hơn sau khoảng thời gian tự thưởng.

Đây cũng là một cách để bạn có mục tiêu hơn trong công việc, qua đó giúp bạn có động lực làm việc hơn cũng như dành nhiều tâm huyết hơn để hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, bạn hãy đặt mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân 1 chút và sau khi hoàn thành xong bạn sẽ cảm thấy xứng đáng và tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian tự thưởng hơn rất nhiều đấy.

Mặt trái của sự tận tâm

Bất cứ điều gì cũng luôn có 2 mặt của nó và tận tâm trong công việc cũng vậy. Nếu bạn tận tâm, bạn sẽ có xu hướng muốn hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Chính sự hoàn hảo đó sẽ khiến công việc chậm trễ hơn rất nhiều.

Steve Jobs là một trong những người theo “chủ nghĩa hoàn hảo”, ông luôn muốn chiếc Iphone là điện thoại hoàn hảo. mình không phủ nhận những lợi ích mà dòng điện thoại này mang lại nhưng hướng đến sự hoàn hảo đã khiến Steve Jobs mất rất nhiều thời gian để hoàn thành nó.

Và công việc của bạn cũng vậy, đó là lý do vì sao mình luôn ưu tiên sự hoàn thành với chất lượng đủ tốt và dần dần hoàn thiện nó hơn trong thời gian hoạt động.

Bạn tận tâm trong công việc là tốt nhưng hãy tận tâm đúng cách, đừng để “chủ nghĩa hoàn hảo” khiến công việc của bạn bị chậm trễ nhé.

Kết luận

Tận tâm trong công việc là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn tiến xa hơn trong công việc.

Tuy nhiên, nếu bận tâm quá mức sẽ dễ khiến bạn rơi vào “chủ nghĩa hoàn hảo” và công việc khó có thể hoàn thành theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Tận tâm là điều cần thiết nhưng bạn hãy biết điểm dừng nhé vì cái gì quá nhiều cũng không tốt mà.

Để tận tâm trong công việc, trước tiên bạn hãy giữ cho bản thân một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái, một sự tập trung tốt nhất và mức năng lượng dồi dào để làm việc thoải mái hơn nhé.

Nếu bạn áp dụng toàn bộ 7 cách mình đã chia sẻ ở trên thì mình tin chắc bạn sẽ làm việc tốt hơn và tận tâm hơn rất nhiều đấy.

Xem thêm: 08 thế mạnh nổi bật của điều hoà tủ đứng LG

Bạn hãy thử áp dụng trong 30 ngày và quay lại đây để chia sẻ với mình về kết quả của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *