Bệnh do virus sởi gây ra chia làm 3 giai doạn, mỗi giai đoạn keo dài trung bình khoảng 3 ngày. Ba ngày đầu là giai đoạn viêm long với sốt đột ngột 39 – 400C, lưu ý rất ít khi sốt nhẹ. Trên lâm sàng dấu hiệu viêm long được xác định khi bệnh nhân có hai trong 3 triệu chứng: Ho (Cough), chảy mũi (Coryza) và viêm kết mạc (Conjuntivitis) trong đó triệu chứng ho hầu như luôn hằng định và thường kéo qua giai đoạn hồi phụcvới sốt , ho, viêm kết mạc xuất tiết và chảy nước mũi.
Đang xem: Tra từ: tẩm nhuận là gì, biểu hiện ngoài da của một số bệnh
Ba ngày tiếp theo là phát ban dạng sởi. Ban xuất hiện theo thứ tự không gian và thời gian. Ban mọc từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày theo thứ tự như sau: Ngày 1 bắt đầu ở đầu – cổ (sau tai, chân tóc lan qua da đầu-mặt rồi tới cổ); Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay; Ngày 3 lan tới bụng thắt lưng và chân. Thường khi ban đã mọc hết ở chân (hết ngày thứ 3 của giai đoạn toàn phát) thì ban vùng mặt bắt đầu xậm màu và ban lặn dần cũng theo trình tự như trên (mọc trước thì lặn trước). Hai ngày đầu phát ban là giai đoạn nặng nhất của các triệu chứng toàn thân làm bệnh nhân rất mệt mỏi, rõ rệt nhất ở người lớn.Ba ngày cuối là giai đoạn hồi phục: sốt giảm và nhanh chóng hết sốt, tổng trạng tốt hẳn lên, ban bay theo quy luật mọc trước thì bay trước, khi bay để lại vết thâm và bong vảy cám mịn màu trắng.Chưa có miễn dịch với bệnh sởi, tiếp xúc nguồn lây kèm sốt cao, tổng trạng thay đổi, triệu chứng viêm long có trước và nặng nhất vào thời điểm phát ban (trong đó triệu chứng ho hầu như luôn có ngay từ đầu), dấu Koplik, ban dát sẩn mọc theo thứ tự không gian và thời gian ( kéo dài tối thiểu 3 ngày) khi ban bay để lại vết thâm kèm bong vẩy cám là những triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán sởi trên thực hành lâm sàng. Nếu bệnh nhân không ho ngay từ đầu, cần phải xem xét lại chẩn đoán sởi điển hình.
——————————————————————————–
Dấu Nagayama: hồng ban dạng sẩn ở khẩu cái mềm, gặp trong sốt ban đào
Chốc lây (Impetigo) là gì?
Chốc là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác, vì vậy bệnh còn được gọi là “chốc lây”.Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Trên thực tế các bậc phụ huynh rất hay nhầm lẫn giữa bệnh chốc và bệnh thủy đậu. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh chốc lở cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo; trường hợp ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.Phân loại theo hình thái thương tổn: chốc có bọng nước (do tụ cầu) và chốc không có bọng nước (do LCK tiêu huyết nhóm A).
Chốc lở thông thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng:
– Chốc loét: thường gặp trên trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng nặng hay người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (chốc thông thường không để lại sẹo).
Xem thêm: ” Swatch Là Gì, Nghĩa Của Từ Swatch, Swatch Son Môi: Nó Là Gì
– Viêm cầu thận cấp: thời gian từ chốc đến viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần.– Ngoài ra có thể gặp: viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
– Biện pháp tốt nhất là luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.
– Bảo vệ da không bị xây xát. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.– Giữ cho da trẻ sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, tắm cho trẻ bằng nước sạch, tránh làm xây xát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, cắt tóc, cắt móng tay.– Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh.– Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.– Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.
Biến chứng sưng tinh hoàn sau khi bệnh quai bị
Hầu hết viêm tinh hoàn xảy ra ở lứa tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành, chiếm 20-30% tổng số các trường hợp quai bị ở người lớn. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 15-29 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 40 tuổi Khi bị viêm tinh hoàn, một hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng lên và đau trong vòng 2 đến 4 ngày rồi xẹp. Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh nhưng tỷ lệ rất thấp.Viêm tinh hoàn xuất hiện vào khoảng 7 đến 10 ngày sau khi bắt đầu sưng tuyến mang tai (viêm tinh hoàn thường trùng với thời điềm khi các triệu chứng viêm tuyến mang tai đã cải thiện, sốt đã giảm hoặc đã hết được vài ngày) trong đó 2/3 viêm tinh hoàn xảy ra trong tuần lễ đầu và khoảng 1/3 xảy ra tuần lễ thứ 2 tính từ lúc tuyến mang tai sưng. Đôi khi viêm tinh hoàn xuất hiện đơn độc không kèm viêm tuyến mang tai. Tinh hoàn hết sưng đau sau khoảng 7-10 ngày tính từ lúc tinh hoàn bắt đầu bị sưng đau.Nếu chỉ teo một (trong hai) tinh hoàn do quai bị thì hầu như không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như khả năng tình dục. Hơn nữa cho dù teo cả hai tinh hoàn (hoặc teo một tinh hoàn ở người chỉ có một tinh hoàn) do quai bị thì chức năng nội tiết sinh dục hầu như không bị ảnh hưởng nên không ảnh hưởng tới khả năng tình dục (trừ khả năng có thể do vấn đề tâm lý) và khả năng vô sinh thực sự cũng hiếm xảy ra. Trong nhiều nghiên cứu lớn về vô sinh nam, thì quai bị nằm trong nhóm nguyên nhân không quan trọng và được nhắc tới không nhiều.Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ điều trị nhằm lên kế hoạch theo dõi chức năng của tinh hoàn dựa trên các xét nghiệm đo nồng độ hormone và tinh dịch đồ. Đây là 2 chức năng quan trọng của tinh hoàn. Qua thăm khám hay siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện tinh hoàn bị giảm kích thước hay không.Đã có những nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh quai bị lên chức năng của tế bào Leydid (tế bào tiết hóc môn sinh dục nam của tinh hoàn) thì thấy nồng độ testosteron giảm thấp trong giai đọan cấp của bệnh, nhưng sau đó nồng độ testoterone hồi phục hoàn toàn bình thường khoảng một năm sau giai đoạn cấp.
Xem thêm: Máy Vắt Sổ Là Gì, Nghĩa Của Từ Vắt Sổ, Cùng Tìm Hiểu Về Dòng Sản Phẩm Máy Vắt Sổ
Bệnh xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Bệnh có thể viêm cả hai bên cùng lúc (gợi ý sưng tuyến mang tai do một một nguyên nhân gây rối loạn toàn thân hơn là nhiễm trùng tại chỗ), nhưng thường gặp viêm tuyến mang tai một bên, bên phải hay gặp hơn bên trái, phản ứng viêm lan rộng ra xung quanh tuyến, có xu hướng hóa mủ, sưng, nóng, đỏ, đau rõ rệt. Ấn lõm và đau, nói và nuốt đều gây đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt 38 – 39oC, ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon là dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán viêm tuyến mang tai do vi trùng trên lâm sàng. Bệnh cảnh thường xảy ra ở bệnh nhân bị tình trạng giảm tiết nước bọt , giảm sức đề kháng (người già, mất nước, nằm viện lâu, dùng thuốc gây giảm tiết nước bọt..) hoặc do chấn thương ống tuyến, hoặc do tắc nghẽn. Nam bị nhiều hơn nữ, thường gặp lứa tuổi xung quanh 60 tuổi. Bệnh sử có những đợt bị viêm tuyến mang tai do vi trùng hoặc bệnh mới trải qua phẫu thuật là một gợi ý chẩn đoán viêm tuyến mang tai do vi trùng. Tác nhân thường gặp nhất (hơn 50% trường hợp viêm tyến mang tai do vi trùng) là Staphylococcus aureus, streptococcus sp và vi khuẩn yếm khí trong khoang miệng (Bacteroides, Fusobacterium và Peptostreptococcus). Tuy nhiên vi khuẩn gram âm cũng hay gặp trong nhiễm trùng tuyến mang tai trong bệnh viện. Nhiễm trùng tuyến mang tai có thể ở ngoài cộng đồng (hay gặp hơn) hoặc mắc phải tại bệnh viện. Công thức máu cho thấy một tình trạng nhiễm trùng cấp với bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái, các protein của phản ứng viêm tăng cao (C reactive protein, Procalcitonin..). Siêu âm hữu ích trong việc đánh giá các sang thương dạng khối của tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Nang, sỏi tuyến mang tai/tuyến dưới hàm, ống tuyến giãn rộng và áp-xe có thể phát hiện nhờ siêu âm. CT scan cho phép phân biệt sang thương trong và ngoài tuyến, sỏi tuyến nước bọt vì một số trường hợp nhiễm trùng mô mềm răng-miệng có bệnh cảnh lâm sàng khá giống viêm tuyến mang tai mà X quang và siêu âm không thể phân biệt được sang thương là tại tuyến hay ngoài tuyến.Bù dịch đầy đủ và kháng sinh là hai điều trị căn bản cho viêm tuyến mang tai cấp do vi trùng.
Hội chứng Heerfordt- Waldenstrom, hay bệnh sốt màng mạch nho (màng bồ đào)- tuyến mang tai, xảy ra trong 10% các trường hợp, biểu hiện lâm sàng gồm tam chứng: phì đại tuyến mang tai, viêm màng bồ đào và liệt dây thần kinh mặt.Đèn WOOD: đại khái người bt thì nó không phát quang, có phát quang là có nấm, vi khuẩn, pứ thuốc, mụn…. (xem: link)