Khi các doanh nghiệp định vị phòng nhân sự từ HR (human resource) chuyển thành HC (human capital) thì kéo theo 1 loạt các thuật ngữ mới như Talent Acquisition (TA), Talent Development (TD), Total Reward (TR),… tuy nhiên đổi tên gọi không có nghĩa là đổi bản chất của công việc, thay đổi thật sự cần cách mạng bởi nếu không thị trường vẫn gọi là Talent Acquisition nhưng được sử dụng đồng nghĩa với Recruiting. Vậy Talent Acquisition khác gì với tuyển dụng?
Acquisition là một thuật ngữ thường dùng trong marketing (customer acquisition) áp chỉ việc thu hút khách hàng dùng sản phẩm. Trong ngành nhân sự, Acquisition được nhiều cùng theo nghĩa đó là việc thu hút một ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó được hình dung là chu kỳ của quá trình bắt đầu bằng định vị thương hiệu trong thị trường lao động, truyền thông các giá trị mà công ty đang tạo ra và xây dựng quan hệ với nguồn lực nhân sự đang diễn ra với với thị trường nhân lực nhắm mục tiêu là các nguồn lực tài năng. Cách tiếp cận này dẫn đến sự phát triển của các nguồn lực tài năng và các đường ống dẫn năng lực để tạo ra chuỗi cung ứng nhân tài (Talent Pool) bền vững. Điều này dẫn đến bản chất của việc làm TA ở thị trường là một chuỗi các kiến thức về marketing và sales để thực thi được chiến lược nhân sự hơn là đăng tuyển, phỏng vấn,… của tuyển dụng hiện tại. Vậy nên bản chất tuyển dụng chỉ là một tập hợp con của TA, và bao gồm các hoạt động tìm nguồn cung ứng, sàng lọc, phỏng vấn, đánh giá, lựa chọn và hỗ trợ cho quá trình vào làm việc trong giai đoạn đầu. Trong một số tổ chức, nó là trách nhiệm chung giữa người phụ trách tuyển dụng và line manager, với sự hỗ trợ của bộ phận đào tạo và phát triển con người.
Đang xem: Talent acquisition là gì, phân biệt talent acquisition và tuyển
Trách nhiệm của bộ phận TA là tìm kiếm những ứng viên vượt qua cả sự kỳ vọng về kỹ năng cũng như trách nhiệm trong công việc, họ xây dựng nguồn nhân sự cho hiện tại và chuẩn bị cho dự kiến sẽ phát sinh trong tương lại, bằng cách hiện thực hoá các phần từ chiến lược kinh doanh (business strategy) của doanh nghiệp và tiến hành triển khai nó vào thực tế. Thông thường các hạng mục công việc của một TA bao gồm:
Chiến lược thu hút các tài năng (Talent Strategy):Xác định được lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ trực tiếp, thay thế trên thị trường và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Cần có sự đảm bảo sự liên kết với hoạt động kinh doanh, kiểm tra kế hoạch lực lượng lao động, đòi hỏi sự hiểu biết về thị trường lao động và xem xét các cân nhắc toàn thị trường. Chiến lược xây dựng định vị thương hiệu phù hợp là một những phần kiến thức về marketing mà nhân sự cần học và thực hành.Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employment Branding):bao gồm các hoạt động giúp khám phá, diễn đạt và xác định hình ảnh, văn hoá tổ chức, sự khác biệt chính, danh tiếng, sản phẩm và dịch vụ của công ty. Việc xây dựng thương hiệu trong công việc có thể giúp thúc đẩy vị thế thị trường của các tổ chức, thu hút các ứng cử viên có chất lượng và miêu tả nó thật sự là làm việc cho tổ chức đó.Chăm sóc tài năng (Talent Relationship):bao gồm xây dựng kinh nghiệm ứng cử viên tích cực, quản lý cộng đồng ứng cử viên, và duy trì mối quan hệ đối với những ứng cử viên không được lựa chọn hiện tại và cả những nhân viên đã nghỉ việc ở công ty.
Xem thêm: Hiểu Đúng Nghĩa Và Trọn Vẹn Cà Phê Specialty Coffee Là Gì ? Định Nghĩa Của Các Chuyên Gia Về Cà
Kế hoạch tuyển dụng (Action Plan Recruitment):các thấu hiểu thị trường và bản thân doanh nghiệp tại mỗi thời điểm sẽ đưa ra cách tiếp cận để duy trì nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh doanh tại mỗi thời điểm cần hoặc sắp cần nhân lực cho hoạt động kinh doanh.
Talent Acquisition là sự thể hiện rõ nhất cho xu hướng công nghệ sẽ thay thế một số ngành nghề và kéo các nghề gần lại với nhau hơn. Công việc của một TA tập trung nhiều vào việc làm Marketing (Awareness và Targeting) cho doanh nghiệp tập trung vào talent phục vụ cho các nhu cầu hiện tại và tương tai của doanh nghiệp. Thách thức lớn nhất đối với thị trường hiện tại là khi những công nghệ mới ra người ta cần càng ngày càng ít lao động hơn để làm nhưng chất lượng ngày càng cao; đồng thời với đó là sự ra đời của nhiều vị trí mới và thậm chí đối với các chủ doanh nghiệp việc tìm kiếm nhân tài cho các vị trí đó càng ngày càng trở nên khó khăn. Người nhân sự thế hệ 4.0 sẽ cần phải làm gì để thích ứng với thử thách hiện tại của thị trường lao động và của cả bản thân nghề tuyển dụng này.
Xem thêm: Bài 5 Định Lượng Đường Tổng Là Gì, Xác Định Đường Tổng
Bạn đừng ngạc nhiên nếu một ngày nghề tuyển dụng sẽ bị thay thế bởi nghề sales và marketing; bởi lẽ thị trường đang chuyển dịch và bạn không thay đổi kịp mà thôi.