Google Tag Manager (GTM) là gì?
GTM theo support.google.com được định nghĩa:” Là trình quản lý thẻ của Google, là hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn dễ dàng và nhanh chóng cập nhật thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình, chẳng hạn như các thẻ và đoạn mã dùng cho phân tích lưu lượng truy cập và tối ưu hóa tiếp thị.
Bạn có thể thêm và cập nhật AdWords, Google Analytics, Firebase Analytics, Floodlight và thẻ của bên thứ 3 hoặc thẻ tùy chỉnh từ giao diện người dùng của Trình quản lý thẻ thay vì chỉnh sửa mã trang web. Việc này sẽ giảm lỗi và giúp bạn không phải nhờ đến nhà phát triển khi định cấu hình thẻ”.
Đang xem: Google tag manager là gì, những Ưu và nhược Điểm của google tag manager
Tác dụng của Google Tag Manager (GTM)
Việc sử dụng GTM giúp bạn không còn phụ thuộc vào dev quá nhiều vì chỉ cần cài 1 đoạn mã code theo dõi 1 lần duy nhất.Giảm tốc độ load trang do hạn chế được những đoạn code dài dòng, tốn dung lượng.Quản lý dữ liệu 1 cách hiệu quả, kết hợp cùng Google Analytics, Firebase Analytics hay AdWords để cho ra những dữ liệu mà những công cụ này khó thực hiện được như bạn có thể đo đếm một số hoạt động của người dùng trên website, cụ thể như click vào 1 button.
Cách thức cài đặt Google Tag Manager (GTM)
Bước 1: Truy cập https://tagmanager.google.com.
Bước 2: Khi đó trang wweb sẽ hiện ra giao diện dưới đây, bạn tiến hành điền tên tài khoản, tích vào “Chia sẻ dữ liệu một cách ẩn danh với Google và các sản phẩm khác rồi chọn “Tiếp tục“.
Bước 3: Tiến hàng điền “Tên vùng chứa“, chọn nơi sử dụng vùng chứa ( Ở đây tôi chọn “Web“) rồi chọn “TẠO“
Bước 4: Khi đó “Thỏa thuận điều khoản dịch vụ Trình quản lý thẻ của Google” sẽ biện ra, bọn chọn “CÓ“
Bước 5: Khi đó GTM sẽ hiện ra 2 đoạn mã code, bạn hãy tiến hành (hoặc nhờ coder) gắn vào thẻ & thẻ như hướng dẫn là hoàn thành nhé!
Cách check GTM đã cài đặt thành công chưa?
Để xác định GTM đã cài đặt thành công chưa, bạn tiến hành cài đặt 1 công cụ hỗ trợ miễn phí khác của Google đó chính là Tag Assistant by Google Chrome extension
Bước 1: Vào Google tìm kiếm điền vào “Tag Assistant by Google Chrome extension” và chọn kết quả đầu tiên hiển thị
Bước 2: Chọn “THÊM VÀO CHROME“
Bước 3: Click vào biểu tượng “Tag Assistant by Google Chrome extension” chọn “Enable” rồi load lại trang.
GTM đã cài đặt thành công là khi kết quả hiển thị GTM có mã trùng với mã trong GTM như hình dưới.
Tìm hiểu các yếu tố cơ bản trên giao diện GTM
Giao diện chính của GTM như sau:
Bạn có thể thấy tại giao diện chính của GTM có các thành phần chính cần lưu ý để làm việc sau:
Thẻ (Tag): Là 1 đoạn code được xây dựng với nhiều mục đích đa dạng khác nhau, đều có tác dụng giúp theo dõi, phân tích & báo cáo thông tin chính xác, hiệu quả nhất.
Xem thêm: Tôi Nên Cài Đặt Gói X86 X64 Là Gì ? Xem Máy Tính Đang Chạy 32
Trình kích hoạt (Triggers): Là điều kiện cho phép Tag chạy.
Ví dụ: Tag chỉ chay khi người dùng click vào nút “Mua”
Biến (Variable) là bộ phận cấu thành nên Trình kích hoạt (Triggers). Biến thường gặp như: Page URL, Page Path, Event, Click Element, Click Class,… Được chia làm 2 loại là biến có sẵn và biến do người dùng đặt
Lưu ý: Bạn có thể có nhiều trình kích hoạt cho 1 thẻ tag hay nhiều biến cho 1 trình kích hoạt (Triggers)
Như vậy tôi đã giới thiệu đến bạn GTM là gì? Công dụng của GTM, Cách cài đặt GTM cũng như cách kiểm tra GTM đã cài đặt thành công chưa.
Để biết chi tiết sử dụng cũng như cách hoạt đông của GTM như thế nào trên website của bạn, hãy theo dõi bài viết lần sau nhé!