Bạn là tân học viên của trường Đại học Cảnh sát Nhân dân hay là sĩ tử có ước mơ trở thành cảnh sát. Hãy đọc ngay bài viết này, bạn sẽ khám phá ra nhiều sự thật vô cùng ngạc nhiên đấy!
Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân được thành lập năm 1976. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Cảnh sát nhân dân và của Bộ Công an. Với quy mô đào tạo 4.000 học viên, hàng năm trường đã có nhiều cán bộ chiến sĩ xuất sắc phục vụ công tác bảo vệ và phát triển đất nước.
Đang xem: T48 là trường gì, trường Đại học cảnh sát nhân dân cs thủ Đức
Hình ảnh các anh cảnh sát với bộ quân phục trang nghiêm và mang lại bình yên đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Hôm nay, gocnhintangphat.com sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chương trình học và những bí mật tại ngôi trường đầy tự hào này.
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
1. Quân phục “oách” không tưởng
Đồng phục là một nét đặc trưng, mang điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi trường, như Hutech là màu áo cam chói lóa, UFM là sắc vàng rực rỡ thể hiện sự năng động. Đồng phục của Đại học Cảnh sát Nhân dân còn mang ý nghĩa lớn lao hơn vì nó là bộ quân phục xanh cảnh sát. Khi đến lớp, bạn sẽ được khoác lên mình bộ quân phục xanh ấy. Vừa nghe là đã oai nghiêm và “oách” lắm rồi phải không nào?
Đây là một trong những đặc quyền và niềm tự hào của học viên Cảnh sát Nhân dân. Nhiều bạn tâm sự rằng mỗi khi khoác lên mình bộ quân phục này lại thấy mình như một người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, oai phong lẫm liệt với ước mơ cháy bỏng được bảo vệ, mang bình yên đến người dân.
Không những thế, học viên còn được mang giày tây và vớ xanh. Vào những ngày lễ, học viên sẽ diện cà vạt xanh với áo sơ mi trắng trông đúng chuẩn như những “soái ca quân nhân” bước ra từ trong tiểu thuyết.
2. Vơi bớt nỗi lo “cơm áo gạo tiền”
Nếu bạn trúng tuyển vào ngôi trường danh giá này thì “cơm áo gạo tiền” ít nhiều không còn là vấn đề đáng phải lo nghĩ. Học viên sẽ được chăm sóc từ A – Z từ học phí, quần áo, thức ăn, giày dép, balo và hàng tỉ thứ khác. Bên cạnh đó, bạn còn nhận được một khoản trợ cấp nho nhỏ vào cuối tháng.
Ngoài việc được chăm chút “từng li từng tí” trong quá trình học, học viên tại đây không cần “chạy đôn chạy đáo” để tìm việc làm thêm. Nếu bạn không vi phạm nội quy và hoàn thành chương trình học thì ước mơ trở thành cảnh sát sẽ sớm thành hiện thực.
3. Học viên cảnh sát và câu chuyện cướp “chuối”
Hàng ngày, các học viên là những chiến sĩ cần phải học tập và rèn luyện với hàng trăm nội quy khắc nghiệt. Nhưng ở những phút giây đời thường thì các bạn cũng “dễ thương” không kém.
Các học viên sẽ được học tập và sinh hoạt ngay tại trường. Vào giờ ăn, mọi người đều tập trung và ngồi ăn cùng với nhau. Việc này dẫn đến một câu chuyện hết sức éo le, đó là món chuối tráng miệng đôi khi lại “không cánh mà bay”.
Nguyên nhân chính là do đứa bạn thân cùng khóa có thể đã “ăn hộ” bạn mà quên xin hoặc do sự thiếu sót của nhà bếp vì phải phục vụ số lượng học viên khá đông. Mỗi bữa ăn đôi khi còn là trận chiến giành “chuối” của các chàng trai. Vì thế, nếu bạn là học viên tại ngôi trường này thì hãy nhanh chân xuống nhà ăn sớm nhất để đảm bảo “chuối” của mình vẫn còn nhé!
4. Học viên cảnh sát và câu chuyện “bể bóng”
Cũng giống như sinh viên của nhiều trường khác, học viên tại đây cũng vô cùng lém lỉnh. Đại học Cảnh sát Nhân dân vốn nổi tiếng là ngôi trường đào tạo khắc nghiệt với nhiều nội quy: tuân thủ giờ giấc, giờ nào việc đó, không được phép ra ngoài… Nhưng đôi khi, học viên cũng phá vỡ đôi chút những quy tắc này do quá đam mê thể thao. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật đấy.
Xem thêm: Thuật Ngữ Truyện Thơ Nôm Là Gì, Thể Loại Truyện Nôm Và Sự
Vào những giờ không lên lớp nhưng cần phải tự học, thỉnh thoảng, các học viên nam chơi bóng chuyền tại khuôn viên của trường. Điều này không được phép vì đây là giờ tự học. Nhưng nếu bị phát hiện, các nam sinh sẽ nhanh tay phi tang vật chứng (quả bóng) vào một góc nào đó. Đến lúc mọi việc êm đềm, họ nhặt lại thì quả bóng đã bể hoặc không còn nguyên vẹn.
5. So găng 1:1
Tại Đại học Cảnh sát Nhân dân, võ là một môn học tiên quyết và bắt buộc. Nhiều ngôi trường khác, việc học võ chỉ là để rèn luyện thể chất và phòng vệ nhưng tại đây các bạn học võ để chiến đấu. Trên lớp, võ là môn học khó nhằn với nhiều động tác và quy tắc phòng thủ nhưng khi đi thi điều này còn khắc nghiệt hơn nhiều.
Giờ đây, người bạn của mình sẽ là “kẻ thù”, học viên phải đánh thật và cố gắng hết sức. Việc các trận đấu có máu xuất hiện hay các vết thương trên cơ thể là hết sức bình thường. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng điều này sẽ giúp các bạn bảo vệ bản thân và rèn luyện nhiều kỹ năng.
Ngoài môn võ, các bạn sẽ được học các môn khác: bơi lội và các nghiệp vụ chuyên môn khác. Đừng quá lo lắng, gocnhintangphat.com tin rằng với ước mơ trở thành cảnh sát, bạn sẽ sớm thích nghi và vượt qua những giây phút này.
6. Học viên cảnh sát và câu chuyện bắn súng
Ngoài võ, bắn súng cũng là môn làm nhiều bạn rất sợ. Học viên sẽ được học các kỹ thuật sử dụng và bắn súng. Điều này rèn luyện cho các bạn kỹ năng tập trung, và độ chính xác. Ngoài ra, các học viên sẽ học được cách bảo vệ bản thân và tính nhanh nhẹn khi gặp kẻ thù thật sự.
Học đã khó nhưng khi đi khi thì điều này tăng lên gấp bội phần. Khi thi, học viên sẽ ngắm và bắn ở một khoảng cách từ 15 – 30m so với mục tiêu. Điều này quả là một thử thách dành cho học viên tại trường.
Nhiều bạn chia sẻ: “Thi môn bắn súng, vì khoảng cách quá xa nên mình không thể nhìn thấy được mục tiêu. Khi nhận được thông báo là đã qua môn, mình rất vui sướng và không thể tin được đó là sự thật”.
Xem thêm: Chất Điện Giải Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của Nó Đối Với Con Người
7. “Ế” toàn tập
Không chỉ các trường kỹ thuật như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia) mà Đại học Cảnh sát Nhân dân cũng là một trong những trường có số lượng nữ sinh vô cùng khan hiếm. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của trường dành cho nữ chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. Hệ quả lớn lao của việc này là nam sinh Cảnh sát Nhân dân dường như “ế” toàn tập cả quãng thời thanh xuân Đại học.
Số lượng nữ sinh của trường tuy ít nhưng rất “chất”. Đa số các nàng đều xinh, học giỏi và cá tính. Nếu các nam sinh “cưa đổ” được các nàng thì rất hãnh diện với đám bạn. Là ngôi trường chuyên biệt nên các hoạt động giao lưu với trường khác thường rất ít nên học viên nam tại đây ít có cơ hội tìm được “người ấy” của mình. Điều này càng làm cho cơ hội thoát “ế” của nam sinh Cảnh sát Nhân dân trở nên mong manh hơn.
Qua bài viết này, gocnhintangphat.com tin rằng đã cung cấp những thông tin bổ ích về trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Chúc bạn có thời thanh xuân đầy tuyệt vời tại ngôi trường đáng mơ ước. Nếu bạn là sĩ tử và có mong ước trở thành cảnh sát thì hãy rèn luyện “trí, lực” từ ngay bây giờ nhé!