Đã từng khi nào bạn cảm giác mình dành quá nhiều ý nghĩ cho một sự việc đã xảy ra? Sự việc đó cứ ám ảnh lấy tâm trí của bạn mọi lúc: khi bạn làm việc nó chợt lóe lên, khi bạn đi ăn, bạn đi coffee, bạn đọc sách… thậm chí là cả trong giấc mơ của bạn.

Đang xem: Suy nghĩ là gì, bệnh suy nghĩ quá nhiều

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

2 Dấu hiệu nhận biết bệnh suy nghĩ quá nhiều4 Hãy học cách buông bỏ suy nghĩ quá nhiều và tận hưởng cuộc sống

Suy nghĩ quá nhiều là bệnh gì?

Suy nghĩ về một vấn đề, một sự việc, một câu chuyện hoặc đơn giản là một lời nói của ai đó là là việc thường làm của bộ não khi tiếp nhận thông tin một thông tin mới có làm ảnh hưởng tới cảm xúc con người.

Suy nghĩ thường đi theo 2 hướng là: Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực.

Trên thực tế, suy nghĩ theo hướng tích cực là một thói quen tốt giúp con người tự nhìn vào bên trong mình, tự nhìn nhận lại vấn đề, suy xét sự việc để từ đó có thể tự đưa ra kết luận: “Mình xử sự như vậy là nên hay không nên? Điều họ góp ý với mình là đúng hay chưa đúng? Giải pháp cần đưa ra là gì?” … để từ đó sẽ biết RÚT KINH NGHIỆM sau này hành xử tốt hơn, đưa ra được những quyết định đúng đắn, sáng suốt.

*

Suy nghĩ quá nhiều thường theo hướng suy nghĩ tiêu cực

Tuy nhiên một câu hỏi khác được đặt ra rằng: Có thực sự tốt nếu bạn dành thời gian suy nghĩ quá nhiều về chuyện quá khứ và đồng thời không rút ra được bài học nào để “sửa mình” từ đó?

Câu trả lời là: ĐIỀU ĐÓ THỰC SỰ KHÔNG TỐT, THẬM CHÍ LÀ GÂY HẠI.

Suy nghĩ thái quá và không ngừng về một vấn đề một sự việc nhưng theo hướng tiêu cực, bi quan suy nghĩ “không thoáng” có thể coi là bệnh suy nghĩ quá nhiều. Căn bệnh này có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến tư duy mục đích sống, hành động (nếu có), và cả sức khỏe, tinh thần của con người.

Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh suy nghĩ quá nhiều về những điều căng thẳng, muộn phiền (đã xảy ra trong quá khứ) có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh trầm cảm và lo âu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy nghĩ quá nhiều

Luôn không tự tin vào bản thân

*

Thiếu tự tin bản thân tác động suy nghĩ nhiều

Bởi vì không tự tin vào bản thân, không tự tin rằng “việc đã làm không sai” nên trong đầu bạn luôn có sự suy nghĩ lo lắng và sợ sai vì những việc đã làm.

Luôn xuất hiện những suy nghĩ lặp đi lặp lại

Câu chuyện/vấn đề trong quá khứ xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại trong suy nghĩ và bạn không có khả năng từ chối, ngừng suy nghĩ về nó dù rất mệt mỏi.

Rất nhạy cảm, dễ suy nghĩ với một lời bông đùa, một việc làm không cố ý của người khác

Đôi khi chỉ một lời trêu đùa, một việc làm không có chủ đích của mọi người xung quanh cũng khiến tâm trí nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực. Nó thường có dạng như: “Không biết họ nói/làm vậy là ý gì? Bản thân mình lại vừa làm gì không đúng phải không?”

Thời gian để suy nghĩ quá nhiều nhưng không nảy sinh hành động thực tế

*

Suy nghĩ quá nhiều nhưng không có hành động thực tế

Thời gian bạn suy nghĩ trong một ngày là quá nhiều (thường nhiều hơn 5h/ngày). Nhưng các suy nghĩ này đều hướng về “ngõ cụt” và tất nhiên trong đầu bạn không nảy ra một hành động, ý tưởng hoặc việc làm cụ thể nào giúp giải quyết vấn đề ổn thỏa.

Lo lắng, sợ hãi

Suy nghĩ quá nhiều luôn kèm theo cảm giác lo lắng bất an, sợ hãi. Các suy nghĩ lo lắng sợ hãi có thể như: sợ bị hiểu lầm; sợ bị chỉ trích, lo lắng mối quan hệ tan vỡ, lo lắng cách cư xử của bản thân chưa đúng.

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Bệnh suy nghĩ quá nhiều biểu hiện rõ rệt qua giấc ngủ. Người suy nghĩ quá nhiều có thể gặp các hiện tượng:

Rất lâu mới có thể ngủ được – khó ngủ.Ngủ không ngon giấc.Dễ giật mình, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm.Bất lực mệt mỏi gây khó ngủ.Bị thức trắng (không ngủ cả một đêm).Mắt mỏi nhưng không ngủ được.

*

Các rối loạn giấc ngủ này cũng là biểu hiện thường gặp ở người bệnh trầm cảm.

Một số biểu hiện suy nghĩ quá nhiều khác:

Người mệt mỏi.Hay căng thẳng,stressKhí sắc ủ rũ không tươi sáng.Ăn không ngon, cân nặng sụt nhanh.Hay nghi ngờ.Sợ, ngại hoặc không muốn nói chuyện trong đám đông.Bị mất tập trung.Trí nhớ giảm rõ rệt.

Xem thêm:

Suy nghĩ quá nhiều khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn phát hiện các triệu chứng như:

Stress, lo âu phiền muộn kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân.Bị huyết áp cao.Thấy có các biểu hiện bất thường về tim như: thường xuyên đau tim, nhịp tim đập nhanh, đánh trống ngực…Rối loạn thần kinh.Bị đau các cơ, xương khớp.

*

Hãy tìm đến bác sĩ nếu bạn suy nghĩ quá nhiều có kèm theo các triệu chứng trên. Bởi rất có thể đây không phải là những bất ổn về tâm lý mà là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hãy học cách buông bỏ suy nghĩ quá nhiều và tận hưởng cuộc sống

“Buông bỏ” lối suy nghĩ quá nhiều ư? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó bằng cách cải thiện suy nghĩ tích cực và tiềm thức trong chính bản thân bạn.

Hãy thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại và tận hưởng niềm vui, những điều ngọt ngào, thú vị từ cuộc sống bằng cách:

Suy nghĩ tích cực, lạc quan

Hãy bắt đầu bằng một suy nghĩ tích cực từ trong não bộ của bạn trước khi biến nó thành ngôn ngữ để bạn nói chuyện, giao tiếp với mọi người. Xin hãy nhớ rằng luôn luôn là những suy nghĩ tích cực và lạc quan.

*

Nếu trong trường hợp bạn xuất hiện suy nghĩ sau khi tiếp nhận thông tin mới từ ai đó. Hãy tập cách chỉ suy nghĩ trong một thời gian nhất định (tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra từ bạn). Sau đó nói chuyện thẳng thắn với “ai đó” để xác định xem suy nghĩ của bạn có khớp với ý họ muốn truyền đạt hay không? Hãy mạnh dạn thử và nhận về những trải nghiệm bất ngờ bạn nhé.

Tìm mục đích sống và lên kế hoạch thực hiện nó

Đã khi nào bạn từng nghĩ: Vì bạn có quá nhiều thời gian rảnh, vì bạn không bận rộn, vì bạn chưa có mục đích sống, học tập rõ ràng nên mới khiến bệnh suy nghĩ quá nhiều có cơ hội “lên ngôi” hay chưa?

Theo số liệu từ một khảo sát cho thấy có tới hơn 50% những người suy nghĩ thái quá là do họ có quá nhiều thời gian rảnh mà không biết dùng vào các mục tiêu có ích. Vị vậy, nếu bạn chưa từng nghĩ thì hãy thử tự “chấm” xem mình có là 1 trong số 50% kia không nhé.

Học cách buông bỏ

Khái niệm về buông bỏ khác hoàn toàn so với từ bỏ.

Từ bỏ không dựa trên sự tự nguyện mà do không thể níu lại hoặc không giám đối diện nên buộc phải rời bỏ. Theo một cách nhìn khác, từ bỏ chính là sự trốn tránh sự thật.

*

Buông bỏ được hiểu dựa trên sự chủ động rời bỏ. Rời bỏ vì đã là quá khứ. Buông bỏ bởi vì không cần thiết hoặc không phù hợp nữa.

Vì vậy, đối với các suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy học cách buông bỏ và đồng thời thay thế vào đó bằng những việc làm, hành động tích cực khác.

Lựa chọn cảm xúc vui vẻ với nhiều yêu thương

Nên nhớ quyền lựa chọn luôn nằm ở bạn. Vì bạn cho phép nên hiện tượng suy nghĩ quá nhiều mới xuất hiện. Vậy nên để bắt đầu một cuộc sống mới với nhiều niềm vui và thú vị, hãy lựa chọn những cảm xúc vui vẻ, tích cực thay vị cảm xúc lo lắng, sợ hãi bạn nhé.

Thiền định

Thiền định để tâm an định hơn. Thiền định giúp con người có khả năng tự nhìn vào bên trong bản thân mình để hiểu bản thân minh (thay vì hướng ra ngoài theo số đông); giúp con người nhận biết và sửa đổi từ tâm tính, sửa đổi từ trong tiềm thức và dần giảm trừ các nghiệp “tham-sân-si”.

*

Tập thiền định giúp con người loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, hướng cuộc sống đến những điều tích cực để có cuộc sống an lạc, hạnh phúc hơn.

Hạn chế ở một mình trong không gian trầm tư

Ở một mình trong không gian trầm tư là không gian “vàng” cho bệnh suy nghĩ quá nhiều xuất hiện. Vậy nên hãy hạn chế ở một mình thấp nhất. Hoặc trường hợp bắt buộc phải ở một mình thì nhớ tập thiền định hoặc nghĩ về những điều vui vẻ tích cực nhé.

Tự tạo sở thích có ích cho bản thân

Một số sở thích, thú vui có thể khiến bạn bận rộn và không còn thời gian suy nghĩ quá nhiều như:

Đọc sách.Tìm hiểu một đề tài, một mảng công nghệ.Nghe nhạc (đặc biệt tốt là dòng nhạc cổ điển).Nhận việc làm thêm giúp bạn vừa có thêm thu nhập đồng thời tăng nghị lực cho bạn.

Xem thêm: Nghị Luận Sách Mở Ra Trước Mắt Tôi Những Chân Trời Mới Là Gì

Tận hưởng điều thú vị ngọt ngào từ cuộc sống hiện tại

Hãy tận hưởng cuộc sống. Hãy cảm nhận niềm vui ở thời điểm mỗi ngày, ở thực tại ngày hôm nay, ở trong từng khoảnh khắc hiện tại chứ không phải là những câu chuyện đã đi qua trong quá khứ. Hãy suy nghĩ “thoáng hơn” và bạn sẽ nhận ra có rất nhiều điều thú vị bạn đã từng bỏ lỡ vì dành sự chú ý đến việc suy nghĩ quá nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *