Supervisor là gì ?

Supervisor là một thuật ngữ trong tiếng Anh dùng để chỉ người giám sát. Họ là những người hỗ trợ người quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối những hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình. Có thể nói, họ là một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý.Bạn đang xem: Sup là viết tắt của từ gì

1. Công việc của một Supervisor

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của từng doanh nghiệp mà công việc của Supervisor sẽ có những công việc khác nhau.

Đang xem: Ván chèo Đứng sup là gì và sup là viết tắt của từ nào? sup có nghĩa là gì

Công việc chung của một Supervisor hay còn gọi là Người giám sát thường chia theo nhiều cấp: cấp vùng, cấp khu vực,… Và thường sẽ thực hiện các công việc sau:

– Giám sát mọi hoạt động của nhân viên dưới quyền như chia ca, phân công nhiệm vụ công việc cho nhân viên.

– Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp.

– Giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh.

– Điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ.

– Giám sát mọi hoạt động của đối thủ kinh doanh.

– Lập kế hoạch kinh doanh và phương án hành động để thúc đẩy kinh doanh.

*

2. Làm sao để trở thành một Supervisor giỏi?

Công việc của một người giám sát (Supervisor) chủ yếu là quản lý nhân sự, điều phối các công việc cho nhân viên cấp dưới của mình cũng như lập kế hoạch công việc và đánh giá, báo cáo cấp trên. Chính vì thế, công việc này đòi hỏi các kỹ năng về quản lý con người và quản trị công việc:

Đối xử tôn trọng

Công việc đầu tiên trong quá trình quản trị con người đó chính là hãy cư xử với tất cả mọi người bằng thái độ tôn trọng, nhã nhặn và nếu được bạn nên cố gắng để trở thành bạn của tất cả mọi người. Như thành ngữ có câu “Bánh ít cho bánh quy cho lại”, anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng, bạn phải tôn trọng người khác trước thì mới nhận lại được sự tôn trọng từ họ và nghe những gì bạn nói.

Xem thêm: Thanh Toán Học Phí Trên Thẻ Học Đường Ssc Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ssc Trong Tiếng Việt

Tuy vậy, bạn cần tránh mang tình cảm cá nhân vào trong công việc nếu không tình trạng đối xử thiên vị là không tránh khỏi. Và trong vai trò là một giám sát viên giỏi thì không làm như thế.

Giao tiếp một cách thường xuyên

Giao tiếp là một cách để mọi người hiểu về nhau, biết về công việc của nhau. Nếu như có những vấn đề thắc mắc hay những mâu thuẫn xung đột xảy ra có thể giải quyết kịp thời. Vì vậy để trở thành một giám sát viên giỏi, bạn cần phải có sự giao tiếp các thành viên trong nhóm của mình hoặc nhân viên dưới quyền của mình một cách thường xuyên.

Ngoài ra, những cuộc họp mặt có tất các các thành viên, nhân viên để mọi người trao đổi ý kiến với nhau, cũng là một Supervisor giỏi thường hay tổ chức thực hiện.

Chuyên nghiệp

Với vai trò là một giám sát viên, việc bạn mang những vấn đề cá nhân của bạn đến nơi công sở rồi mang ra “than thân trách phận” sẽ khiến bạn trông chẳng chuyên nghiệp một chút nào. Những nhân viên cấp dưới của bạn sẽ nghĩ bạn như thế nào?

Nhưng, một người giám sát viên giỏi lại biết để ý đến tất cả các vấn đề khó khăn của nhân viên. Hãy nghe họ trình bày vấn đề của họ rồi thông cảm và tạo điều kiện để họ có kết quả làm việc tốt nhất.

Quản trị thời gian

Bạn hãy luôn giám sát tiến độ công việc và đảm bảo rằng nó được hoàn thành đúng thời gian quy định. Để làm được như thế, bạn phải lập ra một danh sách các công việc và làm cho những nhân viên của bạn ý thức được rằng công việc nào quan trọng thì làm trước, công việc nào ít quan trọng có thể làm sau những công việc đó. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao mà còn tránh tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy” khi deadline tới gần.

Khen thưởng

Bạn hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc được giao. Lời cảm ơn tuy quan trọng nhưng phần thưởng mói là giá trị thực sự. Từ một buổi cơm trưa hay mội món quà nho nhỏ cho đến những món quà có giá trị, tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định. Hãy trao quà xứng đáng quá mức độ hoàn thành công việc của họ thay vì ép nhân viên làm tốt sau rồi lẳng lặng lờ đi.

Xem thêm: Telepresence Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Telepresence

Đào tạo

Bạn nên thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo để nhân viên của bạn được năng cao các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn, phát triển lên một cấp bặc mới. Bằng cách này, bạn vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ, lại có thể giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài, từ đó kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng lên.

Và nếu như bạn làm được những điều như vậy thì con đường thăng tiến lên chức vị cao hơn sẽ không còn là xa đối với bạn. Để làm được một Supervisor giỏi không khó nhưng cũng không phải là dễ, điều này đòi hỏi sự cố gắng của bản thân cũng như niềm đam mê trong công việc của bạn. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *