Glimepiride (Amaryl) là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm sulfonylurea. Thuốc ít gây hạ đường huyết quá mức như các thuốc khác cùng nhóm nên được sử dụng rất phổ biến, chỉ sau Metformin và Diamicron. Bài viết sau đây cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất về loại thuốc này: tác dụng, giá bán và cách sử dụng hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ.
Nhiều người bệnh tiểu đường được điều trị bằng thuốc Glimepiride (Amaryl)
Tác dụng của thuốc Glimepiride
Glimepiride Amaryl) có tác dụng làm hạ đường huyết nhờ kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Insulin là hormon kiểm soát lượng đường trong máu, giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Do đó, thuốc chỉ có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, không hiệu quả với tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy đã bị phá hủy hoàn toàn).
Đang xem: Top 7+ thuốc stada là thuốc gì, công dụng & liều dùng hello bacsi
Loại thuốc này cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, suy gan, suy thận nặng. Ngoài ra, trong các trường hợp cấp tính như nhiễm toan ceton, hôn mê… bạn sẽ được chuyển sang tiêm insulin thay vì uống
Các loại Glimepiride thường gặp
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cùng chứa hoạt chất là Glimepiride, nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Glimepiride STADA và Amaryl.
Ngoài các thuốc chỉ chứa Glimepiride, bạn còn có thể được sử dụng loại thuốc phối hợp giữa Glimepiride và Metformin. Điển hình như Comiaryl và Preglim M-2. Hai thuốc này đều chứa 2 mg glimepiride và 500 mg metformin.
Một số loại thuốc chứa Glimepiride thường dùng.
Thuốc Glimepiride giá bao nhiêu?
Giá thuốc Glimepiride sẽ thay đổi tùy theo hàm lượng (1, 2, 3 hay 4 mg), loại thuốc (đơn độc hay phối hợp), công ty sản xuất.
Glimepiride STADA thường có giá từ 50.000/1 hộp 30 viên cho hàm lượng 2 mg đến 75.000/ 1 hộp cho hàm lượng 4 mg.Amaryl có giá cao hơn từ 65.000, 145.000 đến 200.000 cho 1 hộp 30 viên tương ứng với các loại 1 mg, 2 mg và 4 mg.Giá của Perglim M2 là 70.000/20 viên bằng giá thuốc Comiaryl 105.000/30 viên.
Ngoài ra, mức giá này còn dao động tùy theo chính sách ưu đãi của mỗi nhà thuốc.
Cách sử dụng Glimepiride (Amaryl)
Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên uống Glimepiride trước hoặc trong bữa ăn chính đầu tiên (thường là bữa sáng). Điều này sẽ kích thích tuyến tụy tạo ra insulin đúng thời điểm thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày & ruột non. Nhờ đó, người bệnh ít bị tăng đường huyết sau ăn.
Liều dùng Glimepiride sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên chỉ số đường huyết và HbA1c của mỗi người bệnh. Phần lớn sẽ bắt đầu bằng liều thấp 1mg/ngày sau đó tăng dần liều lên 2, 3 và 4 mg. Rất ít trường hợp tăng quá liều 4 mg. Bởi khi này, hầu hết các bệnh nhân không còn đáp ứng tốt với thuốc.
Nếu vô tình quên uống Glimepiride, bạn hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm nhớ ra quá gần với thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc như bình thường. Tuyệt đối, bạn không uống bù gấp đôi liều vì sẽ dễ bị hạ đường huyết cấp rất nguy hiểm.
Ngoài ra, Glimepiride có thể khiến da bạn dễ bị cháy nắng hơn. Do đó, nếu phải làm việc ngoài trời nắng nhiều, bạn nên mặc áo dài tay hoặc thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
Xem thêm: ” Đạo Mạo Là Gì ? Đạo Mạo Nghĩa Là Gì
Người tiểu đường nên uống Glimepiride và Amaryl trước hoặc trong bữa ăn sáng.
Làm sao để biết Glimepiride có hiệu quả không?
Bạn có thể căn cứ vào chỉ số đường huyết để biết mình có đang đáp ứng tốt với thuốc hay không. Mục tiêu đường huyết thường là:
Đường huyết khi đói từ 4 – 6.9 mmol/lĐường huyết sau ăn 2h dưới 180 mg/dl.
Nếu đang dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học mà glucose máu tăng trên giới hạn này, bạn nên tái khám kiểm tra thêm HbA1c để bác sĩ thay đổi liều hoặc phối hợp thêm thuốc phù hợp.
Thuốc Glimepiride có tác dụng phụ gì?
So với các thuốc hạ đường huyết cùng nhóm, sulfonylurea, Glimepiride có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, một số ít người bệnh vẫn có thể bị hạ đường huyết cấp khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ hạ đường huyết chủ yếu gặp ở những bệnh nhân cao tuổi do bệnh nhân dễ bỏ ăn, ăn kém và chức năng thận giảm. Triệu chứng nhận biết là vã mồ hôi, run chân tay, tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đói, khó tập trung, chóng mặt…
Những lúc như vậy, người bệnh xử trí nhanh bằng cách uống 1 ly nước ép trái cây, ăn 1 – 2 viên kẹo ngọt, vài mẩu bánh quy, nho khô… Nếu sau 15 phút, các dấu hiệu chưa thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn, người bệnh cần di chuyển ngay đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết khi dùng Glimepiride, bạn cần tránh bỏ bữa và hoạt động thể lực mạnh ngay sau khi dùng thuốc. Đặc biệt, cần hạn chế uống rượu. Vì rượu sẽ khiến bạn dễ bị hạ đường huyết hơn và khi bị hạ đường huyết, mức độ cũng trầm trọng hơn.
Ngoài hạ đường huyết, bạn còn có thể bị tăng cân, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, tổn thương gan khi dùng quá liều Glimepiride. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm gặp.
Tác dụng phụ thường gặp nhất của Glimepiride là hạ đường huyết.
Những thuốc có thể ảnh hưởng tới tác dụng của Glimepiride?
Nhiều loại thuốc khi sử dụng cùng Glimepiride có thể gây tương tác: làm giảm hiệu quả hạ đường huyết hoặc khiến bạn dễ bị hạ đường huyết hơn. Các thuốc này bao gồm:
Các thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ hạ đường huyết của Glimepiride: insulin, thuốc điều trị tiểu đường dạng uống, thuốc ức chế men chuyển (captopril), chloramphenicol, các thuốc ức chế giao cảm (guanethidine, tetracycline, tritoqualine, trofosfamide), thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrate (fenofibrat)… Các thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Glimepiride: thuốc hạ mỡ máu (colesevelam), thuốc lợi tiểu (furosemid), corticoid, các thuốc nhuận tràng, thuốc hormon (estrogen và progesterone), thuốc nội tiết tố tuyến giáp, phenothiazine, phenytoin, rifampicin…
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng Glimepiride, bạn nên ghi lại những loại thuốc mình đang dùng và báo cho bác sĩ.
Xem thêm: ” Spirit Là Gì – Chúng Ta Vẫn Thường Học Nhiều
Việc sử dụng Glimepiride chỉ là một phần trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng, bạn cần kết hợp với chế độ ăn lành mạnh,kiểm soát cân nặng và tăng cường tập luyện. Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu… cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để sống lâu và sống khỏe hơn cùng tiểu đường.