Hiệp định SPS (tiếng Anh: Sanitary and Phytosanitary, viết tắt: PS) hay còn được biết đến với tên gọi hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO.

Đang xem: Sps là gì, hiệp Định sps (sanitary and phytosanitary

*

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7):1900 6198

Khái niệm

Hiệp định SPS, hay còn gọi là hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO. Hiệp định SPS bao gồm 14 điều và 3 phụ lục, đề ra mục tiêu là cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm lương thực thực phẩm hết sức an toàn, theo những tiêu chuẩn thích hợp. (Theo World Trade Organization – WTO).

Nội dung hiệp định SPS

Điều khoản đáng chú ý nhất của hiệp định SPS là việc chỉ cho phép sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người và các loài động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, và chứng minh khoa học.

Các thành viên của WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, qui định hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có. Tuy nhiên, hiệp định SPS vẫn khuyến khích mỗi thành viên có thể đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật riêng cho mình cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải có cơ sở khoa học.Hiệp định SPS còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Các nước cũng có quyền áp dụng các phương pháp kiểm hóa khác nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.

Xem thêm: Giới Thiệu Về Phần Mềm Dịch Thuật Trados Là Gì, Những Lợi Ích Phần Mềm Dịch Thuật Trados Mang Lại

Vì vậy, hiệp định SPS yêu cầu chính phủ các thành viên phải thông báo trước những qui định mới hoặc được sửa đổi mà nước mình sẽ áp dụng và phải thiết lập một cơ sở thông tin quốc gia.

Tuy nhiên, các qui định trong hiệp định SPS không được gây ra các hành vi phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau.

Hiệp định SPS cũng không được đưa ra những qui định về vệ sinh quá chặt chẽ làm cái cớ để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hiệp định SPS này được xem là hiệp định bổ sung cho hiệp định TBT trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản.

Xem thêm: Bất Ngờ Trước Những Tác Dụng Của Vitamin D3 Là Gì ? Nó Có Khác Với Vitamin D Không

Hiệp địnhTRIMs (Agreement on Trade-Related Investment Measures – TRIMs) là gì?

Bán phá giá là gì? Những điều cần chú ý về bán phá giá trong thương mại quốc tế

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mạitrên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *